Hồ sơ hưởng chế độ đặt vòng tránh thai như thế nào?

14/07/2023
Hồ sơ hưởng chế độ đặt vòng tránh thai như thế nào?
169
Views

Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Bùi Thị Thu Hằng, hiện nay tôi đang làm nhân viên cho một công ty tài chính ở Hà Nội. Vừa rồi tôi đã kết hôn, tuy nhiên do công việc chưa ổn định nên tôi và chồng quyết định chưa có con trong vài năm tới. Chính vì vậy mà tôi băn khoăn không biết mình có được hưởng chế độ thai sản không khi đặt vòng tránh thai như vậy và nếu được thì cần chuẩn bị hồ sơ hưởng gồm những gì. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi vấn đề hồ sơ hưởng chế độ đặt vòng tránh thai như thế nào không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật sư 247. Vấn đề liên quan tới “Hồ sơ hưởng chế độ đặt vòng tránh thai như thế nào?” là điều được rất nhiều đối tượng là phụ nữ quan tâm, nhằm có câu trả lời chính xác nhất thì xin mời các độc giả tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi:

Căn cứ pháp lý

  • Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014

Đối tượng nào được hưởng chế độ thai sản khi tránh thai?

Trước tiên để trả lời câu hỏi hồ sơ hưởng chế độ đặt vòng tránh thai như thế nào, gồm có những gì thì người lao động nữ phải biết được mình có thuộc đối tượng hưởng chế độ thai sản không nếu như tránh thai, và để trả lời cho điều đó thì căn cứ theo quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.

Theo đó, người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp như:

– Lao động nữ mang thai;

– Lao động nữ sinh con;

– Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

– Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

Như vậy, lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản là đang hưởng chế độ thai sản khi tránh thai.

Hồ sơ hưởng chế độ đặt vòng tránh thai như thế nào?
Hồ sơ hưởng chế độ đặt vòng tránh thai như thế nào?

Hồ sơ hưởng chế độ đặt vòng tránh thai như thế nào?

Việc chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ vô cùng quan trọng, điều này giúp cho quá trình thực hiện thủ tục hưởng chế độ thai sản trở nên dễ dàng hơn đúng với quy định pháp luật. Vậy hồ sơ trong trường hợp đặt vòng tránh thai sẽ bao gồm những gì thì căn cứ khoản 2 Điều 4 Quy trình giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, chi trả chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ–BHXH năm 2019 quy định như sau:

Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả

2.2.1. Lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý; người lao động thực hiện biện pháp tránh thai:

a) Trường hợp điều trị nội trú: Bản sao giấy ra viện của người lao động; trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình điều trị nội trú thì có thêm Bản sao giấy chuyển tuyến hoặc bản sao giấy chuyển viện.

b) Trường hợp điều trị ngoại trú: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH; hoặc bản sao giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.

Như vậy, trong trường hợp điều trị nội trú thì hồ sơ yêu cầu phải có bản sao giấy ra viện kèm theo bản sao giấy chuyển viện, chuyển tuyến (nếu có).

Trong trường hợp điều trị ngoại trú thì hồ sơ yêu cầu giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội hoặc bản sao giấy ra viện có chỉ định của y, bác sĩ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.

Mức hưởng chế độ thai sản khi đặt vòng tránh thai của lao động nữ được tính như thế nào?

Quyền lợi hưởng chế độ thai sản trong trường hợp đặt vòng tránh thai ắt hẳn sẽ khác bình thường, vậy những quyền lợi đó như thế nào thì trước tiên là liên quan tới thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản, căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 37 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định cụ thể như sau:

Thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai

1. Khi thực hiện các biện pháp tránh thai thì người lao động được hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:

a) 07 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai;

2. Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Như vậy, đối với trường hợp đặt vòng tránh thai, bạn được nghỉ chế độ thai sản là 07 ngày. Thời gian này bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết và ngày nghỉ hàng tuần. Tiếp đó về mức hưởng căn cứ theo điểm a, điểm c khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

Mức hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:

a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;

c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.

Như vậy, mức hưởng của bạn bằng bình quân 06 tháng tiền lương trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản chia cho 30 và nhân với số ngày được nghỉ.

Khuyến nghị

Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật dân sự đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Hồ sơ hưởng chế độ đặt vòng tránh thai như thế nào?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về luật tranh chấp ranh giới đất đai,… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Mang thai bao nhiêu tuần thì được nghỉ thai sản?

Căn cứ Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, thời gian nghỉ thai sản khi sinh con được quy định như sau:
Thời gian hưởng chế độ khi sinh con
1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
Theo đó, thời gian hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con thường sẽ là 06 tháng và được nghỉ trước khi sinh không quá 02 tháng. Thông thường thời gian dự sinh là khi thai 40 tuần. Như vậy từ tuần thai thứ 32, lao động nữ có thể xin nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về chế độ bảo hiểm thai sản?

Chế độ bảo hiểm thai sản là một trong các chế độ bảo hiểm bắt buộc quy định các quyền lợi và chế độ mà người tham gia được hưởng nhằm đảm bảo thu nhập và sức khỏe cho lao động nữ khi mang thai, sinh con, sau sinh con và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Không chỉ đối với lao động nữ mà lao động nam có vợ mang thai, sinh con cũng được hưởng chế độ thai sản. 
Tuy nhiên, chế độ bảo hiểm thai sản chỉ áp dụng cho đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc. Còn người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chỉ có hai chế độ: hưu trí và tử tuất, nên sẽ không được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản.

Công chức nghỉ thai sản có hưởng phụ cấp công vụ không?

Căn cứ điểm c khoản 2 Điều 4 Nghị định 34/2012/NĐ-CP về nguyên tắc áp dụng chế độ phụ cấp công vụ:

2. Thời gian không được tính hưởng phụ cấp công vụ, bao gồm:
a) Thời gian đi công tác, làm việc học tập ở nước ngoài được hưởng 40% tiền lương theo quy định tại Khoản 4 Điều 8 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
b) Thời gian nghỉ việc không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;
c) Thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
d) Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam.
...
Đối chiếu quy định trên, thời gian nghỉ thai sản không hưởng phụ cấp công vụ vì thời gian nghỉ thai sản thuộc trường hợp thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội chi trả.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.