Hành vi đánh bài online có vi phạm pháp luật không?

02/10/2021
Đánh bài online có vi phạm pháp luật không?
2431
Views

Đánh bài online đã và đang diễn ra ngày càng phổ biến và phức tạp với sự phát triển mạnh của công nghệ internet. Hiện nay, nhiều người lựa chọn hình thức đánh bài online; hay đánh bạc online để thay thế cho hình thức đánh bài, đánh bạc ở sòng bài bên ngoài. Đây là hình thức chơi bài qua mạng thông qua các phần mềm ứng dụng, các trang web. Bạn chỉ cần ngồi ở nhà, với một chiếc máy tính có kết nối mạng; bạn có thể truy cập cùng một lúc nhiều sòng bài online khác nhau để chơi. Vậy Đánh bài online có vi phạm pháp luật không? hãy cùng Luật sư X tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Căn cứ pháp lý

Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Nghị định 167/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính

Đánh bài online là gì?

Đánh bài online là việc các đối tượng (con bạc) nạp tiền vào game trực tuyến bằng bất cứ hình thức nào; và thực hiện việc đánh, thu tiền ảo về thông qua những trò chơi đó; hoặc vẫn là hành vi đánh bạc thông thường nhưng sử dụng mạng, trang web online để đánh bạc; và có việc sử dụng tiền để đánh bạc thông thường đó.

Căn cứ khoản 2, Điều 321, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017; Công văn 196/TANDTC-PC ngày 04/9/2018, theo đó: Sử dụng mạng internet, mạng máy tính; mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội đánh bạc; được hiểu là việc sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông; và các phương tiện điện tử để đánh bạc trực tuyến, tạo ra các chiếu bạc online; Tổ chức đánh bạc, gá bạc.

Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm việc đánh bạc và tổ chức đánh bạc dưới bất kỳ hình thức nào. Do đó, người đánh bạc trên mạng khi bị phát hiện vẫn bị xử lý hình sự nếu có dấu hiệu về tội Đánh bạc theo Điều 248 (đối với người chơi); hoặc tội Tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc theo Điều 249 Bộ luật Hình sự (đối với người tổ chức)

Đánh bạc online bị xử phạt như thế nào theo quy định?

Xử phạt hành chính

Căn cứ vào Điều 26, Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013; quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Phòng, chống tệ nạn xã hội; Phòng cháy và chữa cháy; Phòng, chống bạo lực gia đình, theo đó hành vi đánh bạc trái phép là một trong các hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống tệ nạn xã hội.

Hành vi đánh bạc trái phép có các hình thức xử lý hành chính gồm:

  • Hình thức xử phạt chính bao gồm: Cảnh cáo, phạt tiền;
  • Hình thức phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, tịch thu tiền; phương tiện vi phạm hành chính, trục xuất (Đối với cá nhân người nước ngoài).

Hình phạt bổ sung không phải là hình thức xử phạt bắt buộc trong xử phạt vi phạm hành chính.

Tùy thuộc vào mức độ, hành vi của người đánh bạc mà có thể ngoài hình phạt chính còn có hình phạt bổ sung.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Xử lý hình sự

Theo Điều 321 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội đánh bạc:

“Điều 321. Tội đánh bạc

1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng; hoặc dưới 5.000.000 đồng, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này; hoặc bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này; chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;

c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”

Và Điểm b, khoản 2, điều 1 Nghị quyết 01/2010/NQ-HD hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự 2015:

“b) Trường hợp tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc của lần đánh bạc nào bằng; hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự (từ 2.000.000 đồng trở lên); thì người đánh bạc phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc đối với lần đánh bạc đó”

Ngồi xem đánh bạc có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Mới đây, con tôi có đến xem một nhóm người đánh bạc và con tôi hoàn toàn không tham gia đánh bạc. Khi Công an bắt quả tang nhóm người đánh bạc trên; thì thu giữ của con tôi 01 điện thoại di động và 01 chiếc xe máy. Luật sư cho tôi hỏi: Ngồi xem đánh bạc bị tội gì? Con tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không; và tài sản gồm điện thoại và xe máy của cháu có bị tịch thu không?

Điều 26 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định; đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen… sẽ bị phạt tiền từ 01 – 02 triệu đồng.

Trong khi đó, Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau về Tội đánh bạc. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 05 triệu đồng hoặc dưới 05 triệu đồng nhưng đang bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm… thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù đến 03 năm.

Căn cứ vào các quy định nêu trên; người chỉ đứng/ngồi xem đánh bạc mà không tham gia đánh bạc thì sẽ không bị xử lý. Tuy nhiên, trong trường hợp bị cơ quan công an bắt giữ, người xem đánh bạc chứng minh không đánh bạc mà chỉ ngồi xem; thì theo quy định không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc.

Nếu có bằng chứng xác thực chứng minh con của bạn không đánh bạc; mà chỉ ngồi xem thì theo quy định của pháp luật; con bạn không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc. Việc con của bạn có mặt tại sới bạc bị Công an thu giữ 01 điện thoại di động và 01 chiếc xe máy là cần thiết; nếu qua điều tra xác định các tài sản này không sử dụng để tổ chức đánh bạc; hoặc đánh bạc hoặc liên quan đến hành vi phạm tội khác thì cơ quan Công an phải trả lại cho con của bạn

Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi về ” Hành vi đánh bài online có vi phạm pháp luật không?”. Hy vọng bài viets có ích cho độc giả. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Đánh bạc trên mạng có bị bắt không?

Đánh bạc trên mạng có bị bắt hay không phụ thuộc vào số tiền bạn sử dụng để thực hiện việc đánh bạc đó. Nếu số tiền mà bạn đánh bạc trên mạng vượt quá 5.000.000 đồng thì có thể bạn sẽ bị áp dụng hình thức phạt tù theo quy định của pháp luật.

Cờ bạc online dưới 2 triệu đồng có phạm pháp không?

Trường hợp đánh bài có nạp tiền bất kể trường hợp trực tiếp hay gián tiếp thì đều là hành vi đánh bạc trái phép, vi phạm pháp luật. Tuy nhiên có bị khởi phạt tù không thì phải căn cứ đến số tiền vi phạm sử dụng để đánh bạc trái phép đó nếu từ 5.000.000 đồng trở lên, còn đánh bạc online dưới 2 triệu đồng thì chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 26 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

Đánh bạc online có vi phạm pháp luật, bị phạt tù không?

Đánh bạc online vẫn là hình thức đánh bạc; bởi pháp luật quy định đánh bạc dưới bất cứ hình thức nào được thua bằng tiền hoặc hiện vật. Do đó, khi đánh bạc online bạn có thể bị phạt tù nếu như số tiền đánh bạc của bạn trên 5.000.000 đồng. Tuy nhiên, đối với những trường hợp đánh bài online thông thường; chỉ đánh và thu về tiền ảo thông qua trò chơi đó thì không phải là hành vi đánh bạc trái phép

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật hành chính

Trả lời