Hạch toán thuế giá trị gia tăng không được khấu trừ là quá trình ghi nhận các khoản thuế giá trị gia tăng mà doanh nghiệp đã phải nộp cho cơ quan thuế mà không có quyền khấu trừ các khoản thuế giá trị gia tăng đầu vào tương ứng. Khi hạch toán thuế giá trị gia tăng không được khấu trừ thì kế toán cần phải lưu ý nhiều vấn đề đặc biệt là quy định pháp luật về vấn đề này. Vậy hạch toán thuế GTGT không được khấu trừ như thế nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm thông tin chi tiết về vấn đề này nhé!
Căn cứ pháp lý
- Thông tư số 219/2013/TT-BTC;
- Thông tư 96/2015/TT-BTC.
Các trường hợp nào không được khấu trừ thuế GTGT?
Doanh nghiệp không có quyền khấu trừ số thuế GTGT đã trả vào từ số thuế GTGT phải nộp cho cơ quan thuế. Điều này có nghĩa là số tiền thuế GTGT đầu vào mà doanh nghiệp trả khi mua hàng/dịch vụ sẽ không được hoàn lại hay khấu trừ từ số thuế GTGT phải nộp cuối kỳ. Dưới đây là quy định pháp luật về các trường hợp không được khấu trừ thuế GTGT.
Nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 7, khoản 15 Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC, cơ sở kinh doanh sẽ không được tính khấu trừ thuế GTGT đầu vào:
- Thuế GTGT đầu vào dùng cho sản xuất kinh doanh hàng không chịu thuế;
- Hóa đơn GTGT sử dụng không đúng quy định của pháp luật như: hóa đơn GTGT không ghi thuế GTGT. Tức là hóa đơn phải ghi rõ thuế suất thuế GTGT và tiền thuế GTGT
Ngoại trừ trường hợp đặc thù được dùng hóa đơn GTGT ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT như tem, vé, thẻ, phiếu thu tiền bảo hiểm).
- Hóa đơn không ghi/ghi không đúng 01 trong các chỉ tiêu như tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán dẫn đến không xác định được người bán;
- Hóa đơn không ghi/ghi không đúng 01 trong các chỉ tiêu như tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua dẫn đến không xác định được người mua (trừ trường hợp hóa đơn mang tên tổ chức được ủy quyền mua vào hàng hóa, dịch vụ);
- Hóa đơn, chứng từ nộp thuế GTGT giả, hóa đơn bị tẩy xóa, hóa đơn khống (không có hàng hóa, dịch vụ kèm theo);
- Hóa đơn ghi giá trị không đúng giá trị thực tế của hàng hóa, dịch vụ mua, bán/trao đổi.
Hạch toán thuế GTGT không được khấu trừ như thế nào?
Hạch toán thuế giá trị gia tăng là quá trình ghi nhận và xử lý các khoản thuế giá trị gia tăng trong hệ thống kế toán của doanh nghiệp. Quá trình này bao gồm hai bước chính đó là hạch toán thuế giá trị gia tăng đầu vào và hạch toán thuế giá trị gia tăng đầu ra. Dưới đây là quy định pháp luật về hạch toán thuế GTGT không được khấu trừ.
Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ được hạch toán vào chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp/tính vào nguyên giá của tài sản cố định. Ngoại trừ trường hợp hóa đơn có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Cụ thể, khoản 9 Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC quy định:
9. Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, cơ sở kinh doanh được hạch toán vào chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc tính vào nguyên giá của tài sản cố định, trừ số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Theo Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC, các khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện sau sẽ không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp:
- Thứ nhất, khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Thứ hai, khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định pháp luật.
- Thứ ba, khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần mà có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (đã bao gồm GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Theo đó, căn cứ vào quy định nêu trên:
- Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ được hạch toán vào chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp/tính vào nguyên giá của tài sản cố định.
- Trường hợp hóa đơn có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt: Không được khấu trừ thuế GTGT và không được đưa vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Sử dụng tài khoản nào để hạch toán thuế VAT?
Khi hạch toán thuế giá trị gia tăng đầu vào hay thuế giá trị gia tăng đầu ra, kế toán viên phải sử dụng đúng tài khoản khi hạch toán. Vì khi hạch toán sai tài khoản thì bút toán sẽ bị sai. Do đó, việc xác định đúng tài khoản để hạch toán là bước vô cùng quan trọng. Dưới đây là hướng dẫn về hạch toán thuế giá trị gia tăng đầu vào.
Đối với hạch toán thuế GTGT đầu vào, kế toán sử dụng TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ. Theo quy định tại Khoản 1, Điều 19, Thông tư 200/2014/TT-BTC, khi hạch toán TK 133, kế toán cần tuân thủ nguyên tắc:
- TK 133 ghi nhận số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ trong kỳ.
- Hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ, trường hợp không tính riêng thì phải thể hiện số thuế đầu vào trong TK 133.
- Cuối kỳ, kế toán phải xác định số thuế GTGT được khấu trừ và không được khấu trừ theo quy định. Thuế đầu vào không được khấu trừ tùy trường hợp được tính vào giá trị tài sản mua, giá vốn hàng bán hoặc chi phí sản xuất, kinh doanh.
Kết cấu và nội dung TK 133:
Bên Nợ: Số thuế GTGT được khấu trừ.
Bên Có:
- Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ.
- Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ.
- Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa mua vào nhưng đã trả lại, được giảm giá.
- Số thuế GTGT đầu vào đã được hoàn lại.
Tài khoản 133 có 2 tài khoản cấp 2:
- TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ, vật tư mua ngoài dùng vào sản xuất, kinh doanh.
- TK 1332: Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát sinh khi mua sắm bất động sản đầu tư.
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư 247 sẽ cung cấp dịch vụ quyết toán thuế tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ:
Luật sư 247 đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề Hạch toán thuế GTGT không được khấu trừ như thế nào? Ngoài ra, chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý khác liên quan đến soạn thảo đơn xin tách thửa đất. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm
- Đóng bảo hiểm khi đi làm để làm gì?
- Thủ tục đóng thuế đất hàng năm năm 2023 như thế nào?
- Hoàn trả tiền bảo hiểm y tế tự nguyện như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Trong quá trình mua bán, giao dịch hàng hóa, đối với các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, doanh nghiệp cần kê khai thuế GTGT theo phương thức thanh toán và phương pháp áp dụng.
Hạch toán nộp thuế GTGT sẽ giúp doanh nghiệp nắm được và kiểm soát các khoản chi phí tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ trong quá trình sản xuất, lưu thông và tiêu dùng.
Căn cứ hạch toán dựa trên các chứng từ sau:
– Hóa đơn GTGT hàng hóa, dịch vụ mua vào.
– Chứng từ nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu.
– Chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài.
Theo điểm a khoản 1.1 Điều 3 Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội, khoản 2 Điều 1 Nghị định 15/2022/NĐ-CP, mức giảm thuế GTGT năm 2022 được thực hiện như sau:
– Cơ sở kinh doanh tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 8% đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 15/2022/NĐ-CP.
– Cơ sở kinh doanh (bao gồm cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu được giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng khi thực hiện xuất hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 15/2022/NĐ-CP.