Hạch toán hủy hóa đơn đầu ra như thế nào?

26/10/2023
Hạch toán hủy hóa đơn đầu ra
567
Views

Khi buôn bán, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh phải xuất hóa đơn cho người mua. Việc xuất hóa đơn phải đảm bảo nội dung và hình thức theo quy định pháp luật. Trường hợp hóa đơn đã xuất có sự sai sót thì phải có văn bản chỉnh sửa,… Trong một số trường hợp, hóa đơn đã xuất bắt buộc phải hủy. Vậy hạch toán hủy hóa đơn đầu ra như thế nào? Quy định pháp luật về hạch toán hủy hóa đơn đầu ra ra sao? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư 247 để được giải đáp thắc mắc vấn đề trên nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Thông  tư 96/2015/TT-BTC;
  • Thông tư 219/2013/TT-BTC.

Hóa đơn đầu ra là gì?

Hóa đơn là chứng từ chứng minh có sự mua bán, cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Do đó, người bán phải xuất hóa đơn cho người mua khi có sự mua bán, cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Việc xuất hóa đơn sẽ phải thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành.

Hóa đơn đầu ra hiểu đơn giản là hóa đơn do bên bán phát hành, thể hiện toàn bộ nội dung: tên, số lượng, đơn giá, thành tiền của hàng hóa hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng, đối tác.

Các trường hợp hủy hóa đơn là gì?

Mặc dù pháp luật có quy định cụ thể về cách xuất hóa đơn, nội dung và hình thức của hóa đơn,… nhưng hiện nay có nhiều sai sót khi xuất hóa đơn diễn ra hằng ngày. Trong những trường hợp sai sót, có những trường hợp có thể sửa đổi, bổ sung nhưng song song đó có những trường hợp phải hủy hóa đơn. Dưới đây là quy định pháp luật về các trường hợp phải hủy hóa đơn.

Hủy hóa đơn áp dụng trong những trường hợp nhất định, một vài dịch vụ hiện nay như thủ tục, giấy tờ về dân sự, hình sự, đất đai làm dịch vụ chuyển đất trồng cây lâu năm lên thổ cư khi dùng hóa đơn.

Các trường hợp sau đây phải tiến hành hủy hóa đơn:

  • Các hóa đơn đặt in bị in sai, in trùng, in thừa phải được hủy trước khi thanh lý hợp đồng đặt in hóa đơn.
  • Tổ chức, hộ, cá nhân có hóa đơn không tiếp tục sử dụng phải thực hiện hủy hóa đơn. Thời hạn hủy hóa đơn chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày thông báo với cơ quan thuế.
  • Tổ chức, hộ, cá nhân đã được quan thuế thông báo hóa đơn hết giá trị sử dụng (trừ trường hợp thông báo do thực hiện biện pháp cưỡng chế nợ thuế). Thời hạn hủy hóa đơn chậm nhất là 19 ngày kể từ ngày cơ quan thuế thông báo hết giá trị sử dụng hoặc từ ngày tìm lại được hóa đơn đã mất.
  • Các loại hóa đơn đã lập của các đơn vị kế toán thì sẽ được hủy theo quy định của pháp luật về kế toán.

Ngoài ra, hóa đơn điện tử đã hết thời hạn lưu trữ theo quy định của pháp luật kế toán, nếu không có quy định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được tiêu hủy.

Lưu ý rằng, các hóa đơn dù được quy định trong trường hợp phải hủy nhưng nếu là vật chứng của các vụ án thì không hủy mà được xử lý theo quy định của pháp luật.

Còn đối với hóa đơn viết sai:

  • Nếu hóa đơn chưa kê khai thì chỉ cần lập biên bản thu hồi hóa đơn viết sai và không cần làm thủ tục hủy hóa đơn.
  • Nếu hóa đơn đã kê khai thì lập biên bản điều chỉnh hóa đơn viết sai và xuất hóa đơn mới chứ không cần hủy hóa đơn.
Hạch toán hủy hóa đơn đầu ra
Hạch toán hủy hóa đơn đầu ra

Hạch toán hủy hóa đơn đầu ra

Việc hủy hay sửa đổi hóa đơn có sai sót còn tùy thuộc vào pháp luật có cho phép hủy hay không, hay chỉ được sửa lại những hóa đơn có sai sót. Tuy nhiên, đối với trường hợp nào cũng vậy, doanh nghiệp nên tìm hiểu kỹ các quy định pháp luật trước khi hạch toán những hóa đơn này để hạn chế tối đa những rủi ro về sau.

Trình tự thực việc hủy hóa đơn như sau:

Bước 1: Lập bảng kiểm kê hóa đơn cần hủy

Trước tiên, các tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh cần phải lập bảng kiểm kê hóa đơn cần hủy.

Bước 2: Lập Hội đồng hủy hóa đơn

Các tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh cần phải thành lập Hội đồng hủy hóa đơn.

Yêu cầu với hội đồng hủy hóa đơn phải có đại diện lãnh đạo của tổ chức kinh doanh, đại diện bộ phận kế toán của tổ chức kinh doanh.

Riêng các trường hợp là hộ và cá nhân kinh doanh không phải thành lập hội đồng khi hủy hóa đơn.

Bước 3: Ký biên bản hủy hóa đơn

Các thành viên trong Hội đồng hủy hóa đơn cần phải ký vào biên bản hủy hóa đơn và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu có sai sót xảy ra.

Theo đó, hồ sơ hủy hóa đơn đối với các trường hợp hủy hóa đơn bao gồm:

  • Văn bản quyết định thành lập Hội đồng hủy hóa đơn, trừ trường hợp hộ, cá nhân kinh doanh.
  • Bảng kiểm kê hóa đơn cần hủy. Yêu cầu chi tiết với nội dung cần hủy bao gồm: Tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số lượng hóa đơn hủy (từ số… đến số… hoặc kê chi tiết từng số hóa đơn nếu số hóa đơn cần hủy không liên tục).
  • Biên bản hủy hóa đơn.
  • Thông báo kết quả hủy hóa đơn phải có đầy đủ các nội dung: Loại, ký hiệu, số lượng hóa đơn hủy từ số… đến số; lý do hủy; ngày giờ hủy; phương pháp hủy.

Theo quy định, các hồ sơ hủy hóa đơn được lưu tại tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn.

Riêng với thông báo kết quả hủy hóa đơn sẽ được lập thành 02 bản, 01 bản lưu, 01 bản gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất không quá 05 ngày kể từ ngày thực hiện hủy hóa đơn.

Biên bản hủy hóa đơn là biên bản ghi nhận lại các diễn biến sự việc đã xảy ra trong toàn bộ quá trình hủy hóa đơn mà đối tượng thực hiện việc hủy, đồng thời là đối tượng nắm giữ và sử dụng hóa đơn.

Biên bản hủy hóa đơn được sử dụng khi người nộp thuế hay người có chức năng in, phát hành hóa đơn gặp sai sót khi in ấn, khởi tạo và không còn nhu cầu sử dụng hóa đơn cũ.

Cần phân biệt giữa biên bản hủy hóa đơn và biên bản thu hồi hóa đơn vì đây là 2 loại biên bản hoàn toàn khác nhau. Biên bản thu hồi hóa đơn sử dụng khi người mua, người bán hàng hóa và dịch vụ có phát sinh giao dịch, cần phải lập hóa đơn và phát hiện sai sót.

Và sau khi đã kết thúc giao dịch, họ sẽ cùng nhau tiến hành lập biên bản ghi nhận sự việc để bên bán nhận lại hóa đơn sai và lập một hóa đơn khác thay thế.

Xem qua >>

Tiêu hủy hóa đơn không đúng các trường hợp phải tiêu hủy theo QĐ bị xử lý thế nào?

Người chuyển đổi trên hóa đơn điện tử là ai?

Mẫu bảng kiểm kê hóa đơn cần hủy

Khuyến nghị

Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư 247 sẽ cung cấp dịch vụ hóa đợn điện tử tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề Hạch toán hủy hóa đơn đầu ra. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư 247 với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý như chuyển đất trồng cây lâu năm lên thổ cư. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Xử lý trường hợp hóa đơn bị hủy ra sao?

Căn cứ khoản 2 Điều 11 Thông tư 68/2019/TT-BTC quy định về trường hợp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua phát hiện có sai sót thì xử lý như sau:
“2. Trường hợp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua phát hiện có sai sót thì xử lý như sau:
a) Trường hợp có sai sót về tên, địa chỉ của người mua nhưng không sai mã số thuế, các nội dung khác không sai sót thì người bán thông báo cho người mua về việc hóa đơn có sai sót và thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP và không phải lập lại hóa đơn;
b) Trường hợp có sai về mã số thuế, về số tiền ghi trên hóa đơn, sai về thuế suất, tiền thuế, hoặc hàng hóa ghi trên hóa đơn không đúng quy cách, chất lượng thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót và người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP về việc hủy hóa đơn điện tử và lập hóa đơn hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử đã được cấp mã có sai sót. Sau khi nhận được thông báo, cơ quan thuế thực hiện hủy hóa đơn điện tử đã được cấp mã có sai sót lưu trên hệ thống của cơ quan thuế. Hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn điện tử đã được cấp mã có sai sót phải có dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn ký hiệu mẫu số, ký hiệu hóa đơn…số hóa đơn…, ngày… tháng… năm”. Người bán ký số, ký điện tử trên hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn điện tử đã lập có sai sót sau đó người bán gửi cơ quan thuế để cơ quan thuế cấp mã cho hóa đơn điện tử mới.”

Hồ sơ khai thuế như thế nào?

Căn cứ khoản 4 Điều 7 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định:
“4. Người nộp thuế được nộp hồ sơ khai bổ sung cho từng hồ sơ khai thuế có sai, sót theo quy định tại Điều 47 Luật Quản lý thuế và theo mẫu quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Người nộp thuế khai bổ sung như sau:
a) Trường hợp khai bổ sung không làm thay đổi nghĩa vụ thuế thì chỉ phải nộp Bản giải trình khai bổ sung và các tài liệu có liên quan, không phải nộp Tờ khai bổ sung.
Trường hợp chưa nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm thì người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế của tháng, quý có sai, sót, đồng thời tổng hợp số liệu khai bổ sung vào hồ sơ khai quyết toán thuế năm.
Trường hợp đã nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm thì chỉ khai bổ sung hồ sơ khai quyết toán thuế năm; riêng trường hợp khai bổ sung tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công thì đồng thời phải khai bổ sung tờ khai tháng, quý có sai, sót tương ứng.
b) Người nộp thuế khai bổ sung dẫn đến tăng số thuế phải nộp hoặc giảm số thuế đã được ngân sách nhà nước hoàn trả thì phải nộp đủ số tiền thuế phải nộp tăng thêm hoặc số tiền thuế đã được hoàn thừa và tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước (nếu có).
Trường hợp khai bổ sung chỉ làm tăng hoặc giảm số thuế giá trị gia tăng còn được khấu trừ chuyển kỳ sau thì phải kê khai vào kỳ tính thuế hiện tại. Người nộp thuế chỉ được khai bổ sung tăng số thuế giá trị gia tăng đề nghị hoàn khi chưa nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế tiếp theo và chưa nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế.”
Theo quy định trên, nếu chỉ làm tăng hoặc giảm số thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau thì sẽ kê khai vào kỳ tính thuế hiện tại.

Hồ sơ khai thuế có những nội dung và giấy tờ gì?

Quy định về hồ sơ khai thuế được chi tiết tại Điều 7 Nghị định 126/2020/NĐ-CP:
“1. Hồ sơ khai thuế là tờ khai thuế và các chứng từ, tài liệu liên quan làm căn cứ để xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế với ngân sách nhà nước do người nộp thuế lập và gửi đến cơ quan quản lý thuế bằng phương thức điện tử hoặc giấy. Người nộp thuế phải khai tờ khai thuế, bảng kê, phụ lục (nếu có) theo đúng mẫu quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế, bảng kê, phụ lục; nộp đầy đủ các chứng từ, tài liệu quy định trong hồ sơ khai thuế với cơ quan quản lý thuế. Đối với một số loại giấy tờ trong hồ sơ khai thuế mà Bộ Tài chính không ban hành mẫu nhưng pháp luật có liên quan có quy định mẫu thì thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
a) Người nộp thuế căn cứ hồ sơ khai thuế và hồ sơ khai bổ sung để tự tính số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế phải nộp bổ sung, tiền chậm nộp (nếu có) và nộp tiền vào ngân sách nhà nước theo quy định (trừ trường hợp quy định tại Điều 13 của Nghị định này). Cơ quan quản lý thuế thực hiện ấn định thuế theo quy định tại Điều 50, Điều 52 của Luật Quản lý thuế trong trường hợp phát hiện người nộp thuế khai không đầy đủ, không chính xác về căn cứ tính thuế, số tiền thuế phải nộp trong hồ sơ khai thuế.
b) Cơ quan quản lý thuế căn cứ hồ sơ khai thuế của người nộp thuế, thông tin của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các thông tin quản lý thuế để tính số tiền thuế phải nộp và thông báo số tiền thuế phải nộp cho người nộp thuế theo quy định tại Điều 13 của Nghị định này.
c) Cơ quan thuế căn cứ hồ sơ khai thuế của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán và các thông tin quản lý thuế để xác định mức thuế khoán theo quy định tại Điều 51 Luật Quản lý thuế và theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
…”

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.