Các hành vi vi phạm pháp luật quy định về quản lý nhà nước luôn là vấn đề gây nhức nhối. Các hành vi này đều bị pháp luật nghiêm cấm và xử lý thích đáng nếu vi phạm. Liên quan tới vấn đề này, chúng tôi sẽ đề cập tới một vụ việc đang gây xôn xao dư luận gần đây. Đây là vụ việc về một nhóm cán bộ xã bị cáo buộc lập hồ sơ khống xây nhà văn hóa gây thiệt hại cho nhà nước 300 triệu đồng.
Tóm tắt vụ việc
Ông Nguyễn Mão (58 tuổi) cùng 3 cán bộ xã Hợp Thành (huyện Yên Thành) bị cáo buộc lập khống hồ sơ xây dựng; gây thiệt hại cho nhà nước 300 triệu đồng.
Bị can Mão và Chung bị tạm giam 4 tháng, hai người còn lại cấm đi khỏi nơi cư trú.
Theo hồ sơ, từ năm 2016 đến 2018 ông Nguyễn Mão đương chức chủ tịch UBND xã Hợp Thành đã chỉ đạo 3 thuộc cấp lập khống hồ sơ chi hỗ trợ xây dựng nhà văn hóa xóm Chùa, xã Hợp Thành. Hành vi này bị cáo buộc gây thiệt hại cho nhà nước 300 triệu đồng. Trên thực tế công trình này đã được xã hỗ trợ xây dựng 350 triệu đồng.
Vậy hành vi lập hồ sơ khống xây nhà văn hóa gây thiệt hại 300 triệu đồng bị xử lý ra sao? Hãy cùng Luật Sư 247 tìm hiểu.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017
Hành vi lập hồ sơ khống xây nhà văn hóa gây thiệt hại 300 triệu đồng bị khép vào tội gì?
Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ là hành vi cố ý trực tiếp lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội; quyền, lợi ích hợp pháp của công dân; do người có chức vụ, quyền hạn; và đạt độ tuổi luật hình sự quy định thực hiện vì vụ lợi; hoặc có động cơ cá nhân khác.
Như vậy, hành vi lập hồ sơ khống xây nhà văn hóa gây thiệt hại 300 triệu đồng có thể bị khép vào tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Cấu thành tội phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ
Các yếu tố cấu thành tội phạm được xác định như sau:
Khách thể của tội phạm
Tội phạm xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức xã hội; đồng thời xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân.
Mặt khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan của tội này là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ. Trong thực tế làm trái công vụ có thể là không làm trong trường hợp phải làm; và có điều kiện để làm hoặc làm nhưng không đầy đủ; hoặc làm ngược lại quy định hoặc yêu cầu của công vụ.
Quy định về công vụ có thể tồn tại trong các quy định của pháp luật, nội quy, chế độ, thể lệ của ngành; hoặc địa phương. Hành vi làm trái của người có chức vụ, quyền hạn phải gây ra những thiệt hại cụ thể cho lợi ích của nhà nước; của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
Như vậy; hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạm này là dấu hiệu pháp lý bắt buộc trong cấu thành tội phạm. Đây là loại tội phạm mà hậu quả nguy hiểm của nó rất đa dạng.
Chúng có thể là những thiệt hại mang tính vật chất như tính mạng, sức khỏe, tài sản; nhưng cũng có thể là những thiệt hại phi vật chất như uy tín, danh dự, nhân phẩm con người… Khi có hậu quả xảy ra; hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ bị coi là tội phạm.
Mặt chủ quan của tội phạm
Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý.
Động cơ phạm tội là động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác.
Động cơ vụ lợi là động cơ mưu cầu lợi ích vật chất cho mình; hoặc cho người khác mà mình quan tâm.
Động cơ cá nhân khác trong thực tế có thể là động cơ củng cố địa vị, uy tín cá nhân; hoặc quyền lực cá nhân mà không mưu cầu lợi ích vật chất.
Động cơ phạm tội là dấu hiệu pháp lý bắt buộc của tội này.
Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm là chủ thể đặc biệt, là người có chức vụ, quyền hạn.
Ngoài hai dấu hiệu pháp lý thông thường của chủ thể của tội phạm:
Độ tuổi và năng lực trách nhiệm hình sự; người thực hiện hành vi phạm tội ở đây phải là người có chức vụ, quyền hạn; theo quy định của điều 352 BLHS.
Nếu người gây thiệt hại cho xã hội không có dấu hiệu về chức vụ, quyền hạn thì hành vi gây thiệt hại có thể cấu thành một tội phạm khác.
Dấu hiệu về chủ thể đặc biệt chỉ yêu cầu người phạm tội, trong trường hợp đồng phạm thì những người đồng phạm khác như người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức không cần dấu hiệu trên đây.
Hành vi lập hồ sơ khống xây nhà văn hóa gây thiệt hại 300 triệu đồng bị xử lý ra sao?
Điều 356, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định các khung phạt sau về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ::
Khung 1
Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Khung 2
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
Khung 3
Phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.
Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên.
Hình phạt bổ sung
Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Thực hiện hành vi lập hồ sơ khống xây nhà văn hóa gây thiệt hại 300 triệu đồng theo nhóm thì bị xử lý thế nào?
Ngoài ra, trong vụ việc này, còn xuất hiện dấu hiệu đồng phạm trong hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ.
Đồng phạm là gì?
Điều 17, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định như sau về đồng phạm:
1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.”
Đồng phạm với tội danh lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ bị xử lý ra sao?
Theo quy định của pháp luật; đồng phạm phải chịu trách nhiệm hình sự về toàn bộ tội phạm; như vậy tất cả những người đồng phạm đều bị truy tố xét xử theo cùng một tội danh; cùng một điều luật và trong phạm vi chế tài của điều luật ấy.
Cụ thể, tại điều 58, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định như sau:
Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm; Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm.
Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng; hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó.
Mời bạn xem thêm bài viết:
Xây dựng nhà ở trên đất quy hoạch có được không?
Xét tuyển công chức được thực hiện như thế nào?
Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Hành vi lập hồ sơ khống gây thiệt hại 300 triệu bị xử lý như thế nào?” . Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Lạm dụng chức vụ, quyền hạn” là sử dụng vượt quá quyền hạn, chức trách, nhiệm vụ được giao hoặc tuy không được giao, không được phân công nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực đó nhưng vẫn thực hiện.
“Lợi dụng chức vụ, quyền hạn” là dựa vào chức vụ, quyền hạn được giao để làm trái, không làm hoặc làm không đúng quy định của pháp luật.
Phạt tù từ 10 năm đến 15 năm và bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Người sử dụng đất không được phép tiến hành xây dựng nhà ở, công trình. Nếu vấn tiến hành xây dựng là vi phạm pháp luật và phải cưỡng chế phá dỡ công trình.