Hành vi gửi bưu phẩm đồi trụy xử phạt như thế nào?

20/11/2021
Hành vi gửi bưu phẩm đồi trụy xử phạt như thế nào?
339
Views

Truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy là hành vi vi phạm pháp luật; mặc dù cơ quan chức năng đã xử phạt rất nhiều trường hợp nhưng những hành vi này vẫn tiếp diễn. Điển hình như đăng ảnh khiêu dâm; quay video ăn chơi thác loạn, biểu diễn đồi trụy… đều là những hành vi trái với thuần phong mỹ tục; sai lệch đạo đức. Vừa qua còn xuất hiện tình trạng gửi bưu phâm đồi truy cho người khác; cho thấy được các hình thức chia sẻ các sản phẩm đồi trụy ngày càng có nhiều hình thức khác nhau. Vậy theo quy định hiện nay; hành vi gửi bưu phẩm đồi trụy xử phạt như thế nào?. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu ngay sau đây.

Căn cứ pháp lý

Gửi bưu phẩm đồi trụy cho người khác là hành vi phạm pháp luật

Theo quy định tại điều 3 Nghị định 178/2004/NĐ-CP: “Đồi trụy” là sự thể hiện bằng hành động, bằng hình ảnh, bằng âm thanh lối sống ăn chơi, tiêu khiển thấp hèn, xấu xa, hư hỏng đến mức tồi tệ về đạo đức, trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc. Như vậy gửi bưu phẩm đồi trụy là không lành mạnh; thể hiện sự sai lệch về đạo đức con người.Hành vi này cần được xử lý; tùy vào hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Hành vi gửi bưu phẩm đồi trụy xử phạt như thế nào?

Nghị định 15/2020/NĐ-CP; về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.

Theo Nghị định này, đối với hành vi gửi; hoặc chấp nhận hoặc vận chuyển hoặc phát bưu gửi chứa văn hóa phẩm trái đạo đức xã hội, trái thuần phong mỹ tục của Việt Nam; sẽ bị phạt tiền từ 20 đến 30 triệu đồng.

Ngoài ra, phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau:

– Gửi hoặc chấp nhận hoặc vận chuyển bưu gửi chứa vật phẩm, hàng hóa từ Việt Nam đi các nước mà pháp luật Việt Nam quy định cấm xuất khẩu hoặc pháp luật của nước nhận quy định cấm nhập khẩu;

– Gửi hoặc chấp nhận hoặc vận chuyển bưu gửi chứa vật phẩm, hàng hóa cấm sử dụng hoặc cấm lưu thông theo quy định của pháp luật;

– Gửi hoặc chấp nhận hoặc vận chuyển bưu gửi chứa vật phẩm, hàng hóa cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật;

– Gửi hoặc chấp nhận hoặc vận chuyển bưu gửi chứa vật phẩm, hàng hóa cấm vận chuyển bằng đường bưu chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi gửi bưu phẩm đồi trụy

Hành vi gửi bưu phẩm đồi trụy gây ra hậu quả nghiêm trọng; lan truyền sách báo, hình ảnh, video đồi trụy rộng rãi; có thể bị truy cứu theo quy định tại Điều 326 Bộ luật hình sự 2015; về Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy như sau:

– Người nào làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có nội dung khiêu dâm, đồi trụy hoặc hành vi khác truyền bá vật phẩm đồi trụy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dữ liệu được số hóa có dung lượng từ 01 gigabyte (GB) đến dưới 05 gigabyte (GB);

b) Sách in, báo in có số lượng từ 50 đơn vị đến 100 đơn vị;

c) Ảnh bản giấy có số lượng từ 100 ảnh đến 200 ảnh;

d) Phổ biến cho 10 người đến 20 người;

đ) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

Có tổ chức; Dữ liệu được số hóa có dung lượng từ 05 gigabyte (GB) đến dưới 10 gigabyte (GB); Sách in, báo in có số lượng từ 51 đơn vị đến 100 đơn vị; Ảnh bản giấy có số lượng từ 201 ảnh đến 500 ảnh; Phổ biến cho 21 người đến 100 người; Đối với người dưới 18 tuổi; Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; Tái phạm nguy hiểm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

Dữ liệu được số hóa có dung lượng 10 gigabyte (GB) trở lên; Sách in, báo in có số lượng 101 đơn vị trở lên; Ảnh bản giấy có số lượng 501 ảnh trở lên; Phổ biến cho 101 người trở lên.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Hành vi gửi tin nhắn rác bị xử phạt như thế nào?

Nghị định số 15/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử do Chính phủ ban hành ngày 03/02/2020.

Điểm b khoản 6 Điều 94 Nghị định nêu rõ, phạt tiền từ 60 – 80 triệu đồng đối với tổ chức có hành vi gửi hoặc phát tán tin nhắn rác, thư điện tử rác, phần mềm độc hại.

Mức phạt này còn được áp dụng với một số hành vi khác như:

– Không có hình thức từ chối nhận thư điện tử quảng cáo hoặc tin nhắn quảng cáo;

– Tạo hàng loạt cuộc gọi nhỡ nhằm dụ dỗ người sử dụng gọi điện thoại; nhắn tin đến các số cung cấp dịch vụ nội dung để trục lợi; hoặc để cung cấp thông tin quảng cáo;

– Khai thác, sử dụng các số dịch vụ, số thuê bao viễn thông không đúng mục đích;

– Số dịch vụ gọi tự do, gọi giá cao được mở chiều gọi đi hoặc để gửi/nhận tin nhắn.

goài ra, liên quan đến tin nhắn rác, thư điện tử rác, Nghị định có nêu:

– Phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng nếu không ngăn chặn tin nhắn rác giả mạo nguồn gửi trước khi gửi tới người sử dụng dịch vụ hoặc thực hiện không đầy đủ các yêu cầu điều phối, ngăn chặn, xử lý tin nhắn rác…

– Phạt tiền từ 30 – 40 triệu đồng nếu không tuân thủ các yêu cầu điều phối; ngăn chặn, xử lý tin nhắn rác hoặc không thực hiện yêu cầu xử lý các thông báo, phản ánh tin nhắn rác của Bộ Thông tin và Truyền thông…

Với cùng một hành vi vi phạm, mức phạt đối với cá nhân bằng một nửa mức phạt nêu trên.

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Hành vi gửi bưu phẩm đồi trụy xử phạt như thế nào?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Phim khiêu dâm là phim ra sao?

Thông tư 09/2010/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch định nghĩa cụ thể:
“Khiêu dâm là hành vi dùng hình ảnh, ngôn ngữ, âm thanh, hành động khêu gợi, kích thích dâm ô, ham muốn tình dục trái với truyền thống đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam, gồm: Mô tả bộ phận sinh dục, khỏa thân, mô tả khỏa thân hoặc không khỏa thân nhưng kích thích tình dục, mô tả nhu cầu tình dục, thủ dâm dưới mọi hình thức”.Phim khiêu dâm là phim có những đặc điểm của hành vi khiêu dâm.

Tin nhắn quảng cáo cần tuân thủ quy định nào?

Theo Điều 14 Nghị định 91/2020/NĐ-CP quy định về yêu cầu đối với tin nhắn quảng cáo như sau:
1. Tin nhắn quảng cáo phải được gắn nhãn theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.
2. Trong trường hợp quảng cáo cho các dịch vụ có thu cước thì phải cung cấp đầy đủ thông tin về giá cước.
3. Có chức năng từ chối theo quy định tại Điều 16 Nghị định này.

Đọc trộm email người khác có vi phạm pháp luật không?

Theo quy định tại Điều 38 Bộ luật Dân sự 2005 về quyền bí mật đời tư thì: “Quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư cá nhân của cá nhân đó phải được người đó đồng ý…. Thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được đảm bảo an toàn và bí mật…”. Như vậy hành vi đọc trộm email người khác là hành vi vi phạm pháp luật?

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Trả lời