Hành vi đổ rác ra đường bộ không đúng nơi quy định bị xử lý thế nào?

16/12/2021
Hành vi đổ rác ra đường bộ không đúng nơi quy định bị xử lý thế nào? Gây ô nhiễm nguồn nước bị xử lý như thế nào?
1190
Views

Hiện nay, vấn đề môi trường đang là vấn đề nhức nhối được quan tâm hàng đầu. Ngày nay cuộc sống con người phát triển không ngừng với đa dạng các hoạt động dịch vụ tiện ích, công nghệ phát triển, tuy nhiên kéo theo đó cũng là các vấn đề xã hội, nổi cộm lên nhất là ở các đô thị lớn là vấn đề đổ rác bừa bãi. Ở nước ta, ý thức bảo vệ môi trường của người dân vẫn còn rất kém, trong đó hành vi xả rác bừa bãi nơi công cộng gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường, gây mất mỹ quan đường phố, đô thị. Vậy hành vi đổ rác ra đường bộ không đúng nơi quy định bị xử lý thế nào? Để giải đáp thắc mắc cho bạn, Luật sư 247 mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây

Căn cứ pháp lý

Nghị định 55/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Luật Bảo vệ môi trường năm 2014

Hiến pháp năm 2013

Pháp luật quy định như thế nào về việc bảo vệ môi trường?

Bảo vệ môi trường là các hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoai, phục hồi và cải hiện môi trường; khai thác sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học.

Điều 43 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường”. Quy định này ghi nhận quyền và nghĩa vụ về bảo vệ môi trường của công dân, tạo cơ sở hiến định cho việc xác lập quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm bảo vệ môi trường vì lợi ích của thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau của mọi chủ thể trong xã hội. Luật bảo vệ môi trường 2014 đã xác định rõ bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân.

Quyền và trách nhiệm bảo vệ môi trường của mỗi công dân được quy định cụ thể tại Điều 5, Điều 6 và các hành vi nghiêm cấm theo Điều 7 Luật bảo vệ môi trường 2014, theo đó, nghiêm cấm các hành vi thải khói bụi, các chất độc hại vào không khí.

Hành vi đổ rác ra đường bộ không đúng nơi quy định bị xử lý thế nào?

Ngày 24-5-2021, Chính phủ ban hành Nghị định 55/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Theo đó, hành vi thu gom, thải rác thải sinh hoạt trái quy định bị xử phạt như sau:

– Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 150.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mẩu và tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng.

– Phạt tiền từ 150.000 đồng đến 250.000 đồng đối với hành vi vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng.

– Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt, đổ nước thải không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng, trừ vi phạm quy định tại Điểm d khoản này.

– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải rác thải sinh hoạt trên vỉa hè, lòng đường hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt; đổ nước thải không đúng quy định trên vỉa hè, lòng đường phố.

Đặc biệt, với bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường thuộc thẩm quyền xác nhận của bộ, cơ quan ngang bộ, phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường; không vận hành thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với công trình xử lý chất thải đã cam kết trong bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường được xác nhận…

Có thể bị phạt đến 7 triệu đồng nếu vứt bỏ khẩu trang không đúng nơi quy định

Nhằm hạn chế sự lây lan dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút corona (Covid-19), Tổ chức Y tế thế giới và Bộ Y tế đã khuyến cáo người dân áp dụng các biện pháp phòng ngừa, trong đó có việc sử dụng và thải bỏ khẩu trang sau khi sử dụng đúng nơi quy định. Tuy nhiên, hiện nay, có tình trạng người dân vứt bỏ khẩu trang bừa bãi, không đúng nơi quy định, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và lây lan dịch bệnh.

Căn cứ Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18-11-2016 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị như Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công an, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các đơn vị chuyên môn tăng cường truyền thông, hướng dẫn người dân khi tháo bỏ khẩu trang chỉ nên cầm vào phần dây đeo qua tai; sau khi tháo khẩu trang, cho ngay vào thùng đựng chất thải có nắp đậy kín theo quy định và rửa sạch tay; bố trí đầy đủ thùng đựng chất thải có nắp đậy kín nơi công cộng. Bên cạnh các biện pháp tuyên truyền, các đơn vị cần tăng cường kiểm tra, xử phạt đối với các hành vi vứt, thải bỏ khẩu trang không đúng nơi quy định.

Điểm c, Điểm d, Khoản 1, Điều 20 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18-11-2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nêu rõ:

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng, trừ vi phạm quy định tại điểm d khoản này.

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải rác thải sinh hoạt trên vỉa hè, đường phố hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt trong khu vực đô thị.

Gây ô nhiễm nguồn nước bị xử lý như thế nào?

Căn cứ Điều 19 Nghị định 179/2013/NĐ-CP quy định hành vi gây ô nhiễm đất, nước, không khí; gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền như sau:

“- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xả, thải dầu mỡ, hóa chất độc hại, chất thải nguy hại, các nguồn gây dịch bệnh hoặc các yếu tố độc hại khác vào môi trường nước không đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

– Phạt tăng thêm từ 20% đến 30% của mức tiền phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Điều 13, 14, 15 và 16; Khoản 3 và Khoản 4 Điều 20; Điểm a Khoản 8, Khoản 9 và Khoản 10 Điều 21; Khoản 8 và Khoản 9 Điều 22; Khoản 7 và Khoản 8 Điều 23; Khoản 3 và Khoản 4 Điều 24; các Khoản 3, 4, 5 và 6 Điều 29; Khoản 5 và Khoản 6 Điều 34 hoặc vi phạm trong phân khu phục hồi sinh thái, khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn mà làm hàm lượng chất gây ô nhiễm trong đất, nước hoặc không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đất, nước, không khí xung quanh đến dưới 03 lần đối với thông số môi trường nguy hại hoặc dưới 05 lần đối với thông số môi trường không nguy hại. Tổng mức phạt đối với mỗi hành vi vi phạm không quá 1.000.000.000 đồng.

– Phạt tăng thêm từ 30% đến 40% của mức tiền phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Điều 13, 14, 15 và 16; Khoản 3 và Khoản 4 Điều 20; Điểm a Khoản 8, Khoản 9 và Khoản 10 Điều 21; Khoản 8 và Khoản 9 Điều 22; Khoản 7 và Khoản 8 Điều 23; Khoản 3 và Khoản 4 Điều 24; các Khoản 3, 4, 5 và 6 Điều 29; Khoản 5 và Khoản 6 Điều 34 hoặc vi phạm trong phân khu phục hồi sinh thái, khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn mà làm hàm lượng chất gây ô nhiễm trong đất, nước hoặc không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đất, nước, không khí xung quanh từ 03 lần đến dưới 05 lần đối với thông số môi trường nguy hại hoặc từ 05 lần đến dưới 10 lần đối với thông số môi trường không nguy hại. Tổng mức phạt đối với mỗi hành vi vi phạm không quá 1.000.000.000 đồng.

– Phạt tăng thêm từ 40% đến 50% của mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại các Điều 13, 14, 15 và 16; Khoản 3 và Khoản 4 Điều 20; Điểm a Khoản 8, Khoản 9 và Khoản 10 Điều 21; Khoản 8 và Khoản 9 Điều 22; Khoản 7 và Khoản 8 Điều 23; Khoản 3 và Khoản 4 Điều 24; các Khoản 3, 4, 5 và 6 Điều 29; Khoản 5 và Khoản 6 Điều 34 hoặc vi phạm trong phân khu phục hồi sinh thái, khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn mà làm hàm lượng chất gây ô nhiễm trong đất, nước hoặc không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đất, nước, không khí xung quanh từ 05 lần trở lên đối với thông số môi trường nguy hại hoặc từ 10 lần trở lên đối với thông số môi trường không nguy hại. Tổng mức phạt đối với mỗi hành vi vi phạm không quá 1.000.000.000 đồng. “

Như vậy, tùy thuộc vào hành vi của chủ thể vi phạm, nếu có hành vi khai thác làm ô nhiễm nguồn nước của người dân xung quanh sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định trên. Nếu có hành vi vi phạm khác quy định trong Nghị định 179/2013/NĐ-CP thì sẽ bị xử phạt hành chính.

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề ”Hành vi đổ rác ra đường bộ không đúng nơi quy định bị xử lý thế nào?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Nước thải sinh hoạt là gì?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 7 và Khoản 8 Điều 2 Nghị định số 80/2014/NĐ-CP quy định về nước thải và nước thải sịnh hoạt lần lượt như sau:
Nước thải được định nghĩa dưới góc độ pháp lý là nước đã bị thay đổi đặc điểm, tính chất do sử dụng hoặc do các hoạt động của con người xả vào hệ thống thoát nước hoặc ra môi trường.
Nước thải sinh hoạt được định nghĩa dưới góc độ pháp lý là nước thải ra từ các hoạt động sinh hoạt của con người như ăn uống, tắm giặt, vệ sinh cá nhân…

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật hành chính

Comments are closed.