Hợp đồng có thời hạn là gì?

03/08/2023
Hợp đồng có thời hạn là gì?
143
Views

Hợp đồng lao động hiện nay chỉ còn có 02 loại là hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng có thời hạn. Theo quy định pháp luật, khi ký kết hợp đồng lao động thì người lao động và người sử dụng lao động có thể lựa chọn loại hợp đồng lao động. Tuy nhiên, khi đã một lần ký kết hợp đồng lao động có xác định thời hạn thì chỉ có thể ký thêm một lần nữa đối với loại hợp đồng này. Vậy hợp đồng có thời hạn là gì? Những quy định pháp luật về loại hợp đồng như thế nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm thông tin chi tiết nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Lao động 2019;
  • Nghị định 28/2020/NĐ-CP.

Có mấy loại hợp đồng lao động?

So với Bộ luật Lao động 2012, Bộ luật Lao động 2019 đã bỏ quy định về “hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng”. Điều 20 Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019 đã nêu rõ, hiện nay chỉ có hai loại hợp đồng lao động sau:

  • Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: Là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;
  • Hợp đồng lao động xác định thời hạn: Là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.

Như vậy, hiện nay khi giao kết hợp đồng lao động, người lao động và người sử dụng lao động chỉ được ký một trong hai loại hợp đồng lao động là có thời hạn hoặc không xác định thời hạn.

Với các loại hợp đồng này, các bên có thể lựa chọn giao kết theo hình thức văn bản hoặc thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu hoặc bằng lời nói (chỉ áp dụng với hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng).

Hợp đồng có thời hạn là gì?

Theo quy định pháp luật, hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.

Hợp đồng lao động có thời hạn được ký tối đa mấy lần?

Căn cứ khoản 2 Điều 20 Bộ luật Lao động 2019, khi hết hạn hợp đồng lao động mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì hai bên phải ký hợp đồng mới trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đến hợp đồng đã ký hết hạn.

  • Hết thời hạn trên mà không ký hợp đồng mới: Hợp đồng có thời hạn mà các bên đã ký trước đó sẽ trở thành hợp đồng không xác định thời hạn.
  • Ký hợp đồng mới trong thời hạn quy định: Được ký thêm 01 lần hợp đồng lao động xác định thời hạn. Sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, trừ một số trường hợp.

Như vậy, có thể thấy, hợp đồng lao động xác định thời hạn thông thường chỉ được ký tối đa 02 lần. Tuy nhiên căn cứ điểm c khoản 2 Điều này, trong các trường hợp sau đây các bên có thể ký nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn:

  • Người được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước;
  • Sử dụng người lao động cao tuổi;
  • Sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
  • Gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ cho người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn hợp đồng lao động.
Hợp đồng có thời hạn là gì?
Hợp đồng có thời hạn là gì?

Phạt nặng nếu ký hợp đồng xác định thời hạn quá số lần quy định

Như đã phân tích, trừ một số trường hợp đặc biệt, người sử dụng lao động chỉ được yêu cầu ký hợp đồng lao động xác định thời hạn tối đa 02 lần.

Trước đây, một số doanh nghiệp đã “lách luật” bằng cách ký phụ lục hợp đồng lao động để thay đổi thời hạn hợp đồng lao động. Tuy nhiên, với quy định mới tại khoản 2 Điều 22 BLLĐ năm 2019, phụ lục hợp đồng lao động được quy định chi tiết, sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động nhưng không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động.

Vì vậy, nếu doanh nghiệp cố tình vi phạm các quy định trên có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 1 Điều 8 Nghị định 28/2020/NĐ-CP với lỗi không giao kết đúng loại hợp đồng lao động với người lao động. Cụ thể, doanh nghiệp sẽ bị phạt như sau:

  • Phạt từ 02 – 05 triệu đồng: Vi phạm từ 01 – 10 người lao động;
  • Phạt từ 05 – 10 triệu đồng: Vi phạm từ 11 – 50 người lao động;
  • Phạt từ 10 – 15 triệu đồng: Vi phạm từ 51 – 100 người lao động;
  • Phạt từ 15 – 20 triệu đồng: Vi phạm từ 101 – 300 người lao động;
  • Phạt từ 20 – 25 triệu đồng: Vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Ngoài ra, doanh nghiệp còn buộc phải giao kết đúng loại hợp đồng với người lao động theo quy định.

Ai là người có thẩm quyền ký hợp đồng lao động?

Người lao động trực tiếp giao kết hợp đồng lao động, trừ trường hợp đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động; trong trường hợp này, hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và có hiệu lực như giao kết với từng người lao động.

Hợp đồng lao động do người được ủy quyền ký kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú và chữ ký của từng người lao động.

Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
  • Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
  • Người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
  • Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.

Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên;
  • Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó;
  • Người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó;
  • Người lao động được những người lao động trong nhóm ủy quyền hợp pháp giao kết hợp đồng lao động.

Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động không được ủy quyền lại cho người khác giao kết hợp đồng lao động.

Khuyến nghị

Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.

Thông tin liên hệ:

Vấn đề Hợp đồng có thời hạn là gì? đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư 247 luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tư vấn pháp lý về thủ tục sang tên sổ đỏ mất bao nhiêu tiền vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện. 

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Hợp đồng lao động là gì?

Theo quy định tại Bộ luật lao động 2019 thì hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.
Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
Việc ký hợp đồng lao động phải dựa theo các nguyên tắc sau đây:
– Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.
– Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.

Quy định về tái ký hợp đồng lao động mới nhất như thế nào?

Khi hợp đồng lao động xác định thời hạn (có thời hạn không quá 36 tháng) hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì thực hiện như sau:
– Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; trong thời gian chưa ký kết hợp đồng lao động mới thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được thực hiện theo hợp đồng đã giao kết;
– Nếu hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn mà hai bên không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng xác định thời hạn đã giao kết trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
– Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng lao động xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, trừ hợp đồng lao động đối với người được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước và các trường hợp sau đây:
+ Hợp đồng lao động được ký với người lao động cao tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 149 Bộ luật lao động 2019.
+ Hợp đồng lao động được ký với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Khoản 2 Điều 151 Bộ luật lao động 2019.
+ Trường hợp phải gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ cho người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn hợp đồng lao động theo quy định tại Khoản 4 Điều 177 Bộ luật lao động 2019.
Căn cứ: Khoản 2 Điều 20 Bộ luật lao động 2019.

Nên ký hợp đồng có thời hạn hay không thời hạn?

Thực tế nhiều người lao động luôn có suy nghĩ làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn sẽ được nhiều ưu đãi, nhiều chế độ, được ổn định mà không lo bị chấm dứt hợp đồng.
Tuy nhiên, căn cứ các quy định nêu trên, có thể thấy, không có quá nhiều khác biệt giữa người lao động làm việc theo hợp đồng xác định thời hạn và không xác định thời hạn.
Khi là một lao động tiềm năng thì doanh nghiệp không ngại để đưa ra những chính sách cũng như kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm giữ chân người lao động, dù người đó có làm việc theo hợp đồng xác định thời hạn hay không.
Đồng thời, nếu khi hết hạn hợp đồng mà trong 30 ngày hai bên không ký hợp đồng mới, người làm việc theo hợp đồng xác định thời hạn vẫn tiếp tục làm việc thì hợp đồng này sẽ trở thành hợp đồng không xác định thời hạn.
Trường hợp hai bên ký hợp đồng mới là hợp đồng xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký hợp đồng không xác định thời hạn.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Comments are closed.