Sau nhiều lần thực hiện cải cách giáo dục; hiện nay ở nước ta đang áp dụng hệ 12 năm học cho hệ phổ thông. Tuy nhiên, trên thực tế; vẫn còn nhiều người chưa nắm rõ quy định mới của pháp luật về việc áp dụng hệ 12 năm học cho hệ phổ thông. Vậy, hệ 12 năm là gì? Hệ 12 năm bắt đầu từ năm nào?
Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Hệ 12 năm bắt đầu từ năm nào?
Theo Quyết định 135/CP thì bắt đầu từ năm 1981; hệ thống giáo dục được chuyển từ hệ 10 năm sang hệ 12 năm. Hệ thống giáo dục phổ thông trong cả nước là hệ thống trường phổ thông 12 năm; được chia làm hai bậc:
- Bậc phổ thông cơ sở, từ lớp 1 đến lớp 9.
- Bậc phổ thông trung học, từ lớp 10 đến lớp 12.
Bắc đầu từ năm học 1981-1982 các hệ thống giáo dục phổ thông chuyển từng bước; có trọng điểm, sang hệ thống giáo dục phổ thông 12 năm. Việc mở rộng các trọng điểm bắt đầu từ năm học 1983-1984; nhằm bảo đảm tính liên tục; và chất lượng của chương trình giáo dục phổ thông; và phải được chuẩn bị chu đáo ngay từ năm học 1981-1982.
Như vậy câu trả lời cho câu hỏi nêu trên là hệ 12 năm bắt đầu từ năm 1981.
Hệ 10 năm bắt đầu từ năm nào?
Theo Nghị định số 596-NĐ quy định:
“ Kể từ niên học 1956 – 1957; các trường phổ thông sẽ tổ chức theo hệ thống trường phổ thông 10 năm.”
Hệ thống trường phổ thông 10 năm chia làm 3 cấp học, bao gồm:
- Cấp 1: 4 năm: từ lớp 1 đến lớp 4.
- Cấp 2: 3 năm: từ lớp 5 đến lớp 7.
- Cấp 3: 3 năm: từ lớp 8 đến lớp 10.
Lớp vỡ lòng chưa sát nhập vào hệ thống trường phổ thông 10 năm. Riêng đối với miền núi; để bảo đảm trình độ kiến thức cho học sinh; thời hạn học tại cấp 1 là 5 năm (không kể lớp vỡ lòng).
Năm học gồm 9 tháng và chia làm 4 học kỳ:
- Học kỳ 1 từ 1 – 9 đến 30-10 (2 tháng).
- Học kỳ 2 từ 2 – 11 đến 31-10 (2 tháng).
- Học kỳ 3 từ 4 – 1 đến 2-3 (2 tháng).
- Học kỳ 4 từ 5 – 3 đến 31-5 (3 tháng).
Nếu ngày khai giảng học kỳ trùng vào ngày nghỉ; thì ngày khai giảng lùi lại ngày hôm sau. Các trường phổ thông nghỉ hè từ 1-6 đến 30-8 mỗi năm (3 tháng).
Như vậy, hệ 10 năm bắt đầu từ năm 1956.
Hệ thống giáo dục Việt Nam
Khái quát chung về hệ thống giáo dục
Theo điều 6 Luật Giáo dục 2019 quy định hệ thống giáo dục quốc dân ở nước ta như sau:
“ 1. Hệ thống giáo dục quốc dân là hệ thống giáo dục mở; liên thông gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.
2. Cấp học; trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
a) Giáo dục mầm non gồm giáo dục nhà trẻ; và giáo dục mẫu giáo;
b) Giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học; giáo dục trung học cơ sở; và giáo dục trung học phổ thông;
c) Giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp; trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng; và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác;
d) Giáo dục đại học đào tạo trình độ đại học; trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ.”
Các cấp học, trình độ đào tạo
Hệ thống giáo dục quốc dân ở nước ta là hệ thống giáo dục mở; liên thông gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên. Cấp học, trình độ đào tạo như sau:
Giáo dục mầm non
- Giáo dục mầm non gồm Giáo dục nhà trẻ và Giáo dục mẫu giáo. Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân; đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện con người Việt Nam.
- Giáo dục mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng; chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi. Giáo dục mầm non nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất; tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ; hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách; chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một.
Giáo dục phổ thông
- Gồm giáo dục tiểu học; giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông. Giáo dục phổ thông nhằm mục tiêu phát triển toàn diện cho người học về đạo đức; trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ; kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân; tính năng động và sáng tạo;
- Giáo dục phổ thông hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa; và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho người học tiếp tục học chương trình giáo dục đại học; giáo dục nghề nghiệp; hoặc tham gia lao động; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Giáo dục nghề nghiệp
- Giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp; trình độ trung cấp; trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác.
- Giáo dục nghề nghiệp với mục tiêu nhằm đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất; kinh doanh và dịch vụ; có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo; thích ứng với môi trường hội nhập quốc tế; bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động;
- Giáo dục nghề nghiệp tạo điều kiện cho người học sau khi hoàn thành khóa học có khả năng tìm việc làm; tự tạo việc làm hoặc học trình độ cao hơn.
Giáo dục đại học
- Giáo dục đại học đào tạo trình độ đại học; trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ.
- Giáo dục đại học đào tạo nhân lực trình độ cao; nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài; đào tạo người học phát triển toàn diện về đức; trí, thể, mỹ.
Có thể bạn quan tâm
- Những điều cần biết về tài sản sau ly hôn
- Giải quyết khi mua đất dính quy hoạch
- Thủ tục người nước ngoài nhận nuôi con tại việt nam
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Hệ 12 năm bắt đầu từ năm nào? Các hệ khác thì sao?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về Xác nhận tình trạng hôn nhân; Xác nhận độc thân; Hợp thức hóa lãnh sự; Thành lập công ty vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102. Hoặc qua các kênh sau:
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Luật Giáo dục năm 2019; Giáo dục chính quy là giáo dục theo khóa học trong cơ sở giáo dục để thực hiện một chương trình giáo dục nhất định, được thiết lập theo mục tiêu của các cấp học, trình độ đào tạo và được cấp văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Luật Giáo dục năm 2019; Giáo dục thường xuyên là giáo dục để thực hiện một chương trình giáo dục nhất định, được tổ chức linh hoạt về hình thức thực hiện chương trình, thời gian, phương pháp, địa điểm, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người học.