Hội đồng Luật sư toàn quốc có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?

12/08/2022
Hội đồng Luật sư toàn quốc có nhiệm kỳ bao nhiều năm?
353
Views

Chào Luật sư, con gái tôi có ý định học luật sư. Tôi không biết nghề luật sư hiện nay có khó hay không? Nếu cháu nhà tôi muốn học luật sư thì thời gian và chi phí đào tạo như thế nào theo quy định? Hội đồng Luật sư toàn quốc có nhiệm kỳ bao nhiêu năm? Điều kiện để có thể học lớp luật sư là gì?Chứng chỉ Luật sư do cơ quan nào có thẩm quyền cấp theo quy định? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Các cơ quan và đơn vị trực thuộc Liên đoàn Luật sư Việt Nam mới nhất?

Căn cứ Điều 5 Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam (Kèm theo Quyết định 856/QĐ-TTg năm 2022) quy định về nội dung trên như sau:

Các cơ quan và đơn vị trực thuộc Liên đoàn Luật sư Việt Nam

1. Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Liên đoàn Luật sư Việt Nam.

2. Hội đồng Luật sư toàn quốc là cơ quan lãnh đạo của Liên đoàn Luật sư Việt Nam giữa hai kỳ Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc.

3. Ban Thường vụ Liên đoàn là cơ quan điều hành của Liên đoàn Luật sư Việt Nam giữa hai kỳ họp của Hội đồng Luật sư toàn quốc.

4. Văn phòng Liên đoàn, Cơ quan đại diện của Liên đoàn Luật sư Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh và các Ủy ban là cơ quan giúp việc của Liên đoàn Luật sư Việt Nam.

5. Các đơn vị trực thuộc Liên đoàn Luật sư Việt Nam.

Hội đồng Luật sư toàn quốc có nhiệm kỳ bao nhiều năm?
Hội đồng Luật sư toàn quốc có nhiệm kỳ bao nhiều năm?

Hội đồng Luật sư toàn quốc có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?

Hội đồng Luật sư toàn quốc

1. Hội đồng Luật sư toàn quốc có nhiệm kỳ năm (05) năm theo nhiệm kỳ của Đại hội Đại biểu luật sư toàn quốc.

Nhiệm kỳ của Hội đồng Luật sư toàn quốc kết thúc tại thời điểm Đại hội Đại biểu luật sư toàn quốc bầu ra Hội đồng Luật sư toàn quốc nhiệm kỳ mới.

Thành phần Hội đồng Luật sư toàn quốc gồm:

a) Uỷ viên đương nhiên là Chủ nhiệm đương nhiệm của các Đoàn Luật sư;

b) Uỷ viên do Đại hội Đại biểu luật sư toàn quốc bầu. Số lượng Uỷ viên do Đại hội bầu không quá một phần hai (1/2) số lượng Uỷ viên đương nhiên của Hội đồng Luật sư toàn quốc.

2. Luật sư có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì có thể được bầu làm Ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc:

a) Trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

b) Có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu chấp hành quy định của pháp luật, Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư;

c) Có trình độ chuyên môn, năng lực xử lý công việc, đưa ra quyết định; có uy tín và tinh thần trách nhiệm, khả năng đóng góp vào những quyết định của Hội đồng;

d) Có điều kiện về thời gian, sức khỏe để tham gia hoạt động của Hội đồng và các Ủy ban của Liên đoàn khi được phân công.

3. Luật sư thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không được ứng cử Ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc:

a) Đã bị Đoàn Luật sư, Liên đoàn Luật sư Việt Nam hoặc tổ chức đoàn thể mà luật sư đó tham gia xử lý kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên trong nhiệm kỳ;

b) Đang bị Đoàn Luật sư, Liên đoàn Luật sư Việt Nam xem xét xử lý kỷ luật;

c) Đang bị tạm giữ, tạm giam, truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc theo quy định mới như thế nào?

Tại Điều 6 Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam (Kèm theo Quyết định 856/QĐ-TTg năm 2022) quy định về nội dung trên như sau:

Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc

1. Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc do Hội đồng Luật sư toàn quốc triệu tập theo nhiệm kỳ 05 năm một lần, trừ trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật.

Quá thời hạn 06 tháng kể từ ngày đến hạn tổ chức Đại hội nhiệm kỳ mà Hội đồng Luật sư toàn quốc không triệu tập Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc, Ban Thường vụ Liên đoàn có trách nhiệm báo cáo Bộ Tư pháp và các cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Đại hội có thể được triệu tập bất thường theo quyết định của Hội đồng Luật sư toàn quốc; hoặc yêu cầu của ít nhất 2/3 tổng số Ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc; hoặc yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp phải sửa đổi, bổ sung Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam, bầu bổ sung Ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc hoặc quyết định những vấn đề khác thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc.

2. Đại biểu Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc gồm:

a) Đại biểu đương nhiên là các Ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc đương nhiệm và các Ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc đã miễn nhiệm do không tái cử Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tại Đại hội nhiệm kỳ Đoàn Luật sư trước Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc;

b) Đại biểu do Đại hội nhiệm kỳ các Đoàn Luật sư bầu với số lượng theo sự phân bổ của Hội đồng Luật sư toàn quốc.

3. Đại biểu Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc phải là luật sư có phẩm chất đạo đức tốt, trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp, gương mẫu chấp hành pháp luật, Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam, Nội quy Đoàn Luật sư; có uy tín, tinh thần đoàn kết, trách nhiệm và khả năng đóng góp vào những quyết định của Đại hội; không phải là người đã bị xử lý kỷ luật trong nhiệm kỳ hoặc đang bị Đoàn Luật sư, Liên đoàn Luật sư Việt Nam xem xét xử lý kỷ luật; không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

4. Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc hợp lệ nếu có ít nhất 2/3 số đại biểu được triệu tập tham dự. Trong trường hợp không đủ 2/3 số đại biểu được triệu tập tham dự Đại hội thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày triệu tập lần thứ nhất phải triệu tập Đại hội lần thứ hai. Đại hội triệu tập lần thứ hai hợp lệ khi có trên 1/2 số đại biểu được triệu tập tham dự.

Trong thời gian tiến hành Đại hội, nếu có một hoặc một số đại biểu không tiếp tục tham dự Đại hội mà không có lý do chính đáng thì việc tiến hành Đại hội vẫn được coi là hợp lệ theo số lượng đại biểu có mặt còn lại. Những đại biểu tự ý bỏ về trong quá trình tiến hành Đại hội sẽ bị xem xét, xử lý kỷ luật theo quy định của Liên đoàn Luật sư Việt Nam.

5. Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

a) Thảo luận báo cáo của Hội đồng Luật sư toàn quốc về kết quả thực hiện nghị quyết nhiệm kỳ qua; quyết định phương hướng hoạt động của Liên đoàn Luật sư Việt Nam nhiệm kỳ tiếp theo;

b) Thông qua việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ (nếu có);

c) Bầu Ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc, Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam;

d) Thảo luận và quyết định các vấn đề quan trọng khác theo đề nghị của Hội đồng Luật sư toàn quốc hoặc của Ban Thường vụ Liên đoàn.

6. Nghị quyết Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc được thông qua khi có trên 1/2 số đại biểu có mặt tại Đại hội biểu quyết tán thành.

7. Căn cứ quy định của Điều lệ này và quy định của pháp luật, Hội đồng Luật sư toàn quốc hướng dẫn cụ thể cho từng kỳ Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc về nội dung, thành phần tham dự Đại hội, việc bầu đại biểu tham dự Đại hội; chuẩn bị các văn kiện và thực hiện các thủ tục cần thiết khác trình Đại hội thông qua.

Nhiệm vụ quyền hạn của Liên đoàn Luật sư Việt Nam là gì?

1. Các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Điều 65 của Luật Luật sư.

2. Đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền, lợi ích hợp pháp của các Đoàn Luật sư, các luật sư Việt Nam trong quan hệ với các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Liên đoàn.

3. Đại diện và bảo vệ quyền hành nghề, lợi ích hợp pháp của các luật sư, Đoàn Luật sư là thành viên của Liên đoàn ở trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam theo quy định của pháp luật, Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam.

4. Thực hiện hợp tác quốc tế và hướng dẫn, giám sát việc tuân thủ pháp luật, tuân theo Điều lệ Liên đoàn đối với hoạt động hợp tác quốc tế của các Đoàn Luật sư, luật sư thành viên.

5. Quản lý, sử dụng tài sản của Liên đoàn Luật sư Việt Nam theo quy định của pháp luật và Điều lệ của Liên đoàn.

6. Báo cáo quyết toán tài chính về việc tiếp nhận, sử dụng nguồn kinh phí từ ngân sách, nguồn tài trợ của cá nhân, tổ chức nước ngoài gửi Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp định kỳ hàng năm hoặc theo yêu cầu.

7. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và của Điều lệ này.

Hội đồng Luật sư toàn quốc có nhiệm kỳ bao nhiều năm?
Hội đồng Luật sư toàn quốc có nhiệm kỳ bao nhiều năm?

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về Hội đồng Luật sư toàn quốc có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?. Nếu quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ báo cáo tài chính năm; dịch vụ hóa đơn điện tử giá rẻ hoặc các vấn đề pháp lý khác của chúng tôi như xác nhận tình trạng độc thân, quyết toán thuế thu nhập cá nhân; thuế môn bài của chi nhánh hạch toán phụ thuộc … mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Liên đoàn Luật sư Việt Nam thế nào?

Liên đoàn Luật sư Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự quản, dân chủ, bình đẳng, thiểu số phục tùng đa số theo quy định của Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam; chịu sự quản lý của Nhà nước theo quy định của pháp luật.

 Ban Thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam thực hiện nhiệm vụ nào?

Ban Thường vụ Liên đoàn có nhiệm vụ điều hành hoạt động của Liên đoàn nhằm thực hiện các nghị quyết của Đại hội Đại biểu luật sư toàn quốc, Hội đồng Luật sư toàn quốc và các nhiệm vụ, quyền hạn của Liên đoàn.

Đại hội Đại biểu luật sư toàn quốc do ai triệu tập?

 Đại hội Đại biểu luật sư toàn quốc do Hội đồng Luật sư toàn quốc triệu tập theo nhiệm kỳ năm (05) năm một lần. Đại hội có thể được triệu tập bất thường theo quyết định của Hội đồng Luật sư toàn quốc; hoặc yêu cầu của ít nhất hai phần ba (2/3) tổng số Uỷ viên Hội đồng Luật sư toàn quốc; hoặc yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp phải sửa đổi, bổ sung Điều lệ Liên đoàn Luật sư, bầu bổ sung Ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc hoặc quyết định những vấn đề khác thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Đại hội Đại biểu luật sư toàn quốc.

5/5 - (3 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.