Hồ sơ bổ nhiệm thừa phát lại gồm những gì?

07/09/2022
Hồ sơ bổ nhiệm thừa phát lại gồm những gì
462
Views

Để trở thành thừa phát lại cần phải đáp ứng các điều kiện và tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật. Khi đó, bạn có thể làm thủ tục bổ nhiệm thừa phát lại. Vậy theo quy định, Hồ sơ bổ nhiệm thừa phát lại gồm những gì? Nộp hồ sơ bổ nhiệm thừa phát lại ở đâu? Thủ tục bổ nhiệm thừa phát lại như thế nào theo quy định mới nhất 2022? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu quy định pháp luật về nội dung này tại bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

Khái niệm thừa phát lại

Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP, thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của thừa phát lại

Công việc thừa phát lại được làm

– Thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án dân sự.

– Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

– Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự.

– Trực tiếp tổ chức thi hành án các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự. Thừa phát lại không tổ chức thi hành án các bản án, quyết định thuộc diện Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành án.

 Hồ sơ bổ nhiệm thừa phát lại gồm những gì
Hồ sơ bổ nhiệm thừa phát lại gồm những gì

Nhiệm vụ của thừa phát lại

– Trung thực, khách quan khi thực hiện công việc; nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật; quy chế tổ chức, hoạt động và đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện công việc của mình.

– Khi thực hiện công việc về thi hành án dân sự, Thừa phát lại có quyền như Chấp hành viên quy định Luật thi hành dân sự, trừ trường hợp được sử dụng công cụ hỗ trợ trong khi thi hành công vụ và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Riêng việc cưỡng chế thi hành án có huy động lực lượng bảo vệ, áp dụng quy định về  Áp dụng biện pháp cưỡng chế trong trường hợp huy động lực lượng bảo vệ.

Những việc thừa phát lại không được làm

– Không được tiết lộ thông tin về việc thực hiện công việc của mình, trừ trường hợp pháp luật cho phép.

– Thừa phát lại không được đòi hỏi bất kỳ khoản lợi ích vật chất nào khác ngoài chi phí đã được ghi nhận trong hợp đồng.

– Trong khi thực thi nhiệm vụ của mình, Thừa phát lại không được nhận làm những việc liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người là người thân thích của mình, bao gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của Thừa phát lại; cháu ruột mà Thừa phát lại là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.

– Các công việc bị cấm khác theo quy định của pháp luật.

Hồ sơ bổ nhiệm thừa phát lại gồm những gì?

Hồ sơ bao gồm:

– Đơn đề nghị bổ nhiệm Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;

– Giấy chứng nhận về sức khoẻ (Nghị định 08/2020/NĐ-CP không có quy định này nhưng trên thực tế Sở Tư pháp sẽ yêu cầu);

– Phiếu lý lịch tư pháp được cấp trong thời hạn 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ;

– Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật để đối chiếu;

– Giấy tờ chứng minh về thời gian công tác pháp luật bao gồm:

+ Quyết định tuyển dụng, hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động kèm theo giấy tờ chứng minh thời gian đóng bảo hiểm xã hội;

+ Giấy tờ chứng minh đã miễn nhiệm, thu hồi chứng chỉ hành nghề hoặc thu hồi thẻ đối với các trường hợp người đã được bổ nhiệm công chứng viên, được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư, đấu giá, quản tài viên, được cấp thẻ thẩm định viên về giá mà chưa miễn nhiệm công chứng viên, thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư, đấu giá, quản tài viên, thẻ thẩm định viên về giá;

+ Giấy tờ chứng minh đã nghỉ hưu hoặc thôi việc đối với trường hợp người đang là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;

– Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính giấy chứng nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề Thừa phát lại để đối chiếu.

Thủ tục bổ nhiệm thừa phát lại mới nhất 2022

Trình tự thủ tục bổ nhiệm thừa phát lại được thực hiện như sau:

**Bước 1: người đề nghị bổ nhiệm Thừa phát lại nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hoặc gửi qua hệ thống bưu chính của Sở Tư pháp nơi đăng ký tập sự.

**Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Tư pháp tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ.

**Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm Thừa phát lại kèm theo hồ sơ đề nghị bổ nhiệm; trường hợp từ chối đề nghị phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.

**Bước 4: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản và hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Thừa phát lại của Sở Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định bổ nhiệm Thừa phát lại; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.

– Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Tư pháp tiến hành xác minh hoặc có văn bản đề nghị Sở Tư pháp, cơ quan, tổ chức có liên quan xác minh tiêu chuẩn bổ nhiệm, thông tin trong hồ sơ đề nghị bổ nhiệm trước khi xem xét, quyết định việc bổ nhiệm. Thời gian xác minh không quá 45 ngày, kể từ ngày Bộ trưởng Bộ Tư pháp có văn bản xác minh.

Người đề nghị bổ nhiệm Thừa phát lại phải nộp phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề Thừa phát lại theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.

Trường hợp nào thừa phát lại bị miễn nhiệm?

Thừa phát lại bị miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:

a) Không còn đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 6 của Nghị định này, trừ tiêu chuẩn về độ tuổi;

b) Thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1, 8 Điều 11 của Nghị định này;

c) Không đăng ký và hành nghề Thừa phát lại trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm;

d) Không hành nghề Thừa phát lại liên tục từ 02 năm trở lên;

đ) Hết thời hạn tạm đình chỉ hành nghề Thừa phát lại tối đa quy định tại khoản 2 Điều 12 của Nghị định này mà lý do tạm đình chỉ vẫn còn;

e) Vi phạm nghiêm trọng Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại; bị xử phạt vi phạm hành chính đến lần thứ hai trong hành nghề Thừa phát lại mà còn tiếp tục vi phạm;

g) Đang là Thừa phát lại mà kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư, thẩm định giá, đấu giá tài sản, quản lý, thanh lý tài sản;

h) Bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ Luật sư 247

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư 247 về Hồ sơ bổ nhiệm thừa phát lại gồm những gì. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; hệ thống hóa đơn điện tử; dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi;… mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Nộp hồ sơ bổ nhiệm thừa phát lại ở đâu?

Theo quy định, cá nhân nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Thừa phát lại đến Sở Tư pháp nơi đăng ký tập sự.

Người nước ngoài có được làm thừa phát lại không?

Theo quy định, một trong những tiêu chuẩn bổ nhiệm Thừa phát lại là thừa phát lại phải là công dân Việt Nam. Do đó, người nước ngoài không được làm thừa phát lại theo quy định.

Ai có thẩm quyền bổ nhiệm Thừa phát lại?

Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm Thừa phát lại trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh có thẩm quyền bổ nhiệm thừa phát lại.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.