Các hành vi vi phạm pháp luật quy định về quản lý nhà nước luôn là các vấn đề gây nhức nhối. Các hành vi này đều bị pháp luật nghiêm cấm và xử lý thích đáng nếu vi phạm. Liên quan tới vấn đề này, chúng tôi sẽ đề cập tới một vụ việc đang gây xôn xao dư luận gần đây. Đây là vụ việc về Cựu cục phó quản lý thị trường bị bắt với cáo buộc lợi dụng chức vụ quyền hạn để in SGK giả.
Tóm tắt vụ việc
Vụ án được phát hiện vào sáng 18/6 khi Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Bộ Công an) phối hợp cùng các đơn vị nghiệp vụ đột kích Công ty In, văn hóa truyền thông Hà Nội và Công ty TNHH Phú Hưng Phát tại Hà Nội. 19 xưởng in, gia công và 15 kho hàng, 3 dây chuyền máy in offset 4 màu… phục vụ sản xuất sách giả bị phát hiện.
C03 đã tạm giữ hơn 3,2 triệu quyển sách giáo khoa giả, hơn 1,5 triệu tem giả của nhiều nhà xuất bản…, cùng 20 tỷ đồng từ nguồn thu bất hợp pháp.
Ngày 17/8, Ông Trần Hùng, cựu cục phó Cục Quản lý trị trường bị bắt với cáo buộc liên quan vụ án in 3,2 triệu cuốn SGK giả.
Vậy hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn để in để in SGK giả bị xử lý ra sao? Hãy cùng Luật Sư 247 tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017
Như thế nào là hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn để in SGK giả?
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để in SGK giả là (Hành vi) làm trái với nhiệm vụ được giao của người có chức vụ, quyền hạn.
Hành vi làm trái với nhiệm vụ được giao có thể là làm không đúng, không đầy đủ, không kịp thời, trái với quy định của Nhà nước hoặc điều lệ công tác.
Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm trước hết hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức đồng thời xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật tuỳ thuộc vào lĩnh vực mà hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn xảy ra. Trong Luật hình sự Việt Nam, hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn thuộc một số lĩnh vực cụ thể đã được quy định thành những tội danh cụ thể.
Như vậy, hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn để in SGK giả có thể bị khép vào tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Cấu thành tội phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ
Các yếu tố cấu thành tội phạm được xác định như sau:
Khách thể của tội phạm tội lợi dụng chức vụ khi thi hành công vụ
Tội phạm xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức xã hội; đồng thời xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân.
Mặt khách quan của tội phạm tội lợi dụng chức vụ khi thi hành công vụ
Hành vi khách quan của tội này là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ. Trong thực tế làm trái công vụ có thể là không làm trong trường hợp phải làm; và có điều kiện để làm hoặc làm nhưng không đầy đủ; hoặc làm ngược lại quy định hoặc yêu cầu của công vụ.
Quy định về công vụ có thể tồn tại trong các quy định của pháp luật, nội quy, chế độ, thể lệ của ngành; hoặc địa phương. Hành vi làm trái của người có chức vụ, quyền hạn phải gây ra những thiệt hại cụ thể cho lợi ích của nhà nước; của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
Như vậy; hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạm này là dấu hiệu pháp lý bắt buộc trong cấu thành tội phạm. Đây là loại tội phạm mà hậu quả nguy hiểm của nó rất đa dạng.
Chúng có thể là những thiệt hại mang tính vật chất như tính mạng, sức khỏe, tài sản; nhưng cũng có thể là những thiệt hại phi vật chất như uy tín, danh dự, nhân phẩm con người… Khi có hậu quả xảy ra; hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ bị coi là tội phạm.
Mặt chủ quan của tội phạm tội lợi dụng chức vụ khi thi hành công vụ
Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý.
Động cơ phạm tội là động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác.
Động cơ vụ lợi là động cơ mưu cầu lợi ích vật chất cho mình; hoặc cho người khác mà mình quan tâm.
Động cơ cá nhân khác trong thực tế có thể là động cơ củng cố địa vị, uy tín cá nhân; hoặc quyền lực cá nhân mà không mưu cầu lợi ích vật chất.
Động cơ phạm tội là dấu hiệu pháp lý bắt buộc của tội này.
Chủ thể của tội phạm tội lợi dụng chức vụ khi thi hành công vụ
Chủ thể của tội phạm là chủ thể đặc biệt, là người có chức vụ, quyền hạn.
Ngoài hai dấu hiệu pháp lý thông thường của chủ thể của tội phạm:
Độ tuổi và năng lực trách nhiệm hình sự; người thực hiện hành vi phạm tội ở đây phải là người có chức vụ, quyền hạn; theo quy định của điều 352 BLHS.
Nếu người gây thiệt hại cho xã hội không có dấu hiệu về chức vụ, quyền hạn; thì hành vi gây thiệt hại có thể cấu thành một tội phạm khác.
Dấu hiệu về chủ thể đặc biệt chỉ yêu cầu người phạm tội; trong trường hợp đồng phạm thì những người đồng phạm khác như người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức không cần dấu hiệu trên đây.
Hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn để in SGK giả bị xử lý ra sao?
Điều 356, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định các khung phạt sau; về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ::
Khung 1
Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Khung 2
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
Khung 3
Phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.
Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên.
Hình phạt bổ sung
Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm; có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Giải quyết tình huống
Trong trường hợp này, các cơ quan chức năng vẫn đang tiếp tục điều tra làm rõ vụ việc.
Nếu bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ; ông Hùng có thể đối mặt với các mức án; được quy định tại điều 356, Bộ luật hình sự, sửa đổi bổ sung 2017.
Mức án cao nhất có thể lên tới 15 năm tù; và bị cấm đảm nhiệm chức vụ đến 5 năm cùng với bị phạt tiền lên đến 100.000.000 đồng.
Mời bạn xem thêm bài viết:
Hành vi lập hồ sơ khống gây thiệt hại 300 triệu bị xử lý như thế nào?
Xây dựng nhà ở trên đất quy hoạch có được không?
Xét tuyển công chức được thực hiện như thế nào?
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để in SGK giả bị xử lý như thế nào?” . Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Lạm dụng chức vụ, quyền hạn” là sử dụng vượt quá quyền hạn, chức trách, nhiệm vụ được giao hoặc tuy không được giao, không được phân công nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực đó nhưng vẫn thực hiện.
“Lợi dụng chức vụ, quyền hạn” là dựa vào chức vụ, quyền hạn được giao để làm trái, không làm hoặc làm không đúng quy định của pháp luật.
Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì nhẹ nhất là bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng thì sẽ có thể phải chịu án phạt tù từ 1-5 năm.