Hợp đồng tặng cho nhà ở có cần công chứng không?

12/08/2022
Hợp đồng tặng cho nhà ở có cần công chứng không?
346
Views

Trong các hợp đồng thông dụng, tặng cho tài sản là một hợp đồng có những đặc điểm riêng biệt… Tặng cho tài sản làm phát sinh quan hệ hợp đòng khi bên được tặng, cho nhận tài sản. Hợp đồng tặng cho là họp đồng thực tế, sau khi các bên đã thỏa thuận về việc tặng cho. Nhà ở cũng là môt đối tượng của hợp đồng tặng cho. Nhiều người vẫn thắc mắc khi giao kết hợp đồng tặng cho nhà ở có cần công chứng hay không? Vậy Hợp đồng tặng cho nhà ở có cần công chứng không? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giải đáp giúp các bạn vấn đề trên.

Căn cứ pháp lý

Hợp đồng tặng cho là gì

Điều 457 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.

Hình thức của hợp đồng tặng cho phụ thuộc vào đối tượng của nó. Nếu đối tượng của hợp đồng tặng cho là động sản thì hợp đồng tặng cho có thể bằng miệng, văn bản. Nếu đối tượng của hợp đồng là tài sản phải đăng kí quyền sở hữu hoặc là bất động sản thì hình thức của hợp đồng tặng cho phải là văn bản có chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Hợp đồng tặng cho nhà ở có cần công chứng không?

Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013 quy định như sau:

3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:

a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;

b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;

c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;

d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

Đồng thời, Điều 459 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

Điều 459. Tặng cho bất động sản

1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.

2. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.

Căn cứ quy định trên, để một hợp đồng tặng cho có giá trị pháp lý bắt buộc phải có công chứng hoặc chứng thực. Nếu không có công chứng hoặc chứng thực thì hợp đồng tặng cho sẽ bị vô hiệu.

Như vậy, phải thực hiện ký kết hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có công chứng, chứng thực thì mới đúng theo quy định của pháp luật. Sau đó cần thực hiện thủ tục sang tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất từ tên của bạn sang tên người được tặng cho.

Hợp đồng tặng cho nhà ở có cần công chứng không?
Hợp đồng tặng cho nhà ở có cần công chứng không?

Hợp đồng tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương có bắt buộc phải công chứng, chứng thực không?

Theo quy định tại Điều 122 Luật Nhà ở 2014 thì việc công chứng, chứng thực hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về nhà ở được quy định cụ thể như sau:

– Trường hợp mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 122 Luật Nhà ở 2014.

Đối với các giao dịch quy định tại khoản 1 Điều 122 Luật Nhà ở 2014 thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm công chứng, chứng thực hợp đồng.

– Đối với trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.

Đối với các giao dịch quy định tại khoản 2 Điều 122 Luật Nhà ở 2014 thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là do các bên thỏa thuận; trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm ký kết hợp đồng.

– Văn bản thừa kế nhà ở được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự.

– Việc công chứng hợp đồng về nhà ở được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng; việc chứng thực hợp đồng về nhà ở được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà ở.

Căn cứ quy định tại Điều 122 Luật Nhà ở 2014 thì hợp đồng tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương không bắt buộc phải thực hiện công chứng, chứng thực, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Hợp đồng tặng cho nhà ở có cần công chứng không?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến lấy giấy chứng nhận độc thân; hợp thức hóa lãnh sự; giấy phép bay Flycam, báo cáo tài chính 3 năm gần nhất…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Đối tượng của hợp đồng tặng cho tài sản

Đối tượng của hợp đồng tặng cho có thể là động sản hoặc bất động sản theo Điều 458 và 459 BLDS

Tặng cho bất động sản cần lưu ý gì

 Đối tượng của hợp đồng tặng cho có thể là quyền tài sản (quyền yêu cầu của người khác). Trường hợp này được điều chỉnh bởi các quy định về chuyển quyền yêu cầu. Sau khi tặng cho, người được tặng cho rở thành người có quyền đối với bên có nghĩa vụ.
Đối tượng tặng cho là quyền sử dụng đất thì khi tặng cho phải tuân theo quy định Luật đất đai 2013.

Trường hợp nào không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng?

Các trường hợp sau đây không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng:
– Hợp đồng tặng cho nhà tình nghĩa;
– Hợp đồng tặng cho nhà tình thương;

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Comments are closed.