Hành vi đưa trái phép thuốc, vật tư y tế qua biên giới xử phạt ra sao?

17/11/2021
Buôn bán pháo nổ bị xử phạt ra sao theo quy định?
390
Views

Trước tình hình phức tạp của dịch bệnh vừa qua xuất hiện nhiều trường hợp buôn bán thuốc điều trị Covid-19 không rõ nguồn gốc gây xôn xao dư luận trong thời điểm mà dịch bệnh càng bùng phát mạnh, theo đó các trường hợp cán bộ thiếu trách nhiệm để thuốc giả lọt vào thị trường, vật tư y tế được nhập trái phép qua biên giới vào Việt Nam đang được điều tra và xử lý theo quy định. Vậy theo quy định hành vi đưa trái phép thuốc, vật tư y tế qua biên giới xử phạt ra sao?. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu ngay sau đây.

Căn cứ pháp lý

Nghị định số 128/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan

Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Thế nào là vật tư y tế?

Vật tư y tế gồm 3 loại chính là: vật liệu y tế tiêu hao; dụng cụ y tế; vật tư là các hóa chất và các loại sinh phẩm y tế. Vậy dụng cụ y tế là một nhóm thuộc vật tư y tế.

  • Vật liệu y tế tiêu hao chỉ được sử dụng một lần; và sau đó bỏ đi với mục đích tránh lây truyền các bệnh nguy hiểm cho bệnh nhân khác. Đây là những vật liệu được sử dụng trực tiếp cho bệnh nhân. Vật tư tiêu hao được làm bằng chất liệu cao su, chất liệu nhựa, bơm kim tiêm; dây truyền dịch, găng tay các loại, ống thở / dây chuyền máy …
  • Các loại dụng cụ y tế: Các loại thiết bị y tế bao gồm các loại sau:

Dụng cụ, vật tư y tế phục vụ phẫu thuật: như kéo chuyên dụng, đệm, ga, dao phẫu thuật; dụng cụ pank, cán dao, kim phẫu thuật, kẹp, cưa, chỉ phẫu thuật, chỉ tự tiêu …Dụng cụ khám là những dụng cụ dùng để khám cho bệnh nhân; như máy đo huyết áp, ống nghe, nhiệt kế các loại,… Dụng cụ phẫu thuật nội soi: trocar, móc đốt điện, dao siêu âm, dây hãm, móc đốt điện; ống giảm, kéo, chỉ phẫu thuật, dao phẫu thuật, kim phẫu thuật, v.v.

  • Vật tư là các hóa chất và các loại sinh phẩm y tế: Vật tư hóa chất; sinh phẩm y tế được phân thành 3 loại; tùy theo mục đích sử dụng như hóa chất sử dụng trong thử nghiệm; hóa chất thông thường và loại xét nghiệm sinh học.

Hành vi đưa trái phép thuốc, vật tư y tế qua biên giới mùa dịch bị phạt về tội gì?

Tại Mục 1 Công văn 45/TANDTC-PC năm 2020 ;về xét xử tội phạm liên quan đến phòng chống Covid-19, có quy định:

Người có hành vi đã, đang hoặc nhằm đưa trái phép thuốc, vật tư y tế dùng vào việc phòng, chống dịch bệnh Covid-19 ra khỏi biên giới nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhằm thu lợi bất chính thì bị xử lý về tội buôn lậu theo quy định tại Điều 188.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì hành vi đưa trái phép vật tư y tế dùng trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 ra khỏi biên giới nhằm thu lợi bất chính sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội buôn lậu theo quy định tại Điều 188 Bộ luật hình sự 2015.

Hành vi đưa trái phép thuốc, vật tư y tế qua biên giới xử phạt ra sao?

Hành vi đưa trái phép thuốc, vật tư y tế qua biên giới; nhằm thu lợi bất chính chưa nghiêm trọng; đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự như tại mục 1 bài này; thì bị xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP:

2. Hành vi đưa trái phép thuốc, vật tư y tế qua biên giới nhằm thu lợi bất chính có trị giá dưới 30.000.000 đồng” bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Nếu trị giá tang vật tăng lên, tùy theo mức trị giá, mức phạt tiền đối với người vi phạm tăng lên theo quy định tại khoản 3, 4, 5, 6 của Điều này. Đó là:

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b khoản 2 Điều này mà tang vật vi phạm có trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b khoản 2 Điều này mà tang vật vi phạm có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng.

Hành vi đưa trái phép thuốc, vật tư y tế qua biên giới mà tẩu tán khi bị kiểm tra bị phạt lên đến 60.000.000 đồng

5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b khoản 2 Điều này mà tang vật vi phạm có trị giá từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

b) Bốc dỡ hàng hóa không đúng cảng đích ghi trong bản lược khai hàng hóa, vận tải đơn;

c) Xếp dỡ, chuyển tải, sang mạn, sang toa, cắt toa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh trên phương tiện vận tải đang chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan mà không được sự đồng ý của cơ quan hải quan;

d) Tẩu tán, tiêu hủy hoặc vứt bỏ hàng hóa để trốn tránh sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;

đ) Vận chuyển phế liệu vào Việt Nam cho người nhận hàng trên Bản lược khai hàng hóa không đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.

6. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b khoản 2 Điều này mà tang vật vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Ngoài ra người thực hiện hành vi đưa trái phép thuốc, vật tư y tế qua biên giới; nhằm thu lợi bất chính còn bị Tịch thu tang vật vi phạm hành chính; hoặc Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi; cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại.

Truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi đưa trái phép thuốc, vật tư y tế qua biên giới

Theo quy định đã nêu ở trên hành vi đưa trái phép thuốc, vật tư y tế qua biên giới; trong thời điểm dịch sẽ bị truy cứu hình sự về tội buôn lậu. Hành vi đưa trái phép thuốc, vật tư y tế qua biên giới nhằm thu lợi bất chính; còn có thể bị xử về tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới; tại điều 189 Bộ luật Hình sự 2015:

Điều 189. Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới

1. Người nào vận chuyển qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Vật phạm pháp là di vật, cổ vật

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

c) Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Phạm tội 02 lần trở lên;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội trong trường hợp vật phạm pháp trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Đưa trái phép thuốc, vật tư y tế qua biên giới; nhằm thu lợi bất chính không phạm tội buôn lậu bởi hành vi khách quan của tội buôn lậu là “buôn bán”; chứ không phải việc đưa các vật cấm trên qua biên giới.

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Hành vi đưa trái phép thuốc, vật tư y tế qua biên giới xử phạt ra sao?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Trang thiết bị y tế bao gồm những gì?

Trang thiết bị y tế là các loại thiết bị, vật tư cấy ghép, dụng cụ, vật liệu, thuốc thử và chất hiệu chuẩn in vitro, phần mềm (software) đáp ứng đồng thời các yêu cầu theo quy định

Thời hạn về thẻ bảo hiểm y tế khi hưởng trợ cấp thất nghiệp?

Căn cứ Khoản 1 Điều 13 Nghị định 146/2018/NĐ-CP và Khoản 11 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP quy định:
Đối với người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng từ tháng đầu tiên hưởng trợ cấp thất nghiệp ghi trong quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của cơ quan nhà nước cấp có thẩm quyền.
Người lao động bị chấm dứt hưởng bảo hiểm y tế khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề dược?

Điều 23 Luật Dược 2016 có quy định về thẩm quyền cấp, cấp lại, Điều chỉnh nội dung, thu hồi Chứng chỉ hành nghề dược, theo đó:
Giám đốc Sở Y tế cấp, cấp lại, Điều chỉnh nội dung, thu hồi Chứng chỉ hành nghề dược theo hình thức xét duyệt.
Bộ Y tế cấp Chứng chỉ hành nghề dược theo hình thức thi.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận