Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn rủi ro năm 2023 gồm những gì?

07/06/2023
Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn rủi ro năm 2023 gồm những gì?
304
Views

Tai nạn lao động chính là một rủi ro đối với người lao động, tai nạn lao động này làm cho người lao động mất hoặc giảm khả năng thu nhập và ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe của người lao động. Vì vậy, pháp luật đã ban hành những quy định để bù đắp sự sự thiệt thòi do tai nạn lao động cho người lao động, đồng thời bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Và để được hưởng chế độ này thì người lao động cần chuẩn bị những hồ sơ gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy hồ sơ hưởng chế độ tai nạn rủi ro năm 2023 gồm những gì? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu tại bài viết sau:

Căn cứ pháp lý

Quy định pháp luật về tai nạn rủi ro như thế nào?

Tai nạn rủi ro là tai nạn xảy ra không lường trước được về khả năng xảy ra, về thời gian và không gian xảy ra, cũng như mức độ nghiêm trọng và hậu quả của nó.

Hiện nay có nhiều cách để phân loại tai nạn rủi ro theo nhiều căn cứ khác nhau, cụ thể như sau: 

Một là, tai nạn rủi ro tài chính và tai nạn rủi ro phi tài chính

– Tai nạn rủi ro tài chính là những rủi ro mà hậu quả của nó có thể đo được bằng tiền. Tài sản bị hư hỏng sẽ dẫn đến thiệt hại về tài chính, đó là chi phí khôi phục, sửa chữa tài sản, chi phí thay thế bộ phận tài sản bị hỏng, chi phí mua tài sản khác tương tự thay thế tài sản đã bị hư hại, thiệt hại do gián đoạn kinh doanh.

Những thiệt hại liên quan đến tổn thất về người cũng có thể đánh giá bằng tiền, đó là chi phí điều trị, thu nhập bị giảm sút do mất khả năng lao động…

– Tai nạn rủi ro phi tài chính là những rủi ro không đo được bằng tiền. Ví dụ, bạn mua một cái xe máy hay đặt một món ăn không hợp sở thích. Đây cũng có thể coi là một rủi ro nhưng hậu quả của nó không gây thiệt hại tài chính, mà chỉ làm cho bạn cảm thấy không hài lòng. Điều này cũng có thể xảy ra khi chọn vợ, mua nhà… Đó là những rủi ro phi tài chính.

Hai là, tai nạn rủi ro thuần túy và tai nạn rủi ro đầu cơ

– Tai nạn rủi ro thuần túy là những rủi ro chỉ có thể dẫn đến thiệt hại hoặc may mắn lắm là hòa vốn, không có nhân tố kiếm lời ở bên trong. Hậu quả của nó chỉ có thể là không may đối với chúng ta, không may ít hoặc không may nhiều chứ không thể có chuyện có lãi. Loại rủi ro này bao gồm rủi ro tai nạn giao thông, cháy nhà, mất trộm tài sản, bị tai nạn lao động…

– Tai nạn rủi ro đầu cơ là những rủi ro có nhân tố kiếm lời ở bên trong. Đầu tư vào cổ phiếu là một ví dụ. Việc đầu tư này có thể bị lỗ hoặc hòa vốn, nhưng mục đích của nó là kiếm lời. Kinh doanh chứng khoán, đầu cơ nông sản thực phẩm, đầu cơ tích trữ hàng hóa khác thuộc loại rủi ro này.

Ba là, tai nạn rủi ro riêng và tai nạn rủi ro chung

– Tai nạn rủi ro chung là những rủi ro nằm ngoài vòng kiểm soát và gây hậu quả cho rất nhiều người, cho xã hội nói chung. Bao gồm các thảm họa thiên tai như động đất, lũ lụt, núi lửa phun, thường xảy ra trên diện rộng, gây thiệt hại cho nhiều người. Vì vậy người ta cho rằng việc khắc phục loại rủi ro này là trách nhiệm của toàn xã hội, thậm chí phải cần đến trợ cấp của Chính phủ và Quốc tế. Các doanh nghiệp bảo hiểm không đủ sức gánh vác.

– Tai nạn rủi ro riêng là những rủi ro chỉ gây thiệt hại cho một hoặc một số ít người. Những rủi ro này thường mang tính chất cá nhân cả về nguyên nhân lẫn hậu quả. Đó là những rủi ro hỏa hoạn, trộm cướp, thương tích, chết người, …

Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn rủi ro năm 2023 gồm những gì?

Điều kiện để tai nạn rủi ro có thể được hưởng bảo hiểm?

Không phải bất cứ tai nạn rủi ro nào cũng sẽ được hưởng bảo hiểm. Vì vậy, cần phải có một số điều kiện, đặc điểm để có thể xác định tai nạn rủi ro nào được bảo hiểm. Một số tai nạn rủi ro được bảo hiểm phải hội tụ những đặc điểm như sau:

– Tổn thất phải mang tình chất ngẫu nhiên: Một sự kiện có thể được bảo hiểm phải là hoàn toàn ngẫu nhiên đứng trên góc độ của người được bảo hiểm. Không thể nào bảo hiểm một sự kiện chắc chắn sẽ xảy ra bởi vì nó không mang tính chất ngẫu nhiên và do đó việc chuyển giao rủi ro sẽ không xảy ra. Như vậy, không thể bảo hiểm những gì chắc chắn xảy ra như những hỏng hóc do hao mòn tự nhiên gây ra. Cũng không thể bảo hiểm những gì người được bảo hiểm cố ý gây ra. Những hành động cố ý của người khác sẽ không mặc nhiên bị loại trừ nếu như nó là hoàn toàn bất ngờ đối với người được bảo hiểm. Có một điểm nằm ngoài quy tắc này, đó là tai nạn rủi ro chết. Tai nạn rủi ro này chắc chắn sẽ xảy ra nhưng vẫn là tai nạn rủi ro có thể được bảo hiểm. Tuy nhiên thời điểm xảy ra cái chết phải là bất ngờ.

– Phải đo được, định lượng được về tài chính: Ý nghĩa của bảo hiểm chính là ở chỗ nó phát huy tác dụng như một cơ chế chuyển giao rủi ro và bù đắp về tài chính cho những tai nạn rủi ro xảy ra. Bảo hiểm không thể loại bỏ được tai nạn rủi ro, nhưng nó có trách nhiệm bảo vệ về mặt tài chính để đối phó với hậu quả của những tổn thất xảy ra. Nếu như vậy thì tai nạn rủi ro được bảo hiểm phải có thể dẫn đến một tổn thất có thể đo được bằng các công cụ tài chính (tiền). Điều đó có thể dễ thấy trong các trường hợp tổn thất tài sản. Giá trị bằng tiền bị mất của tài sản là có thể đo được, và như vậy theo các điều kiện bảo hiểm, nó phải được bồi thường. Giá trị chính xác của tổn thất sẽ không thể biết được ngay từ đầu khi ký hợp đồng bảo hiểm, nhưng sẽ xác định được sau khi tổn thất đã xảy ra.

– Không trái với chuẩn mực đạo đức của xã hội: Nguyên tắc chung được pháp luật công nhận là hợp đồng ký kết không được trái với cái mà xã hội cho là chuẩn mực đạo đức và lẽ phải. Chẳng hạn hợp đồng giết người là không thể chấp nhận được. Cũng không thể chấp nhận các hợp đồng cố ý hủy hoại hoặc lấy cắp tài sản của người khác. Nguyên tắc không trái với chuẩn mực đạo đức cũng được áp dụng với các hợp đồng bảo hiểm. Không thể chấp nhận bảo hiểm tai nạn rủi ro của một vụ phạm pháp không thành. Chẳng hạn, xã hội không thể chấp nhận ý tưởng kẻ trộm có thể ký hợp đồng bảo hiểm để được bồi thường những tài sản không lấy trộm được do bị cảnh sát bắt khi đang thực hiện hành động.

– Phải có số lớn: Nếu số lượng đối tượng hứng chịu cùng một tai nạn rủi ro đủ lớn thì người bảo hiểm có thể dự đoán trước được mức độ tổn thất mà họ có thể phải chịu. Nếu số đối tượng hứng chịu tai nạn rủi ro cùng loại không đủ lớn (không có số lớn) thì nhiệm vụ sẽ khó khăn hơn nhiều và việc tính toán số phí bảo hiểm cần thu sẽ chỉ là sự phỏng đoán có thông tin chứ không thể là sự tính toán chính xác bằng toán học. Trong những trường hợp như vậy, người bảo hiểm có thể thận trọng hoặc không thận trọng khi tính phí bảo hiểm, nhưng để bảo đảm an toàn, chắc chắn anh ta sẽ cố gắng thu phí bảo hiểm rất cao để đủ bù đắp tổn thất trong những trường hợp xấu nhất. Yếu tố cạnh tranh sẽ rơi xuống hàng thứ hai. Tuy nhiên trong thực tế đôi khi người ta vẫn nhận bảo hiểm cả những tai nạn rủi ro không đủ số lớn, như các vệ tinh phóng lên vũ trụ.

Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn rủi ro năm 2023 gồm những gì?

Một trong những tai nạn rủi ro được hưởng bảo hiểm là tai nạn lao động. Theo đó, khi thỏa mãn điều kiện được hưởng chế độ tai nạn lao động thì người lao động bị tai nạn lao động cần chuẩn bị một bộ hồ sơ theo Điều 6 Quyết định 166/QĐ-BHXH ngày 31 tháng 01 năm 2019 của Bảo hiểm xã hội để đề nghị cơ quan Bảo hiểm xã hội giải quyết chế độ trợ cấp tai nạn lao động. Cụ thể gồm:

– Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lap động của Hội đồng Giám định y khoa hoặc bản sao giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/ AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong trường hợp bị nhiễm HIV/ AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp (tương đương mức suy giảm KNLĐ 61%), nếu giám định y khoa mà tỷ lệ suy giảm khả năng lao động cao hơn 61% thì hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp trong trường hợp này phải có Biên bản Giám định y khoa.

– Trường hợp điều trị nội trú: Bản sao giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp.

– Trường hợp bị bệnh nghề nghiệp mà không điều trị nội trú thì có thêm giấy khám bệnh nghề nghiệp.

– Chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo quy định về việc trang cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình (nếu có).

– Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo mẫu số 05A-HSB.

– Trường hợp thanh toán phí giám định y khoa thì có thêm hóa đơn, chứng từ thu phí giám định; bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện giám định y khoa.

Khuyến nghị

Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn rủi ro năm 2023 gồm những gì?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư 247 luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như tư vấn pháp lý về làm sổ đỏ mất bao nhiêu tiền, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp:

Khi bị tai nạn lao động sẽ được hưởng chế độ gì?

Thứ nhất, Khi bị tai nạn lao động, bạn sẽ được chi trả trợ cấp một lần hoặc trợ cấp hàng tháng tùy theo mức suy giảm khả năng lao động của bạn.
Thứ hai, Ngoài khoản trợ cấp do bảo hiểm xã hội chi trả, sẽ được người sử dụng lao động hỗ trợ, bồi thường theo quy định tại Điều 38 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015.

Có được chấm dứt hợp đồng đối với người bị tai nạn lao động không?

Tại khoản 1 Điều 39 Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về trường hợp người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người bị tai nạn lao động.

Những trường hợp nào người lao động chết trong lúc làm việc được coi là do tai nạn lao động?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 39/2016/NĐ-CP cụ thể:
“Điều 9. Phân loại tai nạn lao động
1. Tai nạn lao động làm chết người lao động (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động chết người) là tai nạn lao động mà người lao động bị chết thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Chết tại nơi xảy ra tai nạn;
b) Chết trên đường đi cấp cứu hoặc trong thời gian cấp cứu;
c) Chết trong thời gian Điều trị hoặc chết do tái phát của vết thương do tai nạn lao động gây ra theo kết luận tại biên bản giám định pháp y;
d) Người lao động được tuyên bố chết theo kết luận của Tòa án đối với trường hợp mất tích.
2. Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nặng (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động nặng) là tai nạn lao động làm người lao động bị ít nhất một trong những chấn thương được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nhẹ (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động nhẹ) là tai nạn lao động không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.”

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.