Hành vi lợi dụng tiêm vaccine để thu lợi bất chính sẽ bị xử lý ra sao?

26/08/2021
600
Views

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19; nhiều người đã được tiêm vaccine miễn phí; nhất là người dân ở tỉnh thành có số ca mắc Covid-19 cao. Chính phủ cùng với Bộ Y tế đang chỉ đạo rất quyết liệt triển khai việc tiêm vaccine ngừa Covid-19. Nhà nước hướng tới đảm bảo người dân được tiêm miễn phí giống như tiêm chủng các vaccine phòng chống dịch bệnh trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Tuy nhiên hiện nay xuất hiện rất nhiều các đối tượng có hành vi lợi dụng tiêm vaccine để thu lợi bất chính. Vấn đề này đang gây xôn xao dư luận trong thời gian gần đây.

“Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cũng vừa yêu cầu Công an Hà Nội vào cuộc điều tra vụ một công chức phường Cống Vị; quận Ba Đình thu tiền để sắp xếp cho người dân tiêm vaccine mà không phải đăng ký. Theo báo chí phản ánh; số tiền mỗi người phải nộp cho cán bộ này từ 800.000 đến một triệu đồng. Hành vi lợi dụng dịch bệnh để thu lợi bất chính đã khiến nhiều người bức xúc.”

Vậy Hành vi lợi dụng tiêm vaccine để thu lợi bất chính sẽ bị xử lý ra sao? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu ngay sau đây.

Căn cứ pháp lý

Nghị định 117/2020/NĐ-CP

Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Thế nào là hành vi lợi dụng tiêm vaccine để thu lợi bất chính?

Hành vi lợi dụng tiêm vaccine để thu lợi bất chính là việc một số cá nhân móc nối; tổ chức tiêm vaccine dịch vụ nhằm trục lợi bằng cách sắp xếp tiêm vaccine mà không phải đăng ký; cho một số người không được ưu tiên đăng ký sau lại được tiêm trước,… Theo đó, những cá nhân này sẽ thu tiền của những người đi tiêm vaccine. Đây là một hành vi sai trái xét về cả mặt đạo đức lẫn mặt pháp luật; hành vi này đã vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc bình đẳng, công bằng; công khai, minh bạch trong tiêm chủng.

Hành vi thu lợi bất chính từ tiêm vaccine còn ngược tinh thần chỉ đạo của Chính phủ; Thủ tướng và bộ Y tế về việc tiêm vaccine miễn phí. Hành vi này xảy ra phần nào khiến người dân lo lắng về việc tiêm vaccine đã không còn minh bạch; gây hoang mang trong người dân nhất là khi mà dịch bệnh Covid đang diễn ra rất phức tạp.

Hành vi lợi dụng tiêm vaccine để thu lợi bất chính sẽ bị xử lý ra sao?

Xử phạt hành chính hành vi lợi dụng tiêm vaccine để thu lợi bất chính

Căn cứ Khoản 3 Điều 9 Nghị định 117/2020/NĐ-CP

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không khám sàng lọc hoặc khám sàng lọc không đầy đủ cho đối tượng được tiêm chủng;

b) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về tiếp nhận, vận chuyển và bảo quản vắc xin;

c) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật và hướng dẫn chuyên môn về an toàn tiêm chủng, quản lý đối tượng tiêm chủng;

d) Không dừng ngay buổi tiêm chủng khi đang triển khai tiêm chủng mà xảy ra tai biến nặng sau tiêm chủng;

đ) Không thống kê đầy đủ thông tin liên quan đến trường hợp tai biến nặng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế và báo cáo cho Sở Y tế trong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm xảy ra tai biến;

e) Không tổ chức tiêm chủng chống dịch khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã đăng ký với Sở Y tế sở tại để thực hiện tiêm chủng vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng;

g) Tính vào giá dịch vụ tiêm chủng vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, tiêm chủng chống dịch đối với các khoản chi phí đã được ngân sách nhà nước bảo đảm;

h) Bán vắc xin, sinh phẩm y tế thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng.

 Theo quy định trên, những hành vi vi phạm quy định về sử dụng vaccine có thể bị phạt tiền 3-5 triệu đồng.

Truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi lợi dụng tiêm vaccine để thu lợi bất chính

Tùy thuộc tính chất hành vi vi phạm; những cá nhân liên quan có thể bị xử lý về một trong các tội theo Bộ luật Hình sự 2015 như Tham ô tài sản (Điều 353); Nhận hối lộ (Điều 354), Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 355); Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 357); hay Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi (Điều 358).

Ví dụ đối với tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; cá nhân sẽ bị xử phạt như sau:

1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà vượt quá quyền hạn của mình làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

……

Có thể thấy hành vi lợi dụng tiêm vaccine để thu lợi bất chính trong nhiều trường hợp; đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cá nhân tổ chức, nhà nước. Nhất là trong tình hình dịch bệnh căng thẳng lượng vaccine còn khan hiếm; những hành vi trục lợi trong thời gian này cần bị xử lý nghiêm minh; mang tính răn để tình trạng trục lợi từ vaccine sẽ không tái diễn nữa.

Hình phạt nổ sung

– Đình chỉ toàn bộ hoặc một phần hoạt động của cơ sở trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với một số hành vi quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 3, khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều 9 Nghị định 117/2020/NĐ-CP.

– Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh; chữa bệnh trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 3 và các điểm a, b, c, d khoản 4 Điều 9 Nghị định 117/2020/NĐ-CP.

Cơ sở y tế vi phạm có thể bị đình chỉ hoạt động 1-3 tháng; còn cán bộ vi phạm bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong 1-3 tháng. Người vi phạm cũng phải hoàn trả số tiền đã thu sai quy định; trường hợp không hoàn trả được cho đúng người thì số tiền này được nộp vào ngân sách Nhà nước.

Có thể bạn quan tâm

Trên đây là quan điểm của Luật sư 247 về vấn đề “Hành vi lợi dụng tiêm vaccine để thu lợi bất chính sẽ bị xử lý ra sao?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Đối tượng được ưu tiên tiêm vaccine

Các nhóm đối tượng tiêm vaccine Covid-19 sắp xếp theo mức độ ưu tiên theo tình huống dịch và trong bối cảnh nguồn vaccine này cung cấp hạn chế tại Việt Nam, bao gồm: Nhân viên y tế; Nhân viên tham gia phòng chống dịch (Ban chỉ đạo các cấp, nhân viên của các khu cách ly, phóng viên…); Nhân viên ngoại giao, hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh; Lực lượng quân đội; Lực lượng công an; Giáo viên; Người trên 65 tuổi; Nhóm cung cấp dịch vụ thiết yếu: hàng không, vận tải, du lịch; cung cấp dịch vụ điện, nước…; Những người mắc các bệnh mạn tính: người có nhu cầu đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài; Người tại vùng dịch theo chỉ định dịch tễ.

Xử phạt hành chính không khai báo y tế khi về từ vùng dịch

Quyết định số 219/QĐ-BYT do Bộ Y tế ban hành ngày 29 tháng 01 năm 2020; đã bổ sung bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCov) gây ra vào danh mục bệnh truyền nhiễm nhóm A .
Khoản 3 Điều 7 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP quy định:
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A của bản thân; hoặc của người khác mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;
b) Cố ý khai báo; thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;
c) Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận