Thuế thu nhập cá nhân thể hiện một phần nghĩa vụ của công dân với đất nước. Công dân được hưởng thành quả của đất nước; thì đồng thời có nghĩa vụ đóng góp một phần nhỏ thu nhập của mình thông qua việc nộp thuế. Tùy vào điều kiện cũng như thu nhập của mỗi người mà mức nộp thuế khác nhau. Tuy nhiên; để tiện trong quá trình thu nộp thuế cũng như đảm bảo quyền lợi của người nộp thì mỗi người cần hiểu rõ hồ sơ và thủ tục khi thực hiện. Dưới đây Luật sư X sẽ giúp bạn hiểu rõ về các hồ sơ thủ tục đăng ký mã số thuế cá nhân mới nhất
Hồ sơ đăng ký mã số thuế cá nhân:
Hồ sơ đăng ký thuế cá nhân; thực hiện theo quy định tại Điều 23 Luật quản lý thuế; hướng dẫn chi tiết tại Điều 7 Thông tư 95/2016/TTBTC thì:
Đối với cá nhân nộp hồ sơ đăng ký mã số cá nhân tại cơ quan thuế
Đối với cá nhân nộp hồ sơ đăng ký mã số thuế tại cơ quan thuế thì hồ sơ gồm:
+ Tờ khai đăng ký thuế mẫu số 05-ĐK-TCT.
+ Bản sao chứng minh nhân dân vẫn còn hiệu lực; hoặc thẻ căn cước công dân đối với người có quốc tịch Việt Nam.
+ Đối với cá nhân không có quốc tịch Việt Nam; thì bản sao không yêu cầu chứng thực hộ chiếu vẫn còn trong thời gian hiệu lực.
Đối với cá nhân nộp hồ sơ đăng ký thuế với cơ quan chi trả thu nhập
Đối với cá nhân nộp hồ sơ đăng ký thuế với cơ quan chi trả thu nhập hồ sơ gồm:
+ Văn bản ủy quyền và giấy tờ cá nhân: bản sao chứng minh nhân dân; hoặc thẻ căn cước công dân còn hiệu lực của người có quốc tịch Việt Nam; hoặc hộ chiếu còn hiệu lực bản sao; đối với người nước ngoài hay người Việt Nam sống ở nước ngoài.
Thủ tục đăng ký mã số thuế cá nhân:
Đối với hồ sơ đăng ký mã số thuế cá nhân bằng giấy
Bước 1: Cá nhân chuẩn bị hồ sơ nộp cho cơ quan chi trả thu nhập (doanh nghiệp).
Bước 2: Doanh nghiệp tổng hợp thông tin đăng ký thuế của cá nhân vào tờ khai đăng ký thuế Mẫu số 05-ĐK-TCT (căn cứ vào giấy ủy quyền và giấy tờ cá nhân kèm theo để đưa thông tin vào tờ khai).
– Nộp tờ khai đăng ký thuế Mẫu số 05-ĐK-TCT trực tiếp tại cơ quan thuế nơi doanh nghiệp đóng trụ sở.
Bước 3: Tiếp nhận và thông báo kết quả mã số thuế cá nhân:
– Công chức thuế tiếp nhận; đóng dấu tiếp nhận hồ sơ; ghi rõ thời điểm nhận hồ sơ; số lượng tài liệu; kèm theo danh mục hồ sơ đăng ký đối với hồ sơ nộp trực tiếp tại cơ quan thuế. Sau khi nhận hồ sơ, công chức thuế viết phiếu hẹn ngày trả kết quả. Trường hợp hồ sơ đăng ký thuế gửi bằng đường bưu chính; công chức thuế đóng dấu ghi ngày nhận hồ sơ và ghi sổ văn thư của cơ quan thuế.
Trường hợp cần bổ sung hồ sơ; cơ quan thuế phải thông báo cho người nộp thuế ngay trong ngày làm việc (đối với hồ sơ nộp trực tiếp tại cơ quan thuế). Trong thời hạn 02 ngày làm việc; kể từ ngày nhận hồ sơ (đối với hồ sơ gửi qua đường bưu chính).
– Thời gian giải quyết: chậm nhất không quá 03 ngày làm việc; kể từ ngày cơ quan thuế nhận được hồ sơ đăng ký thuế đầy đủ theo quy định của người nộp thuế.
– Cơ quan thuế trả Thông báo danh sách mã số thuế của cá nhân đăng ký thuế qua cơ quan chi trả thu nhập mẫu số 14-MST ban hành kèm theo thông tư này bằng giấy. Cơ quan chi trả thu nhập có trách nhiệm thông báo mã số thuế cho từng cá nhân; hoặc lý do chưa được cấp mã số thuế để cá nhân điều chỉnh, bổ sung thông tin để được cấp mã số thuế theo quy định.
Đối với hồ sơ đăng ký mã số thuế cá nhân điện tử được hướng dẫn bởi Thông tư 110/2015/TT-BTC
Bước 1: Cá nhân truy cập vào Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để khai tờ khai đăng ký thuế; đối với từng trường hợp và gửi kèm các hồ sơ theo quy định dưới dạng điện tử đến Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
Bước 2: Tiếp nhận và thông báo kết quả:
– Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế thực hiện tiếp nhận và gửi Thông báo theo mẫu 01/TB-TĐT cho người nộp thuế qua địa chỉ thư điện tử đã được khai trên hồ sơ đăng ký thuế để ghi nhận hồ sơ đã được gửi đến; hoặc thông báo lý do không nhận hồ sơ cho người nộp thuế.
– Thời gian giải quyết: Trong vòng 3 ngày làm việc; kể từ ngày cổng thông tin điện tử của tổng cục thuế tiếp nhận hồ sơ đăng ký; cơ quan thuế kiểm tra và xử lý hồ sơ đăng ký thuế của người nộp thuế như sau:
+ Nếu đủ điều kiện cấp mã số thuế; thì cơ quan thuế gửi thông báo theo mẫu 06/TBTĐT về việc chấp nhận hồ sơ đăng ký mã số thuế điện tử và nêu rõ thời hạn trả kết quả. Người nộp thuế phải nộp hồ sơ đăng ký thuế bản giấy cho cơ quan thuế khi đến nhận giấy chứng nhận đăng ký thuế; hoặc thông báo mã số thuế. Nếu bản giấy khớp với bản điện tử; thì cơ quan thuế trả giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc thông báo mã số thuế. Còn ngược lại thì người nộp thuế phải bổ sung hồ sơ cho đủ và đúng. Sau khi được cấp mã số thuế; người nộp thuế phải thực hiện đăng ký giao dịch điện tử với cơ quan thuế.
+ Nếu hồ sơ không đủ điều kiện cấp mã số thuế; thì cơ quan thuế gửi thông báo theo mẫu 06/TBTĐT về việc không chấp nhận hồ sơ hoặc thông báo bổ sung thông tin tài liệu qua cổng thông tin điện tử của tổng cục thuế tới người đăng ký. Sau khi bổ sung đủ hồ sơ thì cơ quan thuế hẹn trả kết quả. Người đăng ký phải chuẩn bị bản cứng khớp với bản điện tử thì cơ quan thuế mới trả giấy chứng nhận đăng ký thuế hay thông báo mã số thuế. Sau khi nhận; người đăng ký mã số thuế thực hiện đăng ký giao dịch điện tử với cơ quan thuế.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Hồ sơ, thủ tục đăng ký mã số thuế cá nhân mới nhất”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, … của Luật sư X. Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm:
- Tra cứu ngày cấp mã số thuế
- Cách tra cứu mã số thuế của người phụ thuộc mới nhất
- Những trường hợp phải đăng ký mã số thuế cá nhân
Câu hỏi thường gặp
Để thực hiện việc quản lý thuế: xác định đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế , quản lý doanh thu, thu nhập chịu thuế, việc sử dụng hoá đơn chứng từ, hoàn thuế… của đối tượng nộp thuế , cơ quan thuế đã tiến hành việc cấp mã số thuế: một đơn vị sản xuất kinh doanh hay một cá nhân phát sinh hoặc liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ thuế sẽ được cấp một mã số thuế riêng biệt. Từ năm 1999, khi triển khai thực hiện Luật thuế giá trị gia tăng, ngành thuế đã xây dựng chế độ cấp mã số thuế.
Đến nay đã cấp mã số thuế cho đối tượng nộp thuế là cá nhân với gần 2 triệu hộ cá nhân kinh doanh; khoảng 300.000 người có thu nhập từ tiền lương, tiền công . Mã số thuế là một dãy số được quy định theo một nguyên tắc thống nhất để cấp cho tổ chức, cá nhân kinh doanh hoặc không kinh doanh nhưng có liên quan đến nghĩa vụ nộp thuế hoặc khấu trừ thuế tại nguồn. Đối với thuế Thu nhập cá nhân các cơ quan chi trả thu nhập cho cá nhân và cá nhân có thu nhập chịu thuế thuộc diện phải kê khai để được cấp mã số thuế. Mã số thuế được sử dụng để nhận diện đối tượng nộp thuế để kê khai nộp thuế, quyết toán thuế và được cơ quan Thuế quản lý thống nhất trên phạm vi toàn quốc.
Mã số thuế gắn với sự tồn tại của đối tượng nộp thuế, một đối tượng nộp thuế chỉ được cấp 1 mã số thuế duy nhất. Khi đối tượng nộp thuế chấm dứt hoạt động thì mã số thuế không còn giá trị sử dụng.