Xử phạt hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản

29/01/2022
Xử phạt hành chính lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản
478
Views

Chính phủ ban hành Nghị định 04/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 36/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản. Trong đó phải kể đến 05 điểm mới về xử phạt hành chính lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản. Vậy, nội dung của 05 điểm mới này là gì?

Hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Theo đó, 05 điểm mới về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản; cụ thể như sau: 

1. Sửa đổi hình thức xử phạt chính và hình thức xử phạt bổ sung

Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 04/2022/NĐ-CP:

  • Hình thức xử phạt chính là tước quyền sử dụng giấy phép thăm dò; khai thác khoáng sản từ 01 tháng đến 24 tháng; kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành. 

(Trước đây, hình thức xử phạt chính còn bao gồm tước giấy giấy phép thăm dò; khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước; giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất) 

  • Hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt động lập; thực hiện đề án, dự án về tài nguyên nước; đình chỉ hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; hành nghề khoan nước dưới đất, thăm dò, khai thác khoáng sản từ 01 tháng đến 24 tháng; kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành. 

(Trước đây, không xử phạt đối với hành vi sử dụng tài nguyên nước; hành nghề khoan nước dưới đất và thời hạn đình chỉ chỉ từ 01 tháng đến 12 tháng) 

2. Hướng dẫn chi tiết thời hiệu xử phạt vi phạm lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản

  • Bổ sung Điều 5a Nghị định 36/2020/NĐ-CP, thời hiệu xử phạt hành chính lĩnh vực tài nguyên nước bao gồm các hành vi vi phạm đã kết thúc và các hành vi vi phạm đang thực hiện là 02 năm. 
  • Bổ sung Điều 5b Nghị định 36/2020/NĐ-CP, thời hiệu xử phạt hành chính trong lĩnh vực khoáng sản là 02 năm. 
Xử phạt hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản
Hình ảnh minh họa về hoạt động khai thác tài nguyên

3. Bổ sung biện pháp khắc phục hậu quả với hành vi sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy phép về tài nguyên nước

Theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định 04/2022/NĐ-CP: 

  • Hình thức xử phạt bổ sung: Bỏ hình thức tước quyền sử dụng giấy phép trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng; đối với hành vi sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy phép. 
  • Bổ sung biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại giấy phép đã bị sửa chữa; làm lệch nội dung đối với hành vi sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy phép cho cơ quan có thẩm quyền đã cấp.

4. Tăng mức phạt với hành vi nộp chậm báo cáo định kỳ hoạt động thăm dò khoáng sản

Theo quy định khoản 13 Điều 2 Nghị định 04/2022/NĐ-CP: 

Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng

  • Chế tài này áp dụng đối với hành vi: Nộp chậm báo cáo định kỳ hoạt động thăm dò khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định từ 30 ngày đến dưới 60 ngày kể từ ngày 01 tháng 02 của năm kế tiếp kỳ báo cáo.

Bổ sung quy định phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng

Chế tài này áp dụng đối với hành vi:

  • Không nộp báo cáo định kỳ hoạt động thăm dò khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định (tổ chức; cá nhân nộp báo cáo định kỳ hoạt động thăm dò khoáng sản chậm từ 60 ngày trở lên; kể từ ngày 01 tháng 02 của năm kế tiếp kỳ báo cáo được xem là không nộp báo cáo định kỳ hoạt động thăm dò khoáng sản).

(Trước đây, thời hạn nộp chậm báo cáo định kỳ là quá 30 ngày; kể từ ngày 01 tháng 02 của năm kế tiếp kỳ báo cáo cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản)

  • Mức phạt này áp dụng với cá nhân, tổ chức vi phạm bị phạt gấp 2 lần mức phạt đối với cá nhân. (Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 36/2020/NĐ-CP)

5. Tăng mức phạt đối với hành vi nộp chậm báo cáo định kỳ hoạt động khai thác khoáng sản

Theo quy định tại khoản 14 Điều 36 Nghị định 04/2022/NĐ-CP: 

– Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với hành vi:

Nộp chậm báo cáo định kỳ hoạt động khai thác khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định từ 30 ngày đến dưới 60 ngày kể từ ngày 01 tháng 02 của năm kế tiếp kỳ báo cáo.

– Bổ sung quy định phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 60 triệu đồng đối với hành vi không nộp báo cáo định kỳ hoạt động khai thác khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (tổ chức, cá nhân nộp báo cáo định kỳ hoạt động khai thác khoáng sản chậm từ 60 ngày trở lên kể từ ngày 01 tháng 02 của năm kế tiếp kỳ báo cáo được xem là không nộp báo cáo định kỳ hoạt động khai thác khoáng sản).

(Trước đây, thời hạn nộp chậm báo cáo định kỳ hoạt động khai thác khoáng sản là quá 30 ngày kể từ ngày 01 tháng 02 của năm kế tiếp kỳ báo cáo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền)

Mức phạt này áp dụng với cá nhân, tổ chức vi phạm bị phạt gấp 2 lần mức phạt đối với cá nhân (theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 36/2020/NĐ-CP).

Nghị định 04/2022/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 06/01/2022. 

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Sư X về “Xử phạt hành chính lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về Xác nhận tình trạng hôn nhânXác nhận độc thân; Hợp thức hóa lãnh sự; Thành lập công ty vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.  Hoặc qua các kênh sau:

FB: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Khu vực thăm dò khoáng sản là gì?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 36/2020/NĐ-CP; Khu vực thăm dò khoáng sản là khoảng không gian giới hạn bởi diện tích theo bề mặt và chiều sâu được phép thăm dò ghi trong Giấy phép thăm dò khoáng sản và phù hợp với đề án thăm dò đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định.

Khu vực khai thác khoáng sản là gì?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 36/2020/NĐ-CP; Khu vực khai thác khoáng sản là khoảng không gian nằm trong biên giới kết thúc khai thác của mỏ được xác định trong Dự án đầu tư/Báo cáo kinh tế kỹ thuật khai thác khoáng sản phù hợp với trữ lượng khoáng sản được phép đưa vào thiết kế khai thác thuộc phạm vi ranh giới tọa độ, diện tích, độ sâu ghi trong Giấy phép khai thác khoáng sản.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Luật hành chính

Comments are closed.