Trước đây, Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định doanh nghiệp tư nhân (DNTN) chỉ được chuyển đổi thành công ty TNHH. Tuy nhiên, kể từ ngày 01/01/2021, Luật Doanh nghiệp năm 2020 có hiệu lực; dẫn đến nhiều thay đổi liên quan đến doanh nghiệp và công ty. Trong đó, có quy định mới về DNTN có thể chuyển đổi thành công ty hợp danh. Chính vì vậy, trong thời gian gần đã có rất nhiều DNTN tiến hành thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, từ DNTN thành công ty hợp danh. Vậy có nên chuyển đổi DNTN thành công ty hợp danh không? Hồ sơ, thủ tục chuyển đổi như thế nào? Hãy cùng Phòng tư vấn Luật doanh nghiệp của Luật sư X tìm hiểu ngay bây giờ nhé!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Chuyển đổi doanh nghiệp là gì?
Chuyển đổi doanh nghiệp là việc các doanh nghiệp chuyển từ loại hình doanh nghiệp này sang loại hình doanh nghiệp khác để phù hợp hơn với quy mô, sự phát triển và sự định hướng của doanh nghiệp. Mặt khác, việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp cũng giúp doanh nghiệp không phải giải thể do không đủ số lượng thành viên tối thiểu.
Luật Doanh nghiệp năm 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 thay thế cho Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định doanh nghiệp tư nhân có thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh theo quyết định của chủ doanh nghiệp tư nhân nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Doanh nghiệp được chuyển đổi phải có đủ các điều kiện theo quy định về cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
b) Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả khoản nợ chưa thanh toán và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn;
c) Chủ doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận bằng văn bản với các bên của hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty được chuyển đổi tiếp nhận và tiếp tục thực hiện các hợp đồng đó;
d) Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản với các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của doanh nghiệp tư nhân.
Có nên chuyển đổi DNTN thành công ty hợp danh?
So với doanh nghiệp tư nhân thì công ty hợp danh có rất nhiều ưu điểm như:
- Công ty hợp danh có ít nhất 2 thành viên hợp danh và có thể có thành viên góp vốn:
Nhiều thành viên cùng tham gia góp vốn, cùng kinh doanh; có sự liên kết góp vốn, đáp ứng ngay nhu cầu cần có vốn lớn để kinh doanh. Cần lưu ý khi thực hiện thủ tục góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Hơn nữa khả năng huy động vốn dễ dàng hơn từ các thành viên góp vốn. Còn doanh nghiệp tư nhân do một người làm chủ. Nên chỉ có thể huy động vốn nhờ các mối quan hệ của mình từ bên ngoài.
- Có sự kết hợp uy tín danh tiếng, tạo sự tin tưởng hơn đối với đối tác.
- Có tư cách pháp nhân:
Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân. Do đó công ty hợp danh có thể trở thành thành viên, cổ đông của công ty khác. Hơn nữa công ty hợp danh dễ dàng tạo lòng tin trước khách hàng khi giao dịch; bởi nó có sự tách bạch về tài sản và khả năng chịu trách nhiệm cao hơn khi có rủi ro xảy ra. Còn doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. Do đó khi thiếu vốn làm ăn khó có thể tạo niềm tin với các tổ chức tín dụng.
- Khả năng chịu trách nhiệm tài sản: do công ty hợp danh liên đới chịu trách nhiệm về tài sản nên khả năng chịu trách nhiệm cao hơn.
Từ những lý do trên có thể thấy rằng để phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh thì việc chuyển đổi từ doanh nghiệp tư nhân sang công ty hợp danh là cần thiết. Đó cũng là xu hướng tất yếu khi nền kinh tế ngày càng phát triển.
Hồ sơ chuyển đổi DNTN thành công ty hợp danh
Hồ sơ chuyển đổi DNTN thành công ty hợp danh gồm:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu.
– Điều lệ công ty chuyển đổi
– Danh sách chủ nợ và số nợ chưa thanh toán: nợ thuế, thời hạn thanh toán; danh sách người lao động hiện có; danh sách các hợp đồng chưa thanh lý;
– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của các thành viên công ty đối với trường hợp thành viên là cá nhân;
– Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; hoặc giấy tờ tương đương khác đối với trường hợp thành viên công ty là tổ chức;
– Văn bản cam kết của chủ doanh nghiệp tư nhân về việc chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả các khoản nợ chưa thanh toán của doanh nghiệp tư nhân; và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn;
– Văn bản cam kết của chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thỏa thuận giữa chủ doanh nghiệp tư nhân và các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của doanh nghiệp tư nhân.
Thủ tục chuyển đổi DNTN thành công ty hợp danh
Bước 1:
Chuẩn bị hồ sơ giấy tờ tương ứng với loại hình doanh nghiệp định chuyển đổi.
Theo đó tại bước này cần chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty hợp danh.
Bước 2:
Nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh quận nơi công ty đặt trụ sở.
Chủ doanh nghiệp tư nhân; hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo phương thức sau đây:
Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh;
Đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính;
Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử; tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
Bước 3:
Nhận kết quả thủ tục hành chính
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Phòng đăng ký kinh doanh xem xét hồ sơ; cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu có đủ điều kiện chuyển đổi. Sau đó cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Dịch vụ chuyển đổi DNTN thành công ty hợp danh của Luật sư X
- Tư vấn quy trình, thủ tục
- Hỗ trợ thu thập, kê khai những văn bản cần thiết.
- Hỗ trợ soạn thảo hồ sơ giấy tờ hợp lệ.
- Đại diện thay mặt thực hiện thủ tục với cơ quan hành chính nhà nước.
- Bàn giao sau khi có kết quả hợp lệ.
Với đội ngũ tư vấn và các chuyên viên tư vấn nhiều năm trong lĩnh vực doanh nghiệp; cũng như hỗ trợ khách hàng. Khi sử dụng của Luật sư X; quý khách hàng có thể yên tâm hoàn toàn về thủ tục pháp lý sau khi được thực hiện. Đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp, nhiệt tình trong quá trình làm việc.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty hợp danh : 0833 102 102
Bạn đọc có thể quan tâm:
Hướng dẫn thủ tục tăng vốn điều lệ công ty hợp danh
Câu hỏi liên quan
Thành viên hợp danh không được làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
Thành viên hợp danh không được chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho tổ chức, cá nhân khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.
Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định: Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Mà trái phiếu là một trong các loại chứng khoán, do đó, có thể thấy công ty hợp danh không được phát hành trái phiếu.
Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định: Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;