Hồ sơ chuyển đảng chính thức năm 2023

16/01/2023
Hồ sơ chuyển đảng chính thức
769
Views

Để trở thành Đảng viên là kết quả của sự nỗ lực rèn luyện, phấn đấu không ngừng nghỉ của nhiều công dân Việt Nam. Sau khi được kết nạp Đảng, đảng viên sẽ trải qua một khoảng thời gian dự bị. Vậy khi nào đảng viên dự bị có thể được công nhận là đảng viên chính thức? Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên chính thức được thực hiện ra sao? Mời bạn cùng Luật sư 247, tham khảo bài viết liên quan đến “Hồ sơ chuyển đảng chính thức” dưới đây.

Căn cứ pháp lý

  • Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam
  • Hướng dẫn số 01-HD/TW

Đảng viên có những quyền lợi gì?

Đảng viên là đối tượng được đề cập đến tại Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam. Theo đó, Điều 1 Điều lệ Đảng nêu rõ:

Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng.

Theo đó, để được đứng trong vai trò là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, người có nguyện vọng phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về độ tuổi, trình độ học vấn, tiêu chuẩn của Đảng viên… như quy định nêu tại Điều lệ Đảng và các văn bản hướng dẫn.

Theo đó, Đảng viên sẽ có những quyền lợi nêu tại Điều 3 Điều lệ Đảng sau đây:

– Thông tin, thảo luận vấn đề về Điều lệ Đảng, cương lĩnh chính trị, chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng vào định kỳ hằng tháng hoặc đột xuất; biểu quyết các công việc của Đảng.

– Ứng cử, đề cử, bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng.

– Chất vấn, phê bình các hoạt động của Đảng viên, tổ chức Đảng ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức; báo cáo, kiến nghị và yêu cầu được cơ quan có trách nhiệm trả lời trong các khoảng thời hạn sau đây:

  • Ít nhất 30 ngày làm việc với Đảng viên, tổ chức cơ sở Đảng.
  • Ít nhất 60 ngày làm việc với Đảng viên, tổ chức cơ sở Đảng ở cấp huyện, tỉnh.
  • Ít nhất 90 ngày với Đảng viên, tổ chức cơ sở Đảng ở cấp Trung ương.

Khi muốn kéo dài hơn thời gian nêu trên với các vụ việc phức tạp thì phải thông báo cho tổ chức Đảng, Đảng viên biết rõ lý do vì sao.

– Trình bày ý kiến khi tổ chức Đảng nhận xét, quyết định công tác, thi hành kỷ luật với Đảng viên.

Như vậy, khi đã đáp ứng đầy đủ điều kiện trở thành Đảng viên chính thức thì Đảng viên sẽ có các quyền lợi nêu trên. Ngoài ra, Đảng viên chính thức còn được giới thiệu quần chúng vào Đảng khi cùng công tác, lao động, học tập, sinh hoạt cùng nơi cư trú ít nhất 12 tháng với người được giới thiệu.

Thời gian dự bị của đảng viên là bao lâu?

Căn cứ Điều 5 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam quy định:

  • Người được kết nạp vào Đảng phải trải qua thời kỳ dự bị 12 tháng, tính từ ngày chi bộ tổ chức lễ kết nạp.

Trong thời kỳ dự bị, chi bộ tiếp tục giáo dục, rèn luyện và phân công đảng viên chính thức giúp đảng viên đó tiến bộ.

  • Khi hết thời kỳ dự bị, chi bộ xét công nhận đảng viên chính thức từng người một và biểu quyết như khi xét kết nạp; nếu không đủ tư cách đảng viên thì đề nghị lên cấp uỷ có thẩm quyền quyết định xóa tên trong danh sách đảng viên dự bị.
  • Nghị quyết của chi bộ về đề nghị công nhận đảng viên chính thức phải được cấp uỷ có thẩm quyền quyết định.
  • Đảng viên đã được công nhận chính thức thì tuổi đảng của đảng viên tính từ ngày ghi trong quyết định kết nạp.
Hồ sơ chuyển đảng chính thức
Hồ sơ chuyển đảng chính thức

Hồ sơ chuyển đảng chính thức bao gồm những giấy tờ gì?

Thủ tục, hồ sơ, thủ tục xét công nhận Đảng viên dự bị thành Đảng viên chính thức (kể cả kết nạp lại) được hướng dẫn tại Mục 4 Hướng dẫn số 01-HD/TW

Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức (kể cả kết nạp lại), gồm có:

Giấy chứng nhận học lớp bồi dưỡng đảng viên mới

Đảng viên dự bị phải học lớp bồi dưỡng đảng viên mới, được trung tâm chính trị cấp huyện hoặc cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên cấp giấy chứng nhận theo mẫu của Ban Tổ chức Trung ương.

Bản tự kiểm điểm của đảng viên dự bị

Sau 12 tháng, kể từ ngày chi bộ kết nạp, đảng viên dự bị viết bản tự kiểm điểm nêu rõ ưu điểm, khuyết điểm về thực hiện nhiệm vụ đảng viên và biện pháp khắc phục khuyết điểm, tồn tại; đề nghị chi bộ xét, công nhận đảng viên chính thức.

Bản nhận xét về đảng viên dự bị của đảng viên chính thức được phân công giúp đỡ

Đảng viên được phân công giúp đỡ viết bản nhận xét đảng viên dự bị nêu rõ ưu điểm, khuyết điểm, lập trường tư tưởng, nhận thức về Đảng, đạo đức, lối sống và mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao của đảng viên dự bị; báo cáo chi bộ.

Bản nhận xét của đoàn thể chính trị – xã hội nơi làm việc và chi ủy nơi cư trú

Chi ủy có đảng viên dự bị tổng hợp ý kiến nhận xét của đoàn thể chính trị – xã hội mà người đó là thành viên; ý kiến nhận xét của chi ủy hoặc chi bộ (nơi chưa có chi ủy) nơi cư trú đối với đảng viên dự bị để báo cáo chi bộ.

Trường hợp đặc biệt không phải lấy ý kiến nhận xét của chi ủy hoặc chi bộ nơi cư trú đối với đảng viên dự bị thực hiện theo quy định của Ban Bí thư.

Nghị quyết của chi bộ, đảng ủy cơ sở và quyết định công nhận đảng viên chính thức của cấp ủy có thẩm quyền

a) Nội dung và cách tiến hành của chi bộ, đảng ủy bộ phận (nếu có), đảng ủy cơ sở, cấp có thẩm quyền xét, quyết định công nhận đảng viên chính thức thực hiện theo Điểm 3.6 và 3.7, Mục 3 của Hướng dẫn này.

b) Sau khi có quyết định của cấp có thẩm quyền công nhận đảng viên chính thức, chi ủy công bố quyết định trong kỳ sinh hoạt chi bộ gần nhất.

Thủ tục xoá tên đảng viên dự bị vi phạm tư cách

a) Chi bộ xem xét, nếu có hai phần ba đảng viên chính thức trở lên biểu quyết đồng ý xoá tên đảng viên dự bị thì ra nghị quyết, báo cáo cấp ủy cấp trên.

b) Đảng ủy cơ sở xem xét, nếu có hai phần ba đảng ủy viên trở lên biểu quyết đồng ý xoá tên đảng viên dự bị thì ra nghị quyết, báo cáo cấp ủy có thẩm quyền.

c) Ban thường vụ cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên xem xét, nếu có trên một nửa số thành viên biểu quyết đồng ý xoá tên thì ra quyết định xoá tên.

d) Đảng ủy cơ sở được ủy quyền quyết định kết nạp đảng viên ra quyết định xoá tên đảng viên dự bị nếu được sự đồng ý của ít nhất hai phần ba đảng ủy viên đương nhiệm.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Hồ sơ chuyển đảng chính thức” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Mẫu quyết định cưỡng chế thu hồi đất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Hình thức biểu quyết để quyết định hoặc đề nghị kết nạp đảng viên, công nhận đảng viên chính thức, xóa tên trong danh sách đảng viên được thực hiện như thế nào?

Theo điểm 5.1 Mục 5 Hướng dẫn 01-HD/TW, việc biểu quyết để ban hành nghị quyết hoặc quyết định đề nghị kết nạp đảng viên, công nhận đảng viên chính thức, xóa tên trong danh sách đảng viên được thực hiện bằng 01 trong 02 hình thức:
– Bỏ phiếu kín;
– Biểu quyết bằng thẻ đảng viên.
Hình thức biểu quyết do hội nghị chi bộ và hội nghị của cấp ủy quyết định. Trường hợp biểu quyết không đủ tỷ lệ theo quy định để ban hành nghị quyết hoặc quyết định thì phải báo cáo đầy đủ kết quả biểu quyết lên cấp ủy có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Thủ tục và cách tính tuổi đảng cho đảng viên được thực hiện ra sao?

Tuổi đảng của đảng viên được tính từ ngày cấp có thẩm quyền ký quyết định kết nạp đảng viên, nếu không có quyết định kết nạp hoặc không còn lưu giữ được quyết định kết nạp thì lấy ngày vào Đảng ghi trong thẻ đảng viên (trường hợp người đã ra khỏi Đảng mà trước đó đã được xác nhận tuổi đảng thì không được tính lại tuổi đảng theo quy định này).
Đối với những người bị đưa ra khỏi Đảng đã được cấp có thẩm quyền thẩm tra, xác minh, kết luận là bị oan, sai và từ khi đưa ra khỏi Đảng đến nay không vi phạm tư cách đảng viên được khôi phục quyền đảng viên thì tuổi đảng được tính liên tục. Đảng viên có trách nhiệm truy nộp đủ số đảng phí cho chi bộ trong thời gian gián đoạn sinh hoạt đảng theo mức đóng đảng phí quy định trong thời gian đó.
Đảng viên được kết nạp lại phải làm bản kê khai về tuổi đảng của mình, báo cáo chi bộ; chi bộ thẩm tra, báo cáo đảng ủy cơ sở; đảng ủy cơ sở thẩm định, báo cáo cấp ủy cấp trên trực tiếp. Ban thường vụ cấp ủy cấp trên trực tiếp xem xét, ra quyết định tính lại tuổi đảng cho đảng viên (việc tính lại tuổi đảng đối với đảng viên bị khai trừ có thời hạn theo quy định của Điều lệ Đảng khoá II, thời gian mất liên lạc với tổ chức đảng và thời gian gián đoạn do chuyển sinh hoạt đảng thực hiện theo quy định này).

Trường hợp nào đảng viên sinh con thứ 3 không bị kỷ luật?

heo Điều 2 Quy định 05-QĐi/TW năm 2018 bao gồm:
1. Cặp vợ chồng sinh con thứ 3, nếu cả 2 hoặc 1trong 2người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỉ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỉ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ KH&ĐT.
2. Cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất mà sinh 3 con trở lên.
3. Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ 2 mà sinh 2 con trở lên.
4. Cặp vợ chồng sinh lần thứ 3 trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có 1 con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.
5. Cặp vợ chồng sinh con lần thứ 3 nếu đã có 2 con đẻ nhưng một hoặc cả 2 con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận.
6. Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ), quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống.
+ Sinh 1 con hoặc 2 con, nếu 1 trong 2 người đã có con riêng (con đẻ).
+ Sinh 1 hoặc 2 con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ).
7. Sinh con thứ 3 do mang thai ngoài ý muốn, nếu thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người mẹ (có xác nhận của bệnh viện cấp huyện và tương đương trở lên).
8. Phụ nữ chưa kết hôn sinh 3 con trở lên trong cùng một lần sinh.
9. Sinh con thứ 3 trở lên trước ngày 19/1/1989 (ngày Quyết định 162-HĐBT có hiệu lực thi hành).

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.