Đăng ký bổ sung danh mục sản phẩm thuộc nhóm số 25

28/08/2022
Đăng ký bổ sung danh mục sản phẩm thuộc nhóm số 25
385
Views

Xin chào Luật Sư 247. Tôi tên là Hoàng Lâm, tôi là một người hành nghề tự do nên không tìm hiểu hay nghiên cứu kĩ về lĩnh vực đăng ký nhãn hiệu. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi vấn đề về đăng ký bổ sung danh mục sản phẩm thuộc nhóm số 25 không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư 247. Để giải đáp thắc mắc “Đăng ký bổ sung danh mục sản phẩm thuộc nhóm số 25” và cũng như nắm rõ một số vấn đề xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:

Căn cứ pháp lý

Khái quát về sản phẩm và mục đích của việc đăng ký nhãn hiệu nhóm số 25

Theo Thỏa ước Nice 10, sản phẩm thuộc nhóm số 25 bao gồm quần áo; thắt lưng; đồ đi ở chân; đồ đội đầu; khăn quàng cổ; váy được rất nhiều người quan tâm và có nhu cầu triển khai việc kinh doanh các dịch vụ đó. Do vậy, ngoài việc đăng ký kinh doanh thì chủ thể tiến hành đăng ký kinh doanh cần phải có cho mình một nhãn hiệu phù hợp với việc kinh doanh này. Theo đó khi tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu góp phần thúc đẩy việc ghi nhận của khách hàng đối với nhãn hiệu hàng hóa gắn liền với sản phẩm, dịch vụ đó.

Mục đích của việc đăng ký nhãn hiệu sản phẩm

– Được pháp luật ghi nhận quyền sở hữu nhãn hiệu;

Khi doanh nghiệp được cấp văn bằng bảo hộ tức là nhãn hiệu của doanh nghiệp đã được bảo hộ độc quyền trong những lĩnh vực đăng ký và các lĩnh vực liên quan. Các bên khác đều không được sử dụng và không thể đăng ký nhãn hiệu giống hoặc tương tự nhãn hiệu đã được bảo hộ trong cùng lĩnh vực hoặc tương tự. Trong các mục đích của việc đăng ký nhãn hiệu sản phẩm thì đây là mục đích quan trọng nhất.

– Hạn chế và xử lý các hành vi xâm phạm nhãn hiệu (bắt chước, ăn cắp, làm giả, làm nhái nhãn hiệu …);

Đây là vấn đề đâu đầu nhất của các Doanh nghiệp từ trước tới nay. Bởi lẽ nhãn hiệu có thể bị các bên khác ăn cắp, làm giả, làm nhái sản phẩm khiến người tiêu dùng hoang mang khó phân biệt hàng thật và hàng giả dẫn đến giảm sút uy tín và doanh thu tài chính của Doanh nghiệp.

– Tiếp cận khách hàng dễ dàng;

Nhãn hiệu sản phẩm là phương tiện gần gũi nhất để tiếp cận khách hàng. Thông qua việc được ghi nhận bảo hộ, doanh nghiệp quảng bá nhãn hiệu của mình rộng rãi đến người tiêu dùng, xây dựng được dấu ấn và niềm tin trong lòng người tiêu dùng với sản phẩm chất lượng và an toàn. Việc đăng ký sản phẩm nhãn hiệu cũng góp phần bảo vệ người tiêu dùng trước vấn nạn hàng giả, hàng nhái. Người tiêu dung có thể dễ dàng tìm kiếm và sử dụng các sản phẩm chính hãng và có niềm tin hơn đối với các Doanh nghiệp

– Tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư và đối tác;

Có lẽ không một nhà đầu tư hay đối tác nào muốn “rót tiền” vào những Doanh nghiệp có hàng hóa sản phẩm trôi nổi, hàng thật giả lẫn lộn và không được bảo vệ bởi bất cứ cơ sở pháp lý nào? Do đó, nếu Doanh nghiệp có nhãn hiệu sản phẩm đã được bảo hộ và thêm những dự án đầu tư tiềm năng thì sẽ là điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư và cơ hội hợp tác lâu dài, bền vững. Cho nên đây cũng là một trong các lý do, mục đích của việc đăng ký nhãn hiệu sản phẩm mà nhiều nhà đầu tư chú ý.

Đăng ký bổ sung danh mục sản phẩm thuộc nhóm số 25
Đăng ký bổ sung danh mục sản phẩm thuộc nhóm số 25.

Thủ tục đăng ký bổ sung danh mục sản phẩm thuộc nhóm số 25

Chi phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Theo quy định của pháp luật đơn đăng ký nhãn hiệu nhóm 25 phải kèm theo danh mục các sản phẩm hoặc dịch vụ đã được phân nhóm.

Chi phí đăng ký nhãn hiệu tùy thuộc vào số nhóm và số lượng sản phẩm có trong mỗi nhóm được nêu rõ trong Đơn. 

Nếu muốn biết chi tiết dừng dịch vụ đăng ký, quý khách có thể liên hệ ngay với luật Hùng Sơn để được tư vấn và báo giá cụ thể.

Thủ tục và thời gian đăng ký nhãn hiệu

Thời gian cần thiết để đăng ký nhãn hiệu nhóm số 25 kể từ ngày nộp đơn đến khi được cấp chứng nhận bảo hộ sớm nhất là 13 tháng, muộn nhất là 15 tháng theo đúng quy định của pháp luật. Nhưng thực tế thời hạn này có thể rút ngắn hoặc kéo dài hơn tùy thuộc vào các yếu tố như: số lượng sản phẩm đăng ký, bổ sung hoặc sửa chữa hồ sơ nếu có. 

Trong trường hợp sau quá trình thẩm định hồ sơ mà phát hiện ra sai sót hoặc thiếu thì cơ quan chức năng sẽ có văn bản thông báo những nội dung sai và chưa đầy đủ cho bên nộp đơn, yêu cầu hoàn thiện, bổ sung hồ sơ trong thời gian hẹn của hai bên.

Các tài liệu cần thiết để nộp đơn

Để tiến hành nộp đơn đề đăng ký nhãn hiệu, bạn cần cung cấp cho chúng tôi một số giấy tờ sau:

– Tên, địa chỉ của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký. Nếu nhãn hiệu đăng ký dưới tên công ty thì địa chỉ phải trùng khớp với địa chỉ được ghi trong giấy đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.

– Giấy ủy quyền có mẫu kèm theo đã có chữ ký của đại diện công ty và có con dấu của công ty.

– Mẫu nhãn hiệu đăng ký;

– Danh mục các sản phẩm cần đăng ký.

Quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu

– Các tổ chức hay cá nhân có hoạt động kinh doanh, sản xuất hợp pháp có quyền tiến hành đăng ký nhãn hiệu cho chính hàng hóa, dịch vụ do công ty hoặc cá nhân sản xuất hoặc kinh doanh;

– Cá nhân hoặc tổ chức khác cũng tiến hành hoạt động thương mại hợp với quy định của pháp luật có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm do mình đưa ra thị trường. Điều kiện là người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó và đồng ý với việc đăng ký nhãn hiệu này;

– Đối với những nhãn hiệu tập thể, quyền nộp đơn đăng ký thuộc về các cá nhân hay tổ chức đại diện cho tập thể đó;

– Quyền nộp đơn có thể được chuyển giao cho chủ thể hay cá nhân khác thông qua văn bản hợp pháp kể cả khi đơn đã được nộp.

Nơi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu

Nơi tiếp nhận đơn đăng ký nhãn hiệu là Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam có địa chỉ tại số 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

– Tổ chức, cá nhân Việt nam có thể thông qua dịch vụ trung gian của tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp để làm và nộp đơn nếu không có điều kiện về thời gian, hiểu biết để nộp đơn.

– Tổ chức hay cá nhân là người Nước ngoài không có Thủ tục đăng ký bổ sung danh mục sản phẩm thuộc nhóm số 25 thường trú tại Việt Nam và không có đại diện hợp pháp hoặc cơ sở kinh doanh ở Việt Nam thì có thể ủy quyền có các tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp để nộp đơn.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề “Đăng ký bổ sung danh mục sản phẩm thuộc nhóm số 25”. Chúng tôi hy vọng rằng với câu trả lời trên bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: đăng ký mã số thuế cá nhân qua mạng, báo cáo quyết toán thuế, đăng ký lại khai sinh, mẫu hóa đơn điện tử, chi nhánh hạch toán phụ thuộc kê khai thuế, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam,  xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Hãy liên hệ: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Nhãn hiệu sẽ được thẩm định dựa trên tiêu chí gì?

Theo quy định của Luật SHTT 2005 bổ sung sửa đổi 2019, để đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ, nhãn hiệu cần phải:
Có khả năng tự phân biệt (khả năng phân biệt tự thân);
Có khả năng phân biệt với các nhãn hiệu đã được nộp đơn/bảo hộ trước cho các sản phẩm/dịch vụ tương tự gây nhầm lẫn.

 Nhãn hiệu chỉ là chữ có được không hay bắt buộc phải có logo?

Nhãn hiệu là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc. Tức là nhãn hiệu được bảo hộ có thể là dấu hiệu (với màu sắc bất kì) chỉ bao gồm chữ hoặc chỉ bao gồm hình (hay được các chủ sở hữu hiểu là logo), hoặc kết hợp giữa phần chữ và phần hình.

Ai có thể đăng ký nhãn hiệu?

Bất kì cá nhân/pháp nhân nào đều có quyền đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam. Tức là chủ sở hữu nhãn hiệu có thể là cá nhân (tên và địa chỉ đầy đủ từ số nhà, phố, phường, quận/huyện, quốc gia), nhiều cá nhân (đồng chủ sở hữu) hoặc pháp nhân (công ty, tổ chức được thành lập hợp pháp), nhiều pháp nhân (đồng chủ sở hữu);
Các cá nhân/pháp nhân đề cập ở trên có thể có quốc tịch Việt Nam và nước ngoài, không giới hạn quốc gia nào;
Nếu cá nhân/pháp nhân có quốc tịch Việt Nam thì có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp với trụ sở hoặc chi nhánh của Cục SHTT. Nếu cá nhân/pháp nhân có quốc tịch nước ngoài thì không được nộp đơn trực tiếp với Cục SHTT mà phải ủy quyền cho 01 tổ chức đại diện Sở hữu công nghiệp đã được Cục SHTT ghi nhận và công bố trên website http://www.noip.gov.vn/ thay mặt mình làm việc với Cục SHTT.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.