Hành vi buôn bán rượu lậu bị xử phạt ra sao?

10/11/2021
Hành vi buôn bán rượu lậu bị xử phạt ra sao?
861
Views

Sản xuất buôn bán các loại hàng hóa nhập lậu đều là hành vi vi phạm pháp luật; trong đó có việc buôn bán rượu lậu vẫn tiếp diễn dù rất nhiều trường hợp đã bị xử phạt. Vậy hành vi buôn bán rượu lậu bị xử phạt ra sao?. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu ngay sau đây.

Ngày 21/10, Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, tại Phú Yên, lực lượng QLTT vừa phối hợp với Sở Tài chính, Phòng Cảnh sát kinh tế, Cảnh sát môi trường, Cảnh sát giao thông (Công an Phú Yên), Chi cục Bảo vệ môi trường, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh… tổ chức kiểm kê và tiêu hủy 138 mục hàng hóa các loại là hàng giả, hàng nhập lậu không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng, không đủ điều kiện lưu hành trên thị trường, trị giá gần 4 tỷ đồng.

Cụ thể, ngày 18/10, tại Nhà máy tái chế và xử lý chất thải nguy hại, địa chỉ xã Cát Nhơn, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, các cơ quan chức năng đã tổ chức tiêu hủy hàng hóa, bao gồm: 2.256 chai bia nhãn hiệu Heniken, Chimay; 8.200 lít rượu không rõ nguồn gốc

Căn cứ pháp lý

Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Thế nào là hành vi buôn bán rượu nhập lậu?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch 36/2012/TTLT-BCT-BCA-BTP-BYT-TANDTC-VKSNDTC thì rượu nhập lậu được hiểu là:

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư liên tịch này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

………………..

2. Rượu nhập lậu là rượu thành phẩm, rượu bán thành phẩm có nguồn gốc sản xuất từ nước ngoài, không có đủ hoá đơn chứng từ theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 60/2011/TTLT-BTC-BCT-BCA ngày 12 tháng 5 năm 2011 của Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Công an hướng dẫn về chế độ hoá đơn, chứng từ đối với hàng hoá nhập khẩu lưu thông trên thị trường (gọi tắt là Thông tư liên tịch số 60/2011/TTLT-BCT-BTC-BCA).

Như vậy buôn bán rượu lậu là buôn bán rượu không rõ nguồn gốc; không có hóa đơn chứng từ theo quy định. Tùy vào mức độ vi phạm hành vi này; sẽ bị xử phạt phạt hành chính hoặc truy cứu hình sự.

Hành vi buôn bán rượu lậu bị xử phạt ra sao?

 Xử phạt hành chính hành vi buôn bán rượu lậu

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch số 36/2012/TTLT-BCT-BCA-BTP-BYT-TANDTC-VKSNDTC:

Điều 11a. Vi phạm các quy định về kinh doanh rượu nhập lậu

8. Đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này có trị giá rượu nhập lậu từ 100.000.000 đồng trở lên thì cơ quan phát hiện hoặc thụ lý vụ việc phải chuyển hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có quyết định không truy cứu trách nhiệm hình sự mà chuyển sang xử phạt vi phạm hành chính thì mức xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền là 100.000.000 đồng.

9. Đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này có trị giá dưới 100.000.000 đồng và người vi phạm đã bị xử phạt hành chính nhưng chưa hết thời hạn quy định tại Điều 11 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008 mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc có dấu hiệu phạm tội thì phải chuyển hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có quyết định không truy cứu trách nhiệm hình sự mà chuyển sang xử phạt vi phạm hành chính thì mức xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền là 100.000.000 đồng.

Như vậy hành vi buôn bán rượu lậu có thể bị xử phạt vi phạm hành chính lên đến 100.000.000 đồng.

Truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi buôn bán rượu lậu

Theo quy định tại Điều 188 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017; quy định về Tội buôn lậu với hành vi buôn lậu, cụ thể ở đây là buôn lậu rượu:

Khung 1

1. Người nào buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Vật phạm pháp là di vật, cổ vật.;

Khung 2

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

d) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

đ) Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

h) Phạm tội 02 lần trở lên;

i) Tái phạm nguy hiểm.

Khung 3

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 7 năm đến 15 năm:

a) Vật phạm pháp trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

b) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

Khung 4

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

b) Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;

c) Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác.

Như vậy, đối với hành vi buôn rượu lậu có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 50.000.000 đồng – 300.000.000 đồng; hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Ngoài ra, tùy vào giá trị rượu và khối lượng; tính chất phạm tội mà pháp luật còn quy định hình phạt như sau. Ngoài bị áp dụng hình phạt tù; người buôn rượu lậu; còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung như sau: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm hành nghề; hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm; hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Hành vi buôn bán rượu giả có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Theo quy định tại Điều 192 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017; thì hành vi buôn bán rượu giả sẽ bị xử lý như sau:

Điều 192. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả

1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194 và 195 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng hoặc dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

c) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

…….”

Như vậy, đói với hành vi buôn bán rượu giả sẽ bị xử phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Tuy nhiên, nếu tính chất và mức độ vi phạm của bạn có tính chất chuyên nghiệp, số lượng lớn thì hình phạt của sẽ nặng hơn.

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Hành vi buôn bán rượu lậu bị xử phạt ra sao?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Thế nào là buôn lậu?

Căn cứ Điều 188 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, buôn lậu là hành vi buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí, đá quý,…

Thế nào là sản xuất, buôn bán hàng giả?

Sản xuất hàng giả là hành vi sản xuất ra các loại hàng hóa tiêu dùng không đảm bảo chất lượng, đúng kiểu dáng, nhãn hiệu và chất lượng đã đăng ký , hoặc nhái lại kiểu dnasg của hãng nổi tiếng đã đăng ký bản quyền,…. Buôn bán hàng giả là hành vi mua hàng biết rõ là hàng giả với giá rất rẻ và dùng các thủ đoạn gian dối để bán cho người tiêu dùng với giá của hàng thật.

Khái niệm hàng hóa là gì?

Hàng hóa là sản phẩm được làm ra trong quá trình sản xuất, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người và dùng để trao đổi trên thị trường. Ví dụ, các loại hàng hóa tiêu dùng trong đời sống hàng ngày như ti vi, tủ lạnh, xe máy,…
Khái niệm hàng hóa rất rộng và bao gồm tất cả sản phẩm, trừ một số loại hàng hóa đặc biệt được quy định riêng với các tội phạm khác như: các chất ma túy, vũ khí quân dụng và phương tiện kỹ thuật,…

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Trả lời