Công chứng ngoài trụ sở sẽ gặp những rủi ro nào?

13/04/2022
639
Views

Tôi mua nhà, chủ nhà gợi ý mời công chứng viên thực hiện thủ tục công chứng bên ngoài phòng công chứng để thuận tiện thời gian, đỡ phải đi xa và nhanh gọn hơn. Chủ nhà đảm bảo các thủ tục làm ở ngoài vẫn đảm bảo tính pháp lý, nhưng tôi còn phân vân. Xin hỏi tài liệu khi được công chức bên ngoài phòng công chứng có được công nhận tính pháp lý không? Hiện nay công chứng ngoài trụ sở sẽ gặp những rủi ro nào? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Căn cứ pháp lý

Luật Công chứng năm 2014

Nghị định 23/2015/NĐ-CP

Công chứng là gì?

Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc do cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

Công chứng là chứng nhận tính xác thực của hợp đồng được giao kết và các giấy tờ từ bản gốc được xác lập trong quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại và quan hệ xã hội khác.

Theo khoản 1 Điều 2 Luật công chứng năm 2014, Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận:

+ Tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch);

+ Tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch).

Mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

Công chứng ngoài trụ sở sẽ gặp những rủi ro nào?

Đối tượng của công chứng

Về mặt lý thuyết cũng như về mặt thực tiễn; mọi giấy tờ; văn bản hợp đồng cần chứng minh tính xác thực; tính hợp pháp để phục vụ cho các việc giao dịch đều có thể yêu cầu công chứng. Các giấy tờ; văn bản bao gồm các giấy chứng nhận; chứng chỉ; văn bằng; giấy phép; V.V., do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp; các giấy tờ do cá nhân lập ra như di chúc; giấy uỷ quyền; chữ ký, V.V., và hợp đồng các loại đều có thể trỏ thành đối tượng của hành vi công chứng.

Pháp luật hiện hành chia các đôì tượng của hành vi công chứng thành hai loại:

+ Loại bắt buộc phải có công chứng mới có giá trị chứng cứ

+ Loại không bắt buộc phải có công chứng.

Công chứng ngoài trụ sở sẽ gặp những rủi ro nào?

Điều 44 Luật Công chứng 2014 quy định về địa điểm công chứng như sau:

“1. Việc công chứng phải được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng; trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Việc công chứng có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu; không thể đi lại được; người đang bị tạm giữ; tạm giam; đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.”

Theo quy định nêu trên; có 3 trường hợp việc công chứng có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng như sau:

– Người yêu cầu công chứng là người già yếu; không thể đi lại được;

– Người đang bị tạm giữ; tạm giam; đang thi hành án phạt tù

– Người có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.

Đối với trường hợp cá nhân; tổ chức muốn yêu cầu công chứng ngoài trụ sở thì phải ghi rõ: Lý do; địa điểm; thời gian yêu cầu công chứng vào Phiếu yêu cầu công chứng.

Công chứng ngoài trụ sở sai quy định có bị phạt không?

Trường hợp công chứng ngoài trụ sở không đúng quy định nêu trên thì cá nhân có hành vi vi phạm bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng theo quy định tại Điều 15 Nghị định 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Như vậy, việc công chứng vẫn có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng, nếu người yêu cầu công chứng thuộc một trong các trường hợp nêu trên.

Quy định về công chứng ngoài trụ sở góp phần giảm bớt thời gian đi lại cho khách hàng, đáp ứng nhu cầu của người yêu cầu công chứng. Trường hợp nếu công chứng ngoài trụ sở không đúng quy định thì người có hành vi vi phạm sẽ chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính còn văn bản công chứng vẫn được ghi nhận tính pháp lý.

Công chứng ngoài trụ sở sẽ gặp những rủi ro nào?

Thủ tục công chứng ngoài trụ sở

Bước 1: Công chứng viên trực tiếp tiếp nhận và thực hiện việc kiểm tra hồ sơ xin công chứng ngoài trụ sở. Hồ sơ gồm đơn yêu cầu công chứng ngoài trụ sở và phải nêu rõ lý do yêu cầu công chứng ngoài trụ sở, văn bản dự thảo về nội dung giao dịch (di chúc hoặc hợp đồng…) và loại các giấy tờ liên quan đến giao dịch.

Bước 2: Công chứng viên trực tiếp thực hiện hoặc chuyển chuyên viên nghiệp vụ thực hiện những việc cụ thể do công chứng viên phân công để chuẩn bị hồ sơ công chứng.

Bước 3: Theo phiếu hẹn, công chứng viên đến nơi công chứng ngoài trụ sở.

Bước 4: Công chứng viên ký chứng nhận văn bản công chứng.

Bước 5: Văn bản công chứng được đóng dấu và nộp phí công chứng, thù lao công chứng và chi phí khác theo quy định tại Bộ phận thu phí của Phòng Công chứng. Văn bản công chứng ngoài trụ sở phải ghi rõ thời gian và địa điểm thực hiện việc công chứng.

Việc công chứng tại nhà hiện nay ra sao?

Người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch phải ký vào hợp đồng, giao dịch trước mặt công chứng viên (Điều 48 Luật Công chứng 2014)

Lời chứng của công chứng viên đối với hợp đồng, giao dịch phải ghi rõ thời điểm, địa điểm công chứng, họ, tên công chứng viên, tên tổ chức hành nghề công chứng; chứng nhận người tham gia hợp đồng, giao dịch hoàn toàn tự nguyện, có năng lực hành vi dân sự, mục đích, nội dung của hợp đồng, giao dịch không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ trong hợp đồng, giao dịch đúng là chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của người tham gia hợp đồng, giao dịch; trách nhiệm của công chứng viên đối với lời chứng; có chữ ký của công chứng viên và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề Hiện nay công chứng ngoài trụ sở sẽ gặp những rủi ro nào?. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến công ty tạm ngừng kinh doanh, giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam, xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu,…. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Sơ yếu lý lịch có cần công chứng không?

Pháp luật hiện hành không quy định cụ thể sơ yếu lý lịch có cần công chứng hay không. Tuy nhiên, trong hầu hết các mẫu sơ yếu lý lịch sử dụng trong tuyển dụng đều được địa phương xác nhận là chính xác. Mục đích của việc xác nhận này là nhằm đảm bảo các thông tin được khai trong sơ yếu lý lịch là hoàn toàn đúng với sự thật.
Đối với chứng thực sơ yếu lý lịch, pháp luật quy định người chứng thực chỉ chứng thực chữ ký của người yêu cầu chứng thực chứ không xác nhận về nội dung. Do đó, người yêu cầu chứng thực sơ yếu lý lịch chịu trách hiệm hoàn toàn về các nội dung được khai.

Tại sao khi công chứng cần bản gốc đối chiếu?

Công chứng có bản gốc tạo và cung cấp chứng cứ cho hoạt động tố tụng; khi có tranh chấp xảy ra giữa các bên trong quan hệ dân sự, thương mại. Văn bản công chứng có giá trị chứng cứ, tình tiết; sự kiện trong văn bản công chứng không phải chứng minh; trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố vô hiệu.

Hợp đồng thế chấp tài sản không công chứng có được không?

Hợp đồng phải công chứng trong các trường hợp sau đây:
Một là, thuộc trường hợp pháp luật quy định bắt buộc phải công chứng.
Hai là, tùy thuộc thỏa thuận của các bên hợp đồng.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.