Hành vi xuyên tạc lịch sử bị xử lý như thế nào theo quy định?
Chào Luật sư, Ngày 14/10, Công an huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh, đã khởi tố bị can và bắt tạm giam Thạch Rine (61 tuổi, ở huyện Trà Cú) Theo nhà chức trách, Thạch Rine thường xuyên đăng tải, chia sẻ biểu tượng, tài liệu liên quan đến tổ chức phản động bên ngoài. Cơ quan điều tra đã thu thập các tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ việc. Vậy hành vi xuyên tạc lịch sử bị xử lý như thế nào theo quy định? Xin Luật sư giải đáp giúp tôi. Cảm ơn Luật sư
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Luật Sư 247. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Hành vi xuyên tạc lịch sử có tác hại như thế nào?
Lịch sử dựng nước và giữ nước dân tộc Việt Nam được ghi dấu bằng những chiến công oanh liệt; những thành tựu to lớn trên con đường xây dựng; phát triển. Tuy nhiên, với dã tâm thâm độc, lòng thù hận, các thế lực thù địch, xét lại, cơ hội chính trị đã cố tình bôi đen, xuyên tạc, phủ nhận sự thật lịch sử; khoét sâu, thổi phồng sai lầm, khuyết điểm, nhằm tuyên truyền sai lệch, làm cho một bộ phận quần chúng thiếu hiểu biết về lịch sử dân tộc, hoài nghi, phai nhạt niềm tin đối với Đảng, chia rẽ Đảng với Nhân dân; làm suy yếu, tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Hành vi xuyên tạc lịch sử gây ảnh hưởng đến trật tự xã hội.
Hành vi xuyên tạc lịch sử có thể bị xử lý theo Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân được quy định tại Điều 331 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
Các yếu tố cấu thành tội phạm
Chủ thể
Chủ thể của tội này là bất kỳ người nào có đủ khả năng lực trách nhiệm hình sự.
Khách thể
Hành vi này xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân được pháp luật ghi nhận và bảo vệ.
Mặt khách quan của tội phạm
Về hành vi phạm tội
Có hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm các lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.
Lợi dụng các quyền tự do dân chủ được thể hiện qua việc sử dụng các quyền đó để thực hiện hành vi xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.
Về đối tượng bị xâm phạm
- Các lợi ích của Nhà nước gồm lợi ích về chính trị, về kinh tế và lợi ích trên các lĩnh vực khác.
- Quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân bao gồm các quyền, lợi ích hợp pháp về chính trị, về kinh tế, về dân sự… được pháp luật thừa nhận và bảo hộ (như quyền tự do kinh doanh, quyển thừa kế…)
- Các quyền tự do dân chủ của công dân được Hiến pháp năm 2013 ghi nhận. Gồm các quyền:
- Quyền tự do ngôn luận, tự do phát biểu bày tỏ ý kiến của cá nhân.
- Quyền tự do báo chí, tự do viết bài và in báo, đưa tin cho báo chí.
- Quyền tự do tín ngưỡng, quyền tự do theo hoặc không theo một tôn giáo nào nhất định.
- Quyền tự do hội họp. Được hiểu là quyền tự do nhóm họp để trao đổi ý kiến về những lĩnh vực và những vấn đề nhất định.
- Quyền tự do lập hội. Được hiểu là quyền tự do tổ chức ra các hội nhất định nhằm phục vụ tiến bộ xã hội.
- Các quyển tự do dân chủ khác như: Quyền được bầu cử, quyền ứng cử, quyển khiếu nại, tố cáo…
Mặt chủ quan của tội phạm
Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. Người phạm tội biết rõ đó là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn cố tình thực hiện.
Hành vi xuyên tạc lịch sử bị xử lý như thế nào theo quy định?
Khung 1
Người phạm tội có thể bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm khi:
Lợi dụng các quyền tự do ngôn luận; tự do báo chí; tự do tín ngưỡng; tôn giáo; tự do hội họp; lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;
Khung 2
Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm đối với trường hợp phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Xem thêm: Xâm phạm quyền tự do ngôn luận bị xử lý thế nào?
Giải quyết vấn đề
Lịch sử Việt Nam được hình thành từ lâu đời với công lao của ông cha ta. Lịch sử là quá khứ, là nơi chứa đựng giá trị văn hóa, là nguồn dữ liệu để tham chiếu kinh nghiệm cha ông vào sự phát triển hôm nay. Lịch sử và cuộc sống là một quá trình phát triển biện chứng mà hôm nay phải là sự kế thừa và phát triển của hôm qua và chuẩn bị cho hôm sau. Hành vi xuyên tạc lịch sử là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, cần phải loại trừ.
Có thể bạn quan tâm
- Đăng tin sai sự thật về hoạt động của chốt kiểm soát dịch bị xử lý thế nào?
- Cán bộ chốt kiểm soát dịch lạm dụng chức vụ, quyền hạn bị xử lý như thế nào?
- Cán bộ kiểm lâm nhận hối lộ từ lâm tặc bị xử lý như thế nào?
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Hành vi xuyên tạc lịch sử bị xử lý như thế nào theo quy định?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ của luật sư, hãy liên hệ 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Theo điều 351 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017:
“Người nào cố ý xúc phạm Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”
Do đó, hành vi xúc phạm Quốc kỳ có thể bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Các tội phạm về chức vụ là những hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan; tổ chức do người có chức vụ thực hiện trong khi thực hiện công vụ; nhiệm vụ.
Theo Điều 386 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017:
Thạt tù từ 06 tháng đến 03 năm với hành vi đang bị tạm giữ, tạm giam, áp giải, xét xử hoặc chấp hành án phạt tù mà bỏ trốn
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
+ Có tổ chức;
+ Dùng vũ lực đối với người canh gác hoặc người áp giải.