Hành vi ngoại tình bị xử phạt như thế nào theo quy định pháp luật?

23/10/2021
Hành vi ngoại tình bị xử phạt như thế nào theo quy định pháp luật? Ngoại tình là gì? Ngoại tình bị xử phạt như thế nào?
755
Views

Hành vi ngoại tình bị xử phạt như thế nào theo quy định pháp luật? Ngoại tình là gì? Ngoại tình bị xử phạt như thế nào?

Hôn nhân là quan hệ giữa vợ chồng khi đã thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn. Tuy nhiên, khi tình cảm vợ chồng không còn, phát sinh nhiều mâu thuẫn, xung đột thậm chí ngoại tình. Vậy hành vi ngoại tình bị xử phạt như thế nào theo quy định pháp luật? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu bài viết dưới đây:

Căn cứ pháp lý:

Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017

Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014

Ngoại tình là gì?

Hiện nay pháp luật không quy định rõ thế nào là hành vi ngoại tình mà ngoại tình chỉ là từ ngữ thường dùng ở đời sống sinh hoạt hằng ngày. Có thể hiểu ngoại tình là hành vi của người đã có vợ hoặc chồng nhưng lại có quan hệ tình cảm với người khác. Hành vi này được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, có thể là chung sống như vợ chồng, có thể là kết hôn…

Dưới góc độ pháp luật, có thể hiểu bản chất của hành vi ngoại tình là hành vi của người đã có vợ hoặc chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình nhưng lại đi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác.

Ngoại tình bị xử phạt như thế nào?

Xử phạt vi phạm hành chính

Hành vi ngoại tình sẽ phải chịu xử phạt vi phạm hành chính, cụ thể được quy định tại khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP:

Điều 59. Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác.

Xử lý hình sự

Nếu mức độ nguy hiểm của hành vi này lớn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự. Cụ thể được quy định tại khoản 1 Điều 182 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017:

Điều 182. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng

Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

Vậy nếu hành vi ngoại tình làm cho quan hệ hôn nhân dẫn đến ly hôn hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính rồi mà vẫn vi phạm thì sẽ bị  phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

Nộp đơn giải quyết ly hôn đơn phương ở đâu?

Khi đã chuẩn bị đơn đầy đủ, hoàn tất việc nộp đơn tại Tòa án nhân dân nơi bạn đang sống, tuy nhiên còn tùy vào hai trường hợp sau:

  • Không có yếu tố nước ngoài:

Nếu giải quyết ly hôn đơn phương không có yếu tố nước ngoài thì sẽ gửi đơn tại nơi bị đơn cư trú. Trường hợp không xác định được nơi cư trú thì nộp đơn tại nơi bị đơn lưu trú lần cuối cùng.

Nếu việc đơn phương ly hôn có một bên là người nước ngoài thì sẽ phải thực hiện các thủ tục ủy thác tư pháp. Khi đó; thẩm quyền giải quyết vụ án sẽ thuộc về tòa án cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Như vậy; khi làm đơn đơn phương ly hôn trong những trường hợp này; nguyên đơn sẽ nộp đơn tại tòa án cấp tỉnh nơi mà bên còn lại cư trú.

Nếu trường hợp đơn phương có yếu tố nước ngoài; nhưng không phải thực hiện các thủ tục ủy thác tư pháp thì người làm đơn sẽ nộp đơn khởi kiện tòa án cấp quận, huyện nơi bên còn lại cư trú để giải quyết.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Chưa ly hôn mà có con với người khác có vi phạm pháp luật không?

Đã rút đơn ly hôn đơn phương có nộp lại được không?

Cán bộ, công chức ngoại tình có phải vi phạm pháp luật không?

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về Hành vi ngoại tình bị xử phạt như thế nào theo quy định pháp luật?”. Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Để thực hiện yêu cầu ly hôn đơn phương cần chuẩn bị những giấy tờ gì?

Khi thực hiện ly hôn đơn phương cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
– Đơn xin ly hôn đơn phương (theo mẫu);
– Đăng ký kết hôn (bản chính); nếu không có thì có thể xin cấp bản sao…
– Bản sao có chứng thực Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân… của vợ và chồng; sổ hộ khẩu của gia đình;
– Bản sao chứng thực giấy khai sinh của con nếu có con chung;
– Nếu có tài sản chung và yêu cầu phân chia tài sản chung khi ly hôn; thì chuẩn bị giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung này…

Thời gian để ly hôn đơn phương có lâu không?

Ly hôn đơn phương sẽ phải trải quan các giai đoạn như chuẩn bị xét xử, hòa giải,… Do đó, thông thường một vụ giải quyết ly hôn đơn phương thường kéo dài 04 tháng; với những trường hợp phức tạp hơn về tài sản; về cấp dưỡng có thể kéo dài hơn.

Biểu hiện cụ thể của hành vi ngoại tình?

– Là việc đang có vợ/đang có chồng mà chung sống với người khác; hoặc người chưa có vợ/chưa có chồng mà chung sống với người mình biết rõ là đang có vợ/đang có chồng.
– Việc chung sống diễn ra công khai; hoặc không công khai nhưng cùng sinh hoạt chung như một gia đình.
– Việc chung sống như vợ chồng được chứng minh qua việc có con chung; có tài sản chung.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời