Hành vi mua bán tinh trùng bị xử phạt thế nào theo quy định mới?

05/05/2022
Mua bán tinh trùng có bị xử phạt hay không theo quy định mới
665
Views

Chào Luật sư, hiện tại tôi là nam độc thân. Do thấy tôi có ngoại hình sáng và thông minh, vợ chồng bạn của chị tôi ngỏ ý muốn mua tinh trùng của tôi. Anh chồng bị vô sinh nên họ luôn khao khát có được một đứa con. Tôi cũng đang phân vân vì sợ bị ảnh hưởng đến sau này. Tôi cũng muốn giúp nhưng họ nhất quyết mua bán vì không muốn cho tôi thiệt thòi. Hành vi mua bán tinh trùng bị xử phạt thế nào theo quy định mới? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Hiện nay, việc hiến tinh trùng nhận được nhiều sự quan tâm của những người vô sinh, hiếm muộn hoặc muốn làm mẹ đơn thân. Thế nhưng, không ít những biến tướng về việc này đã xuất hiện. Xuất hiện cò mồi môi giới để “điều” người đi bán tinh trùng. Để trả lời câu hỏi ở trên, mời bạn tham khảo bài viết này nhé:

Căn cứ pháp lý

 Việc mua bán tinh trùng được pháp luật quy định thế nào?

Việc sử dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản như hiến tặng tinh trùng, noãn là một việc mang tính nhân đạo, giúp cho những cặp vợ chồng hiếm muộn có được những đứa con theo mong muốn của mình. Tuy nhiên hiện nay, chúng đang bị nhiều đối tượng lợi dụng để chuộc lợi. Có nhiều trường hợp mang tinh trùng đi để buôn bán, xuất hiện những dịch vụ mang tính bất thường, trái phép như bán tinh trùng của những người có chỉ số thông minh cao, người có ngành nghề được coi trọng như bác sĩ, kỹ sư, ca sĩ,…

Bên cạnh đó, việc mua bán tinh trùng còn bị thực hiện theo những cách phản khoa học, phản cảm như việc lấy trực tiếp hay quan hệ tình dục. Việc lạm dụng việc hiến tặng tinh trùng này gây ra nhiều hệ lụy và nguy cơ cho xã hội như việc đi ngược lại với thuần phong mỹ tục, lây truyền các bệnh truyền nhiễm, nguy cơ ảnh hưởng xấu tới thai nhi,…

Mua bán tinh trùng có bị xử phạt hay không theo quy định mới
Mua bán tinh trùng có bị xử phạt hay không theo quy định mới

Hành vi mua bán tinh trùng bị xử phạt thế nào theo quy định mới?

Mặc dù pháp luật nước ta đã bắt đầu có những quy định về việc hiến tặng tinh trùng, noãn và thực hiện các biện pháp hỗ trợ sinh sản, nhưng trái lại những chế tài xử phạt về các hành vi vi phạm quy định trên lại chưa đủ, chưa tạo được tính răn đe cần thiết. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến việc mua bán tinh trùng trái phép diễn ra tràn lan hiện nay.

Theo quy định tại Điều 33, Nghị định 176/2013 do Chính phủ ban hành ngày 14/11/2014, xử phạt xã vi phạm quy định về sinh con theo phương pháp hỗ trợ sinh sản thì các hành vi như: Thực hiện cho, nhận noãn; cho, nhận tinh trùng; cho, nhận phôi khi không được phép theo quy định của pháp luật; không bảo đảm điều kiện thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản theo quy định của pháp luật. sẽ bị xử phạt từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng.

Trong trường hợp thực hiện việc cấy tinh trùng, noãn, phôi giữa những người cùng dòng máu về trực hệ và giữa những người khác giới có họ trong phạm vi ba đời thì mức phạt là từ 60 triệu đồng đến 80 triệu đồng. Ngoài bị phạt tiền, người/ cơ sở vi phạm còn phải chịu hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động trong thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng.

Mua bán tinh trùng trong trại giam xử lý có gì khác?

Ngoài xử lý các đối tượng có liên quan theo quy định chung; thì phạm nhân thực hiện hành vi khi đang chấp hành án tại trại giam phải xử lý riêng biệt. Đối với phạm nhân nam đã bán tinh trùng trong trại giam phải chịu sự kỷ luật; tùy mức độ là khiển trách, cảnh cáo, giam tại buồng kỷ luật.

Phạm nhân nữ mang thai nếu đang trong thời gian chờ thi hành án tử hình sẽ được hoãn thi hành án tử hình. Nếu đang chấp hành án phạt tù có thể được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù.

Ngoài ra các cán bộ liên quan đến việc quản lý giam giữ sẽ phải chịu hình thức ký luật đình chỉ công tác. Vì đã không hoàn thành nhiệm vụ, để xảy ra tình trạng mạng thai trong trại giam.

Bán tinh trùng để sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Pháp luật nước ta đã có quy định về việc sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Cụ thể; tại Điều 4, Nghị định 10/2015 ngày 28/01/2015 quy định:

“1. Người cho tinh trùng; cho noãn được khám và làm các xét nghiệm để xác định: Không bị bệnh di truyền ảnh hưởng đến thế hệ sau; không bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình; không bị nhiễm HIV.

2. Tự nguyện cho tinh trùng; cho noãn và chỉ cho tại một cơ sở khám bệnh; chữa bệnh được Bộ Y tế công nhận được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.

3. Cơ sở khám bệnh; chữa bệnh không được cung cấp tên; tuổi; địa chỉ và hình ảnh của người cho tinh trùng.

Đồng thời; không phải nơi nào cũng có thể được phép thực hiện việc lấy/ xét nghiệm tinh trùng mà chỉ có các cơ sở khám chữa bệnh có đầy đủ cơ sở vật chất; kỹ thuật theo quy định của Bộ Y tế và được sự cho phép của Bộ trưởng Bộ Y tế thì mới có thẩm quyền này.

Mua bán tinh trùng có bị xử phạt hay không theo quy định mới
Mua bán tinh trùng có bị xử phạt hay không theo quy định mới

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Hành vi mua bán tinh trùng bị xử phạt thế nào theo quy định mới?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; xin giấy phép bay Flycam; giải thể công ty; Thành lập công ty ….của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Mua bán tinh trùng có bị xử lý hình sự không?

Hiện tại chưa có bất kỳ các quy định nào khác để điều chỉnh, kể cả trong Bộ luật Hình sự hiện hành. Tuy nhiên nếu cá nhân nào biết mình đang bị các bệnh truyền nhiễm, bệnh xã hội mà cố tình đi bán tinh trùng theo các phương thức trái phép gây lây lan bệnh truyền nhiễm thì sẽ bị xử lý riêng theo quy định của Luật phòng chống các bệnh truyền nhiễm và Bộ luật Hình sự hiện hành.

Người môi giới mua bán tinh trùng phải chịu mức hình phạt ra sao?

Hiện nay pháp luật chưa quy định củ thể về việc xử lý đối với hành vi môi giới tinh trùng. Tại khoản 1 Điều 33 Nghị định 176/2013/NĐ – CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế chỉ quy định về việc “Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin về tên, tuổi, địa chỉ và hình ảnh của người cho, nhận tinh trùng, phôi”.

Tại sao cần ngăn chặn việc mua bánh tinh trùng?

Người nhận tinh trùng ngoài việc có thể bị lây nhiễm các bệnh nguy hiểm qua bộ phận sinh dục hoặc thai nhi gặp vấn đề di truyền từ người hiến tinh trùng thì còn có thể dẫn đến tình trạng hôn nhân cận huyết sau này.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.