Năm 2022 hàng xóm không ký giáp ranh có làm được sổ đỏ không?

03/11/2022
Năm 2022 hàng xóm không ký giáp ranh có làm được sổ đỏ không?
354
Views

Xin chào Luật sư 247. Gia đình tôi có một mảnh đất ở quê, được ông bà để lại và đã sử dụng ổn định từ năm 1994, vừa rồi gia đình tôi có xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng hàng xóm không chịu ký giáp ranh để gia đình tôi hoàn thiện hồ sơ. Tôi có thắc mắc trong trường hợp này, gia đình tôi cần phải làm thế nào để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và khi hàng xóm không ký giáp ranh có làm được sổ đỏ không? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn

Căn cứ pháp lý

Ký giáp ranh là gì?

Ký giáp ranh là một trong những quy định bắt buộc khi làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ) lần đầu.

Theo quy định pháp luật về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cần phải có văn bản ký giáp ranh giữa các hộ gia đình xung quanh về việc không lấn chiếm đất; sử dụng đúng ranh giới đất đai.

Năm 2022 hàng xóm không ký giáp ranh có làm được sổ đỏ không?

Nếu hàng xóm không ký giáp ranh bạn vẫn không cần quá lo lắng vì vẫn được cấp Sổ đỏ. Bạn có thể thực hiện như sau:

Nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận như bình thường

Khoản 11 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT quy định cơ quan nhà nước chỉ được từ chối hồ sơ đề nghị đăng ký, cấp Giấy chứng nhận trong những trường hợp sau:

1. Việc từ chối hồ sơ đề nghị đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được thực hiện khi có một trong các căn cứ sau:

a) Không thuộc thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ;

b) Hồ sơ không có đủ thành phần để thực hiện thủ tục theo quy định;

c) Nội dung kê khai của hồ sơ không đảm bảo tính đầy đủ, thống nhất và hợp lệ theo quy định của pháp luật;

d) Thông tin trong hồ sơ không phù hợp với thông tin được lưu giữ tại cơ quan đăng ký hoặc có giấy tờ giả mạo;

đ) Khi nhận được văn bản của cơ quan thi hành án dân sự hoặc Văn phòng Thừa phát lại yêu cầu tạm dừng hoặc dừng việc cấp Giấy chứng nhận đối với tài sản là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là đối tượng phải thi hành án theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự hoặc văn bản thông báo về việc kê biên tài sản thi hành án; khi nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai về việc đã tiếp nhận đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai, tài sản gắn liền với đất;

Hàng xóm không ký giáp ranh có làm được sổ đỏ không?
Hàng xóm không ký giáp ranh có làm được sổ đỏ không?

e) Không đủ điều kiện thực hiện quyền theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật khác có liên quan.

Như vậy, cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận không được từ chối nhận hồ sơ với lý do hàng xóm không chịu ký giáp ranh nếu không có tranh chấp đất đai.

Ngoài ra, cơ quan tiếp nhận hồ sơ không được từ chối với lý do có tranh chấp đất đai xảy ra trên thực tế mà chỉ được từ chối tiếp nhận nếu nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai về việc đã tiếp nhận đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai.

Điều này có nghĩa là, dù hàng xóm có nói sẽ không ký giáp ranh để không được cấp Giấy chứng nhận thì bạn vẫn có quyền nộp hồ sơ theo quy định. Cơ quan có thẩm quyền phải tiếp nhận và giải quyết. Nếu cơ quan này từ chối, bạn có thể thực hiện cách tiếp theo.

Đề nghị cơ quan nhà nước trả lời bằng văn bản

Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định, khi cấp Giấy chứng nhận thì Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất sẽ niêm yết công khai hiện trạng thửa đất, tình trạng tranh chấp,… tại trụ sở Ủy ban và khu dân cư nơi có đất trong thời hạn 15 ngày và xem xét giải quyết các ý kiến phản ánh (nếu có).

Ngoài ra, theo Điều 11 và khoản 3 Điều 12 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT, các thửa đất đã được địa chính xác định, lập bản mô tả ranh giới, mốc giới và lưu tại hồ sơ địa chính để quản lý ngay cả khi chưa được cấp Giấy chứng nhận. Đồng thời, khi xác định ranh giới thửa đất để đo vẽ chi tiết đã có mặt của những người sử đất liền kề, trường hợp người sử dụng đất liền kề vắng mặt thì phải niêm yết công khai trong vòng 15 ngày.

Như vậy, ranh giới thửa đất trong hồ sơ địa chính được xác định, đo vẽ trước đó theo quy định đã ghi nhận sự đồng ý của người sử dụng đất liền kề về ranh giới thửa đất.

Vì thế, nếu hàng xóm không chịu ký giáp ranh và cũng không có đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai thì vẫn có căn cứ để cấp Giấy chứng nhận nếu đủ điều kiện. 

Bạn có quyền đề nghị cơ quan tiếp nhận, giải quyết hồ sơ trả lời bằng văn bản về việc từ chối hoặc chưa cấp Giấy chứng nhận. Trường hợp hàng xóm có đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai và không ký giáp ranh, bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn nội dung dưới đây.

Đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai

Khi hàng xóm không chịu ký giáp ranh với lý do tranh chấp đất đai thì đương nhiên thủ tục xin cấp Sổ đỏ của bạn sẽ bị tạm dừng thực hiện. Bạn cần tự tiến hành hòa giải với hàng xóm hoặc thông qua hòa giải viên (không bắt buộc) hoặc gửi đơn đề nghị Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất hòa giải (hòa giải bắt buộc).

Nếu hòa giải thành thì kết thúc tranh chấp, nếu hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn không thành thì có quyền gửi đơn khởi kiện tại Tòa án hoặc gửi đơn đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc cấp tỉnh giải quyết theo quy định.

Sau khi kết thúc tranh chấp đất đai sẽ thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận theo đúng quy định.

Trường hợp người sử dụng đất liền kề không ký giáp ranh do có tranh chấp nhưng không có đơn đề nghị Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tổ chức hòa giải thì khi đó được xác định là tranh chấp thực tế.Trường hợp này bạn vẫn được cấp Sổ đỏ bình thường vì tranh chấp thực tế không phải là căn cứ đề dừng việc thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận theo quy định.

Khởi kiện hành vi cố ý ngăn cản quyền được cấp Sổ đỏ

Mặc dù cách xử lý này không phổ biến nhưng trường hợp hàng xóm không chịu ký giáp ranh và có hành vi cố ý ngăn cản việc cấp Giấy chứng nhận của người sử dụng đất hợp pháp thì người sử dụng đất hợp pháp có quyền khởi kiện về hành vi cản trở đó nếu có căn cứ.

Hành vi cố ý ngăn cản việc cấp Giấy chứng nhận của người sử dụng đất hợp pháp là tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết theo loại việc của Tòa án nên khi người sử dụng đất nộp đơn và giấy tờ, tài liệu chứng minh cho yêu cầu khởi kiện đó thì Tòa án sẽ tiếp nhận và thụ lý theo quy định (theo khoản 14 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ với Luật sư 247

Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Năm 2022 hàng xóm không ký giáp ranh có làm được sổ đỏ không?“. Luật sư 247 tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến thủ tục chia tài sản khi ly hôn hay chia đất khi ly hôn… Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư 247 thông qua số hotline 0833102102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Câu hỏi thường gặp:

Thời gian thực hiện thủ tục là sổ đỏ là bao lâu?

Thời gian làm sổ đỏ không vượt quá 30 ngày kể từ ngày văn phòng nhận hồ sơ hợp lệ.
Thời gian làm sổ đỏ không quá 40 ngày đối với miền núi, hải đảo, vùng sâu vùng xa; vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.
Tuy nhiên, thời gian làm sổ đỏ không bao gồm các khoảng thời gian như: ngày nghỉ lễ; ngày cuối tuần theo quy định của pháp luật; thời gian bạn thực hiện nghĩa vụ tài chính;…

Cơ quan nào có thẩm quyền cấp sổ đỏ?

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
3. Đối với những trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng mà thực hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng thì do cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Lệ phí cấp sổ đỏ là bao nhiêu?

Căn cứ vào khoản 5 Điều 3 Thông tư 85/2019/TT-BTC, lệ phí cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Tức là được căn cứ trên tình hình thực tế của hoạt động quản lý của tỉnh. Do vậy, lệ phí cấp sổ đỏ tại từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là khác nhau.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Comments are closed.