Giết người là một trong những hành vi xâm phạm đến quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng; sức khỏe của con người. Đây là hành vi rất đáng lên án trong xã hội hiện nay. Đặc biệt, một số đối tượng đã ra tay độc ác với những đứa trẻ ngây thơ vô tội. Mới đây trên các trang báo đã xuất hiện 1 bài viết được khá nhiều độc giả quan tâm khi đối tượng đã ra tay sát hại 1 bé gái 12 tuổi:
“Theo điều tra ban đầu, ngày 3/11, Tân đến nhà người quen ở huyện Phú Tân nhậu, quen biết anh Nguyễn và con gái 12 tuổi của anh này. Ngày 7/11, Tân nói dối sẽ mua tặng bé gái điện thoại để học online. Anh ta sau đó chở cô bé đến xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, nhưng đưa vào nhà trọ ngủ.
Gia đình anh Nguyễn không thấy con gái đâu đã đi tìm, trình báo công an.
Sáng hôm sau, Tân đi nhậu cùng một số người bạn, đến trưa thì chở bé về. Trên đường đi, bé gái đòi mua điện thoại và khóc. Tân tức giận chở em lên núi ông Két ở xã Thới Sơn, huyện Tịnh Biên, bóp cổ đến chết.”
Vậy Hành vi sát hại trẻ em bị xử phạt bao nhiêu năm tù? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây:
Căn cứ pháp lý
Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Hành vi giết người là gì?
Giết người là một hành vi cố ý tước đoạt về tính mạng của người nào đó một trái quy định pháp luật; hành vi tước đoạt tính mạng người khác được xác định là hành vi mà có khả năng gây ra cho người khác cái chết; hoặc chấm dứt sự sống của họ; hậu quả của hành vi mà trái luật này là gây chết người.
Pháp luật quy định độ tuổi trẻ em là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 1 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em số 25/2004/ QH11 ngày 15/6/2004 của Quốc hội quy định:
Trẻ em mà quy định trong Luật này là công dân Việt Nam dưới mười sáu tuổi.
Căn cứ vào các quy định trên, thì hành vi sát hại trẻ em chính là giết người mà dưới mười sáu tuổi.
Dấu hiệu pháp lý của hành vi sát hại trẻ em
Khách thể của tội phạm
Giết người là hành vi trái pháp luật của một người cố ý tước bỏ quyền sống của người khác.
Quyền sống là một trong những quyền cơ bản nhất của con người. Cuộc sống của mỗi con người bắt đầu từ khi họ được sinh ra đến khi họ chết.
Tội giết người trực tiếp xâm phạm quyền sống của con người. Đối tượng tác động của tội giết người là thân thể con người đang sống.
Như vậy, khách thể của tội giết người là quyền được sống, quyền được Nhà nước bảo hộ về tính mạng của con người.
Mặt khách quan của tội phạm
Giết người dưới 16 tuổi là trường hợp trường hợp mà nạn nhân bị giết chưa đủ 16 tuổi.
Giết người dưới 16 tuổi được coi là trường hợp tăng nặng trách nhiệm hình sự, không chỉ xuất phát từ quan điểm bảo vệ trẻ em là bảo vệ tương lai của đất nước, bảo vệ lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mà còn bảo vệ những người không có khả năng tự vệ.
Việc xác định tuổi của người bị hại dưới 16 tuổi là một yêu cầu bắt buộc của các cơ quan tiến hành tố tụng. Hồ sơ vụ án nhất thiết phải có giấy khai sinh của người bị hại, nếu không có giấy khai sinh thì phải có các tài liệu chứng minh người bị hại là người chưa đến 16 tuổi. Trường hợp không có giấy tờ chứng minh tuổi của bị hại, việc xác định tuổi của bị hại được tiến hành theo quy định tại điều 417 Bộ luật tố tụng hình sự số: 101/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015.
Chủ thể của tội phạm
Tội giết người được thực hiện bởi bất kỳ người nào từ đủ 14 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự.
Thứ nhất, tội giết người được thực hiện bởi bất kỳ người nào. Đó có thể là công dân Việt Nam, người nước ngoài hay người không quốc tịch. Trong một số trường hợp nhất định trong mặt khác quan của tội phạm; người phạm tội phải đạt đủ yêu cầu phải là con, cháu, người có trách nhiệm nuôi dưỡng người khác, học trò; người có nghề nghiệp nhất định mới cấu thành tội phạm.
Thứ hai, Theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 người từ đủ 14 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm quy định tại Điều 123 Bộ luật hình sự. Như vậy, người từ đủ 14 tuổi phải chịu trách nhiệm về tội giết người.
Thứ ba, người có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ.
Mặt chủ quan của tội phạm
Tội giết người chủ yếu được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp, cũng có trường hợp do lỗi cố ý gián tiếp. Một số trường hợp luật quy định phải làm rõ động cơ, mục đích của người phạm tội như: vì động cơ đê hèn; để thực hiện hoặc để che giấu tội phạm khác,…; Người phạm tội biết rõ mức độ nguy hiểm của hành vi mà mình gây ra; nhận thức rõ hành vi đó có thể gây tổn hại đến thân thể người khác và nhìn thấy trước hậu quả chết người. Tuy nhiên người phạm tội vẫn mong muốn cho hậu quả xảy ra; hoặc không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc hậu quả xảy ra.
Hành vi sát hại trẻ em bị xử phạt bao nhiêu năm tù?
Căn cứ Điều 123 Bộ Luật hình sự 2015 về tội giết người, trong đó có quy định cụ thể về khung hình phạt đối với tội giết trẻ em:
“1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;….”
Như vậy đối với hành vi sát hại trẻ em; mức phạt cao nhất cho hành vi này đó là tử hình.
Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ bị xử phạt như thế nào?
Tại Điều 124 quy định về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ như sau:
- Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Như vậy, cùng là hành vi giết người nhưng tội giết con mới đẻ không có mức phạt tử hình.
Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh bị xử phạt bao nhiêu năm tù?
Theo Điều 125, người nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Trường hợp phạm tội đối với 02 người trở lên thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh khác với tội giết người quy định tại Điều 123 ở chỗ, tinh thần của người phạm tội bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Giết người khi đi đòi nợ bị xử phạt bao nhiêu năm tù theo quy định?
- Giết người vì tranh chấp đất đai bị đi tù mấy năm?
- Ngáo đá giết người có được coi là tình tiết giảm nhẹ?
- Thời hạn điều tra đối với tội giết người theo quy định
Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi về “Hành vi sát hại trẻ em bị xử phạt bao nhiêu năm tù?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Điều 126 quy định về tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội như sau:
Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
Ngoài tội giết người quy định tại Điều 123, Bộ luật Hình sự còn có một số quy định với các tội khác cùng có hành vi giết người nhưng không có mức phạt tử hình, cụ thể như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ; Tội giết người trong trạng thái tinh thần kích động mạnh; Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội.