Hệ số lương kiểm sát viên là bao nhiêu?

19/12/2023
Hệ số lương kiểm sát viên hiện nay là bao nhiêu?
374
Views

Chào luật sư hiện nay quy định về hệ số lương của Kiểm sát viên được quy định ra sao? Em là sinh viên luật mới ra trường muốn vào làm ở viện kiểm sát. Tuy nhiên điều em lo ngại chính là em học ở Đại học luật thành phố Hồ Chí Minh không biết có được làm việc ở Viện kiểm sát không. Hiện nay điều kiện để có thể trở thành kiểm sát viên là như thế nào? Hệ số lương kiểm sát viên hiện nay được quy định như thế nào? Mức lương của kiểm sát viên hiện nay tối đa là bao nhiêu? Mong được luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Về vấn đề Hệ số lương kiểm sát viên chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Kiểm sát viên là ai?

Hiện nay kiểm sát viên là người có thẩm quyền kiểm tra và giám sát hoạt động xét xử, tư pháp của tòa án nói riêng và quá trình tố tụng nói chung. Vậy kiểm sát viên gồm những ai? Để trở thành kiểm sát viên hiện nay thì điều kiện có khó không? Theo quy định của pháp luật hiện hành thì khái niệm kiểm sát viên có thể được hiểu như sau:

Theo Điều 74 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014, Kiểm sát viên là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.

Trong đó, việc thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp được quy định như sau:

– Thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.

– Kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự

Ngoài ra còn kiểm sát trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật.

Về thời hạn bổ nhiệm, Kiểm sát viên được bổ nhiệm lần đầu có thời hạn là 05 năm; trường hợp được bổ nhiệm lại hoặc nâng ngạch thì thời hạn là 10 năm. (Theo Điều 82 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014)

Viện kiểm sát nhân dân có bao nhiêu chức danh tư pháp?

Hiện nay quy định về những chức danh tư pháp và hệ thống tổ chức của viện kiểm sát nhân dân được nhiều người quan tâm. Vậy quy định về hình thức tổ chức của viện kiểm sát được quy định cụ thể như thế nào? Những ai được làm việc trong viện kiểm sát nhân dân theo quy định hiện hành? Viện kiểm sát có phải là cơ quan tư pháp không? Hệ thống các cơ quan viện kiểm sát hiện nay được quy định như sau:
Căn cứ tại Điều 40 Luật Tổ chức Viện kiểm sát 2014 quy định hệ thống Viện kiểm sát nhân dân như sau:

Hệ thống Viện kiểm sát nhân dân

  1. Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
  2. Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.
  3. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh).
  4. Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (sau đây gọi là Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện).
  5. Viện kiểm sát quân sự các cấp.
    Như vậy, hệ thống Viện kiểm sát nhân dân theo pháp luật Việt Nam hiện nay gồm:
  • Viện kiểm sát nhân dân
  • Viện kiểm sát nhân dân cấp cao
  • Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh
  • Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện
  • Viện kiểm sát quân sự các cấp.

Căn cứ theo quy định tại Điều 58 Luật Tổ chức Viện kiểm sát 2014 ghi nhận các chức danh của Viện kiểm sát nhân dân như sau:

  • Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Viện kiểm sát quân sự các cấp;
  • Kiểm sát viên;
  • Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra;
  • Điều tra viên;
  • Kiểm tra viên.

Lưu ý: Tiền lương trên dựa trên lương cơ sở không bao gồm các khoản phụ cấp, trợ cấp khác theo quy định.

Hệ số lương kiểm sát viên hiện nay là bao nhiêu?

Kiểm sát viên hiện nay được tính lương theo hệ số của công chức nhà nước. Vậy quy định về hệ số lương của kiểm sát viên hiện hành là bao nhiêu? Bao lâu nữa thì hệ số lương của Kiểm sát viên được nâng lên?Những quy định liên quan đến hệ số lương kiểm sát viên chúng tôi tư vấn đến bạn có các nội dung sau đây:

Hệ số lương của các chức danh tư pháp trong hệ thống Viện kiểm sát nhân dân các cấp được quy định tại Nghị quyết 730/2004/NQ-UBTVQH11 và mức lương cơ sở theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:

– Viện trưởng Viện kiểm sát:

+ Hệ số lương bậc 1: 10,4 tương đương 15.496.000 đồng

+ Hệ số lương bậc 2: 11,0 tương đương 16.390.000 đồng

– Kiểm sát viên cao cấp:

+ Hệ số lương bậc 1: 6,2 tương đương 9.238.000 đồng

+ Hệ số lương bậc 2: 6,56 tương đương 9.774.400 đồng

+ Hệ số lương bậc 3: 6,92 tương đương 10.310.000 đồng

+ Hệ số lương bậc 4: 7,28 tương đương 10.847.000 đồng

+ Hệ số lương bậc 5: 7,64 tương đương 11.383.600 đồng

+ Hệ số lương bậc 6: 8,0 tương đương 11.920.000 đồng

– Kiểm sát viên chính:

+ Hệ số lương bậc 1: 4,4 tương đương 6.556.000 đồng

+ Hệ số lương bậc 2: 4,74 tương đương 7.062.600 đồng

+ Hệ số lương bậc 3: 5,08 tương đương 7.569.200 đồng

+ Hệ số lương bậc 4: 5,42 tương đương 8.075.800 đồng

+ Hệ số lương bậc 5: 5,76 tương đương 8.582.000 đồng

+ Hệ số lương bậc 6: 6,1 tương đương 9.089.000 đồng

+ Hệ số lương bậc 7: 6,44 tương đương 9.595.600 đồng

+ Hệ số lương bậc 8: 6,78 tương đương 10.102.200 đồng.

– Kiểm sát viên:

+ Hệ số lương bậc 1: 2,34 tương đương 3.486.600 đồng

+ Hệ số lương bậc 2: 2,67 tương đương 3.978.300 đồng

+ Hệ số lương bậc 3: 3,0 tương đương 4.470.000 đồng

+ Hệ số lương bậc 4: 3,33 tương đương 4.961.700 đồng

+ Hệ số lương bậc 5: 3,66 tương đương 5.453.100 đồng

+ Hệ số lương bậc 6: 3,99 tương đương 5.945.100 đồng

+ Hệ số lương bậc 7: 4,32 tương đương 6.436.800 đồng

+ Hệ số lương bậc 8: 4,65 tương đương 6.928.500 đồng

+ Hệ số lương bậc 9: 4,98 tương đương 7.420.200 đồng

Tiền lương của Kiểm sát viên theo quy định trên áp dụng đến hết ngày 30/06/2023.

Như vậy, tiền lương mà Kiểm sát viên có thể nhận được cao nhất là 11.920.000 đồng, áp dụng đến hết ngày 30/06/2023.

Những việc Kiểm sát viên không được làm là gì?

Hiện nay để đảm bảo thực hiện đúng chức trách của cơ quan nhà nước thì luật quy định cụ thể các quyền và nghĩa vụ của kiểm sát viên. Bên cạnh đó, luật cũng có quy định những hành vi mà kiểm sát viên nên làm và những việc kiểm sát viên không được làm. Những việc mà kiểm sát viên không được làm hiện nay gồm có:

Theo Điều 84 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định những việc Kiểm sát viên không được làm:

– Những việc mà pháp luật quy định cán bộ, công chức không được làm.

– Tư vấn cho người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác làm cho việc giải quyết vụ án, vụ việc không đúng quy định của pháp luật.

– Can thiệp vào việc giải quyết vụ án, vụ việc hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ án, vụ việc.

– Đưa hồ sơ, tài liệu của vụ án, vụ việc ra khỏi cơ quan nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền.

– Tiếp bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong vụ án, vụ việc mà mình có thẩm quyền giải quyết ngoài nơi quy định.

Hệ số lương kiểm sát viên hiện nay là bao nhiêu?

Nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên là gì?

Quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên hiện nay được quy định tại Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân. Những quyền hạn và trách nhiệm này là phục vụ cho công việc kiểm sát quá trình tố tựng của người/cơ quan kiểm sát có thẩm quyền. Cụ thể thì khi thực hiện nhiệm vụ, kiểm sát viên có các quyền hạn và trách nhiệm cụ thể như sau:

Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên theo Điều 83 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 như sau:

– Khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, Kiểm sát viên tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân.

– Kiểm sát viên tuân theo pháp luật và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình trong việc thực hành quyền công tố, tranh tụng tại phiên tòa và kiểm sát hoạt động tư pháp.

– Kiểm sát viên phải chấp hành quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì Kiểm sát viên có quyền từ chối nhiệm vụ được giao và phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với Viện trưởng;

Trường hợp Viện trưởng vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và Kiểm sát viên phải chấp hành nhưng không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo lên Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên có thẩm quyền. Viện trưởng đã quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm kiểm tra, xử lý nghiêm minh đối với vi phạm pháp luật của Kiểm sát viên khi thực hiện nhiệm vụ được giao; có quyền rút, đình chỉ hoặc hủy bỏ các quyết định trái pháp luật của Kiểm sát viên.

– Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Kiểm sát viên khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp do luật định.

– Trong vụ việc có nhiều Kiểm sát viên tham gia giải quyết thì Kiểm sát viên ở ngạch thấp hơn phải tuân theo sự phân công, chỉ đạo của Kiểm sát viên ở ngạch cao hơn.

– Khi thực hiện nhiệm vụ, Kiểm sát viên có quyền ra quyết định, kết luận, yêu cầu, kiến nghị theo quy định của pháp luật.

Khuyến nghị

Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư 247 sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Thông tin liên hệ

Luật sư 247 đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Hệ số lương kiểm sát viên hiện nay là bao nhiêu?” Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến trích lục hồ sơ đất đai… Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Tiêu chuẩn chung của Kiểm sát viên hiện nay ra sao?

Tiêu chuẩn chung của Kiểm sát viên được quy định tại Điều 75 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 như sau:
– Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
– Có trình độ cử nhân luật trở lên.
– Đã được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát.
– Có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014.
– Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Các ngạch của Kiểm sát viên hiện nay thế nào?

Theo khoản 1 Điều 76 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014, các ngạch Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân gồm có:
– Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
– Kiểm sát viên cao cấp;
– Kiểm sát viên trung cấp;
– Kiểm sát viên sơ cấp.

 Miễn nhiệm Kiểm sát viên trong các trường hợp nào?

Các trường hợp miễn nhiệm Kiểm sát viên được quy định tại Điều 88 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 như sau:
– Kiểm sát viên đương nhiên được miễn nhiệm chức danh Kiểm sát viên khi nghỉ hưu, thôi việc, chuyển ngành.
– Kiểm sát viên có thể được miễn nhiệm chức danh Kiểm sát viên vì lý do sức khỏe, hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do khác mà xét thấy không thể hoàn thành nhiệm vụ được giao.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.