Hướng dẫn thành lập doanh nghiệp tại Hưng Yên năm 2021

30/07/2021
Hướng dẫn thành lập doanh nghiệp tại Hưng Yên năm 2021
437
Views

Hưng Yên hiện nay là một trong số những khu vực kinh tế vành đai của kinh tế thủ đô. Trình độ phát triển kinh tế, mức sống tại nơi đây cũng ngày càng tăng lên, thu hút đông đảo các nhà đầu tư. Bởi vậy, nhiều loại hình doanh nghiệp cũng dần được hình thành tại Hưng Yên. Tuy nhiên, để có thể hoạt động kinh doanh lâu dài, thì các doanh nghiệp cần tiến hành thủ tục Đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định pháp luật. Vậy thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Hưng Yên như thế nào? Điều kiện thành lập ra sao? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu ngay bây giờ nhé!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Điều kiện thành lập doanh nghiệp tại Hưng Yên năm 2021

  • Điều kiện về tên doanh nghiệp
    Tên doanh nghiệp không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác đã đăng ký trên cùng địa bản tỉnh; thành phố (đáp ứng các điều kiện theo quy định điều 31, 32, 33, 34 Luật doanh nghiệp).
  • Điều kiện về trụ sở thành lập
    Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam; có địa chỉ được xác định gồm số nhà; tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã; phường; thị trấn; huyện; quận; thị xã; thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
  • Điều kiện về ngành nghề kinh doanh
    Tuỳ từng lĩnh vực hoạt động mà doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện trước khi đăng ký; và/hoặc sau khi đăng ký kinh doanh; ví dụ như: kinh doanh ngành nghề yêu cầu vốn pháp định thì doanh nghiệp phải chứng minh số vốn pháp định trước khi đăng ký kinh doanh…
  • Điều kiện về vốn điều lệ và vốn pháp định
    Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên; cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty.
    Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp.
  • Điều kiện về con dấu
    Doanh nghiệp sau khi thành lập cần thông báo mẫu dấu công ty lên cổng thông tin quốc gia về ĐKDN. Hình thức và số lượng con dấu tùy nhu cầu của doanh nghiệp; nhưng vẫn phải đảm bảo chính xác tên doanh nghiệp và mã số thuế.

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tại Hưng Yên năm 2021

Để tiến hành thành lập doanh nghiệp, cần chuẩn bị những giấy tờ như sau

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục I Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT
  • Điều lệ công ty (trừ Doanh nghiệp tư nhân);
  • Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài. Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông nước ngoài là tổ chức (đối với công ty cổ phần);
  • Danh sách thành viên theo mẫu quy định tại Phụ lục I Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 11 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký
  • doanh nghiệp.
  • Văn bản ủy quyền cho người đại diện làm thủ tục ĐKDN (nếu có).

Thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Hưng Yên năm 2021

Thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Hưng Yên gồm 05 bước dưới đây:

Bước 1: Tiến hành chọn loại hình công ty

Trước hết bạn cần chọn loại hình công ty phù hợp với định hướng tương lai của doanh nghiệp mình.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Sau khi đã lựa chọn được loại hình doanh nghiệp; bạn cần xác định rõ tên công ty; nơi đặt trụ sở chính, vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh. Sau đó tiến hành chuẩn bị hồ sơ (phần này sẽ được chúng tôi liệt kê chi tiết tại các đầu mục ở dưới)

Bước 3: Thực hiện khắc con dấu doanh nghiệp

Khi đã nộp hồ sơ thành công và nhận được giấy phép kinh doanh; mã số doanh nghiệp thì việc đầu tiên phải làm tiếp theo là đi khắc con dấu tại cở sở kinh doanh uy tín.

Bước 4: Công bố mẫu dấu

Khi đã nhận được con dấu bạn cần thực hiện công bố mẫu dấu của doanh nghiệp trên Cổng thông tin điện tử Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Bước 5: Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp

Đây là công việc bắt buộc sau khi bạn nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bạn tiến hành nộp hồ sơ công bố thành lập doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo quy định.

Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Hưng Yên năm 2021 của Luật sư X

Chi tiết dịch vụ thành lập doanh nghiệp của Luật sư X

  • Tư vấn quy trình, thủ tục thành lập
  • Hỗ trợ thu thập, kê khai những văn bản cần thiết.
  • Hỗ trợ soạn thảo hồ sơ giấy tờ hợp lệ.
  • Đại diện thay mặt thực hiện thủ tục với cơ quan hành chính nhà nước.
  • Bàn giao sau khi có kết quả hợp lệ.

Tại sao nên lựa chọn dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Hưng Yên của Luật sư X

Với đội ngũ tư vấn và các chuyên viên tư vấn nhiều năm trong lĩnh vực doanh nghiệp; cũng như hỗ trợ khách hàng. Khi sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp; khách hàng có thể yên tâm hoàn toàn về thủ tục pháp lý sau khi được thực hiện. Đỗi ngũ tư vấn chuyên nghiệp, nhiệt tình trong quá trình làm việc. Chi phí hợp lý và bảo mật thông tin khách hàng 100%.

Câu hỏi thường gặp

Các giấy tờ chứng thực cá nhân trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp?

Các giấy tờ chứng thực cá nhân trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp gồm:
1. Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.
2. Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.

Các loại thuế cơ bản của doanh nghiệp gồm những loại thuế nào?

Căn cứ quy định pháp luật, các loại thuế doanh nghiệp phải nộp bao gồm các loại sau: Thuế môn bài;Thuế giá trị gia tăng;Thuế thu nhập doanh nghiệp;Thuế xuất khẩu, nhập khẩu (nếu có hoạt động xuất nhập khẩu);Thuế tài nguyên;Thuế tiêu thụ đặc biệt.

Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp?

Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp gồm:
1. Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 42 Luật Doanh nghiệp.
2. Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
3. Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Trả lời