Hành vi mua bán tinh trùng trong trại giam bị xử lý như thế nào?

21/09/2021
Hành vi mua bán tinh trùng trong trại giam bị xử lý như thế nào
592
Views

Mới có một vụ án nữ tử tù đang trong thời gian chờ thi hành án thì phải hoãn thì hành án tử hình vì đang mang thai. Qua quá trình điều tra cho thấy nữ tử tù đã mua tinh trùng của một phạm nhân nam với giá 50 triệu đồng để bơm vào tử cung. Sau nhiều lần thực hiện, cuối cùng nữ tử tù đã mang thai mà thoát khỏi thi hành án tử hình. Vậy trong trường hợp này xử lý hành vi mua bán tinh trùng trong trại giam như thế nào? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây

Căn cứ pháp lý

Nghị định 10/2015/NĐ-CP

Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Nội dung tư vấn

Việc sử dụng tinh trùng của người khác theo quy định của pháp luật

Hiện nay nhà nước cho phép việc sử dụng phương pháp hỗ trợ sinh sản thụ tinh ống nghiệm cho cặp vợ chồng hiếm muộn không sinh được con hoặc phụ nữ độc thân.

Người cho tinh trùng, cho noãn được khám và làm các xét nghiệm để xác định: Không bị bệnh di truyền ảnh hưởng đến thế hệ sau; không bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình; không bị nhiễm HIV.

Tự nguyện cho tinh trùng, cho noãn và chỉ cho tại một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được Bộ Y tế công nhận được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.

Như vậy việc sử dụng tinh trùng chỉ được pháp luật công nhận khi người có nhu cầu đến các cơ sở khám, chữa bệnh được Bộ Y tế công nhận; và có sự tự nguyện cho tinh trùng chứ không có sự mua bán tinh trùng.

Xử lý hành vi mua bán tinh trùng

Việc cho tặng tinh trùng được coi là hành động mang tính nhân văn; tuy nhiên thực tế lại có không ít người trục lợi. Bằng các hình thức bán tinh trùng tại các chợ đen, hoặc thậm bán bằng cách quan hệ trực tiếp với người mua. Điều này gây ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục.

Thực hiện cho, nhận tinh trùng khi không được phép theo quy định của pháp luật; không bảo đảm điều kiện thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản theo quy định của pháp luật; sẽ bị xử phạt từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng.

Nếu cấy tinh trùng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ và giữa những người khác giới có họ trong phạm vi ba đời thì mức phạt là từ 60 triệu đồng đến 80 triệu đồng.

Hiện nay chỉ có thể xử phạt hành chính các cá nhân có các hành vi trên; Bộ luật hình sự chưa có điều luật điều chỉnh hành vi này. Nhưng nếu biết mình bị bệnh truyền nhiễm, HIV mà cố tình bán tinh trùng có thể bị truy cứu về tội Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người.

Mua bán tinh trùng trong trại giam xử lý có gì khác?

Ngoài xử lý các đối tượng có liên quan theo quy định chung; thì phạm nhân thực hiện hành vi khi đang chấp hành án tại trại giam phải xử lý riêng biệt. Đối với phạm nhân nam đã bán tinh trùng trong trại giam phải chịu sự kỷ luật; tùy mức độ là khiển trách, cảnh cáo, giam tại buồng kỷ luật.

Phạm nhân nữ mang thai nếu đang trong thời gian chờ thi hành án tử hình sẽ được hoãn thi hành án tử hình. Nếu đang chấp hành án phạt tù có thể được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù.

Ngoài ra các cán bộ liên quan đến việc quản lý giam giữ sẽ phải chịu hình thức ký luật đình chỉ công tác. Vì đã không hoàn thành nhiệm vụ, để xảy ra tình trạng mạng thai trong trại giam.

Vì sao tử tù có thai lại hoãn thi hành án tử hình

Các trường hợp hoãn thi hành án tử hình

Theo quy định tại Luật thi hành án hình sự năm 2019, trường hợp hoãn thi hành án tử hình

Điều 81. Hoãn thi hành án tử hình

1. Hội đồng thi hành án tử hình quyết định hoãn thi hành án tử hình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Người bị kết án tử hình thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 40 của Bộ luật Hình sự;

b) Có lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan;

c) Ngay trước khi thi hành án người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm.

Như vậy phụ nữ có thai thuộc trường hợp được hoãn thi hành án tử hình.

Hoãn thi hành án tử hình với tử tù mang thai là nhân đạo

Mặc tử tù là người phạm tội rất nghiệm trọng; hành vi đặc biệt nguy hiểm cho xã hội. Nhưng nếu trong trường hợp ngoài ý muốn hay cố ý mang thai đều phải hoãn thi hành án. Bởi người mẹ là người phạm tội, nhưng đứa bé không có tội nên không thể thi hành án tủ đối với người mẹ. Vì vậy hoãn thi hành án tử hình mang tính nhân đạo đối với đứa trẻ trong bụng tử tù.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Trên đây là bài viết của chúng tôi, hy vọng giúp ích cho bạn. Nếu cần hỗ trợ pháp lý hình sự, vui lòng liên hệ chúng tôi: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Khi nào thì tử tù được hoãn thi hành án tiếp tục thi hành?

Khi các lý do để hoãn thi hành án không còn thì cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tiếp tục tiến hành thi hành án tử hình đối với tử tù. Đối với trường hợp tử tù mang thai được hoãn thi hành án tử hình; sau khi sinh con và con đủ 36 tháng tuổi, tử tù sẽ tiếp tục thi hành án tử hình.

Nếu sau khi thi hành án tử hình mà tử tù chưa chết thì sao?

Sau mười phút mà người bị thi hành án tử hình chưa chết, cán bộ kiểm tra phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để ra lệnh sử dụng thuốc dự phòng. Nếu sử dụng hết 03 liều dự phòng mà tử tù không chết thì Hội đồng thi hành án phải quyết định tạm dừng thi hành án tử hình.

Thi hành án tử hình bằng hình thức nào?

Nghị định 43/2020/NĐ-CP quy định về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc. Đối với những tội phạm phạm tội đặc biệt nghiêm trọng phải áp dụng hình phạt tử hình. Tử tù có quyền viết đơn xin ấn giảm gửi đến Chủ tịch nước. Nếu tử tù không có đơn, hoặc bị bãi đơn thì Hội đồng thi hành án tử hình sẽ tiến hành các thủ tục cho thi hành án.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Trả lời