Hàng hóa Việt Nam nhưng đặt tên bằng tiếng nước ngoài có vi phạm pháp luật không?

11/09/2022
Hàng hóa Việt Nam nhưng đặt tên bằng tiếng nước ngoài có vi phạm pháp luật không
468
Views

Nhiều doanh nghiệp thắc mắc về vấn đề “Hàng hóa Việt Nam nhưng đặt tên bằng tiếng nước ngoài có vi phạm pháp luật không?”. Mức xử phạt khi ghi sai tên hàng hoá là bao nhiêu? Ngôn ngữ thể hiện trên nhãn hàng hóa phải là ngôn ngữ nào? Để giải đáp những thắc mắc này, mời quý bạn đọc theo dõi bài viết sau đây của Luật sư 247 nhé. Hi vọng bài viết sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn.

Căn cứ pháp lý

Ngôn ngữ thể hiện trên nhãn hàng hóa phải là ngôn ngữ nào?

Căn cứ Điều 7 Nghị định 43/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP quy định về ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hòa như sau:

1. Những nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa lưu thông tại thị trường Việt Nam phải ghi bằng tiếng Việt, trừ hàng hóa xuất khẩu không tiêu thụ trong nước và trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.

2. Hàng hóa được sản xuất và lưu thông trong nước, ngoài việc thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này, nội dung thể hiện trên nhãn có thể được ghi bằng ngôn ngữ khác. Nội dung ghi bằng ngôn ngữ khác phải tương ứng nội dung tiếng Việt. Kích thước chữ được ghi bằng ngôn ngữ khác không được lớn hơn kích thước chữ của nội dung ghi bằng tiếng Việt.

3. Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.

Hàng hóa Việt Nam nhưng đặt tên bằng tiếng nước ngoài có vi phạm pháp luật không
Hàng hóa Việt Nam nhưng đặt tên bằng tiếng nước ngoài có vi phạm pháp luật không

4. Các nội dung sau được phép ghi bằng các ngôn ngữ khác có gốc chữ cái La tinh:

a) Tên quốc tế hoặc tên khoa học của thuốc dùng cho người trong trường hợp không có tên tiếng Việt;

b) Tên quốc tế hoặc tên khoa học kèm công thức hóa học, công thức cấu tạo của hóa chất, dược chất, tá dược, thành phần của thuốc;

c) Tên quốc tế hoặc tên khoa học của thành phần, thành phần định lượng của hàng hóa trong trường hợp không dịch được ra tiếng Việt hoặc dịch được ra tiếng Việt nhưng không có nghĩa;

d) Tên và địa chỉ doanh nghiệp nước ngoài có liên quan đến sản xuất hàng hóa.”

Theo quy định trên thì ngôn ngữ trên nhãn có thể được thể hiện bằng tiếng Việt và ngôn ngữ khác nhưng nội dung ghi bằng ngôn ngữ khác phải tương ứng nội dung tiếng Việt.

Hàng hóa Việt Nam nhưng đặt tên bằng tiếng nước ngoài có vi phạm pháp luật không?

Tại Điều 11 Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hóa, cụ thể như sau:

Tên hàng hóa phải ở vị trí dễ thấy, dễ đọc trên nhãn hàng hóa. Chữ viết tên hàng hóa phải là chữ có kích thước lớn nhất so với các nội dung bắt buộc khác trên nhãn hàng hóa.

Tên hàng hóa ghi trên nhãn do tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa tự đặt. Tên hàng hóa không được làm hiểu sai lệch về bản chất, công dụng và thành phần của hàng hóa.

Trường hợp tên của thành phần được sử dụng làm tên hay một phần của tên hàng hóa thì thành phần đó bắt buộc phải ghi định lượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 13 của Nghị định này.

Theo đó, trong quy định trên thì tên hàng hoá hoàn toàn do cá nhân tổ chức sản xuất ra tự mình đặt tuỳ theo sở thích, mong muốn và cách kinh doanh của mỗi chủ thể chỉ cần tên hàng hoá cần phải thể hiện đầy đủ các thông tin nêu trên và không bị vi phạm. Như vậy, hàng hóa Việt Nam vẫn đặt tên bằng tiếng nước ngoài được.

Mức xử phạt khi ghi sai tên hàng hoá

Căn cứ Điều 22 Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa nhập khẩu, theo đó:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu hàng hóa có nhãn gốc nhưng không đọc được các nội dung trên nhãn theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa mà cá nhân, tổ chức nhập khẩu hàng hóa không khắc phục được.

2. Nhập khẩu hàng hóa có nhãn hàng hóa ghi sai các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa đối với hàng hóa nhập khẩu (trừ trường hợp hàng giả, hàng hóa giả mạo xuất xứ Việt Nam) thì bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 5.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;

g) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

h) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

3. Nhập khẩu hàng hóa theo quy định phải có nhãn gốc mà không có nhãn gốc hàng hóa thì bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá đến dưới 5.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;

g) Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

h) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên.

4. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất đối với tang vật vi phạm hành chính quy định tại Điều này trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt;

b) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.

Như vậy, khi có hành vi ghi sai tên hàng hóa thì có thể bị phạt tiền từ từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Ngoài ra, còn bị áp dụng biện pháp buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước, buộc tái xuất hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ Luật sư 247

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư 247 về Hàng hóa Việt Nam nhưng đặt tên bằng tiếng nước ngoài có vi phạm pháp luật không. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; thuế môn bài của chi nhánh hạch toán phụ thuộc; dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi;… mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Nhãn hàng hóa của sản phẩm phải thể hiện được những nội dung bắt buộc nào?

Nội dung trên nhãn hàng hóa bắt buộc phải có những nội dung như sau:
– Tên hàng hóa;
– Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
– Xuất xứ hàng hóa.
– Các nội dung bắt buộc khác phải thể hiện trên nhãn.

Doanh nghiệp có thể đặt tên sản phẩm bằng tiếng nước ngoài được không?

Theo quy định, không bắt buộc công ty phải đặt tên sản phẩm hoàn toàn bằng tiếng Việt, khi đặt tên hàng hóa cần đảm bảo nội dung tại quy định trên là được.
Tên hàng hóa ghi trên nhãn do tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa tự đặt. Tên hàng hóa không được làm hiểu sai lệch về bản chất, công dụng và thành phần của hàng hóa. Trường hợp tên của thành phần được sử dụng làm tên hay một phần của tên hàng hóa thì thành phần đó bắt buộc phải ghi định lượng.

Việc ghi sai nơi xuất xứ của hàng hóa bị xử lý như thế nào?

Theo Khoản 7 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP quy định tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu tự xác định và ghi xuất xứ hàng hóa của mình bảo đảm trung thực, chính xác, tuân thủ các quy định pháp luật về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Căn cứ tại Điều 17 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm về hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ thì phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với các vi phạm tại Khoản 1 Điều này có giá trị dưới 1.000.000 đồng và mức phạt cao nhất là 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên đối với các hành vi vi phạm được quy định tại Khoản 12 Điều 17 Nghị định này.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.