Đe dọa tống tiền bằng video nhạy cảm của người khác xử phạt ra sao?

07/11/2021
Đe dọa tống tiền bằng video nhạy cảm của người khác xử phạt ra sao?
654
Views

Đe dọa tống tiền bằng video nhạy cảm của người khác xử phạt ra sao?. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu ngay sau đây.

Căn cứ pháp lý

Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Thế nào là đe dọa tống tiền bằng video nhạy cảm?

Sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin; kéo theo nguy cơ bị lộ, mất thông tin bí mật đời tư; đặc biệt là các clip nhạy cảm. Những người xấu có thể dùng các clip nóng; để thực hiện hành vi phạm tội, trong đó có việc tống tiền. 

Đe dọa tống tiền là hành vi của một; hoặc một nhóm người sở hữu điểm yếu, vật dụng,… của một cá nhân khác để yêu cầu người đó phải đưa cho họ một số tiền lớn nhằm mục đích để họ không tiết lộ những điểm yếu, sơ hở… của mình.

Video nhạy cảm là những video của người bị đe dọa như những video về lối sống buông thả hoặc là video về cảnh giường chiếu của người bị đe dọa…. nói chung đều là video riêng tư gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người bị đe dọa

Đe dọa tống tiền bằng video nhạy cảm; chính là hành vi dùng video nhạy cảm để tống tiền cụ thể để đe dọa người khác nhằm để bắt người đó đưa ra một khoản tiền nếu không sẽ tung video nhạy cảm này cho ai đó hoặc với mọi người khiến người bị đe dọa lo sợ và phải đưa tiền ngay lập tức.

Đe dọa tống tiền bằng video nhạy cảm của người khác xử phạt ra sao?

Căn cứ quy định tại Điều 170 Bộ luật hình sự 2015; thì hành vi tống tiền khi sở hữu video nhạy cảm của người khác là Tội cưỡng đoạt tài sản; mức xử phạt như sau:

– Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản; thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

  • Có tổ chức;
  • Có tính chất chuyên nghiệp;
  • Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi; phụ nữ mà biết là có thai; người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  • Tái phạm nguy hiểm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Tung clip nóng lên mạng xã hội có bị phạt tù không?

Tung ảnh sex/clip nóng nhạy cảm lên mạng để hạ nhục người khác; nguy cơ bị truy tố tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy (Điều 253, BLHS) và làm nhục người khác (Điều 121, BLHS); và tống tiền (Điều 135, BLHS)

Hành vi phát tán clip nóng của người khác lên phương tiện thông tin đại chúng; cũng có thể là Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông; với mức xử phạt được quy định tại Điều 288 Bộ luật hình sự 2015 như sau:

Điều 288. Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông

Khung 1

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc gây dư luận xấu làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông những thông tin trái với quy định của pháp luật, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các Điều 117, 155, 156 và 326 của Bộ luật này;

b) Mua bán, trao đổi, tặng cho, sửa chữa, thay đổi hoặc công khai hóa thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên mạng máy tính, mạng viễn thông mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó;

c) Hành vi khác sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông.

Khung 2

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng quyền quản trị mạng máy tính, mạng viễn thông;

c) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;

d) Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên;

đ) Xâm phạm bí mật cá nhân dẫn đến người bị xâm phạm tự sát;

e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc quan hệ đối ngoại của Việt Nam;

g) Dẫn đến biểu tình.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Hành vi đe dọa giết người có bị xử lý hình sự không?

Hành vi đe dọa giết người có thể bị xử lý hình sự theo tội đe dọa giết người được quy định tại điều 133 Bộ luật Hình sự 2015:

“Điều 133. Tội đe dọa giết người

1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Đối với 02 người trở lên;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

d) Đối với người dưới 16 tuổi;

đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.”

Đe dọa giết người qua tin nhắn có cấu thành tội đe dọa giết người không?

Dựa vào việc phân tích hành vi đe dọa, nhắn tin đó có làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện hay không. Để đánh giá người bị đe dọa có ở trong tình trạng tâm lí như vậy hay không, cần phải dựa vào những tình tiết sau:

  • Nội dung và hình thức đe dọa;
  • Thời gian, địa điểm cũng như hoàn cảnh cụ thể khi hành vi đe dọa xảy ra;
  • Sự tương quan về lực lượng giữa người đe dọa và người bị đe dọa;
  • Thái độ và xử sự của người bị đe dọa sau khi họ bị đe dọa…

Nếu chỉ nhận được tin nhắn từ một người ghét mà bạn biết như tao sẽ giết mày; mày chết với tao mà không có hành động gì khác thì sẽ không cấu thành tội phạm. Nếu mà người dọa giết là người có tiếng bạo lực, một tên xã hội đen, côn đồ khét tiếng nhắn tin như vậy mà có những biểu hiện như chụp lại hình ảnh mau me; gửi địa chỉ của người bị đe dọa hay có thêm những hành vi theo dõi khiến người bị đe dọa thì hành vi của người đe dọa đã cấu thành tội đe dọa giết người và sẽ phải chịu hình phạt theo quy định của pháp luật

Dù với hành vi nào có đủ cấu thành tội hay không thì việc thực hiện hành vi đe dọa giết người là có thể xảy ra; có khả năng xảy ra bất ngờ mà không đoán trước được. Do vậy khi bị nhắn tin đe dọa với những lời lẽ muốn giết người khiến lo sợ, nên việc cần làm là nên báo ngay cho cơ quan công an, cũng như bằng chứng là những tin nhắn đe dọa, để cơ quan công an kịp thời can thiệp bảo vệ quyền và lợi ích của người bị đe dọa.

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề Đe dọa tống tiền bằng video nhạy cảm của người khác xử phạt ra sao?. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Người bị tố cáo có bị bắt tạm giam không?

Người bị tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:
– Có mặt để làm việc theo yêu cầu của người giải quyết tố cáo;
– Giải trình về hành vi bị tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu;
– Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định xử lý theo kết luận nội dung tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền;
– Bồi thường thiệt hại, bồi hoàn do hành vi trái pháp luật của mình gây ra.
Như vậy người bị tố cáo sẽ không bị bắt tạm giam.

Bắt cóc tống tiền có bị phạt tù không?

Điều 169 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là người nào bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Trả lời