Giúp người khác tự sát có bị phạt không?

25/09/2021
giúp người khác tự sát
1027
Views

Tự sát không còn là vấn đề quá xa lạ với mỗi chúng ta. Những người có bất ổn về tâm lý; bế tắc trong cuộc sống; hay khi mới mất đi một người thân thường có suy nghĩ tiêu cực. Khi đó những người nãy sẽ nghĩ đến vấn đề tự sát. Nhưng đôi khi họ lại không có đủ điều kiện tự sát; mà cần đến sự giúp sức của ai đó. Vậy hành vi giúp người khác tự sát có vi phạm pháp luật? Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

Nội dung tư vấn

Thế nào là giúp người khác tự sát?

Hành vi giúp người khác tự sát là hành vi tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất để người khác tự sát, như: tìm kiếm, cung cấp phương tiện để nạn nhân tự sát hoặc hứa hẹn trước với nạn nhân giữ kín việc tự sát của họ.

Trên thực tế, có nhiều trường hợp nạn nhân tự sát do bị xúi giục hoặc được giúp sức bởi một người bất kì; người tự sát cũng không phải lệ thuộc vào bất kì ai. Tuy nạn nhân mong muốn chấm dứt cuộc sống nhưng hành vi xúi giục hay trợ giúp tự sát là bị pháp luật nghiêm cấm.

Cấu thành tội giúp người khác tự sát

Điều 131 BLHS 2015 quy định về hành vi này như sau: “Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 03 năm:

  • Kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác tự tước đoạt tính mạng của họ
  • Tạo điều kiện vật chất hoặc tinh thần cho người khác tự tước đoạt tính mạng của họ”

Về mặt khách quan

Hành vi khách quan của tội này có thể bao gồm hai hành vi sau:

Hành vi thúc đẩy người khác tự tước đoạt tính mạng của mình. Hành vi này có thể là những hành vi như kích động, dụ dỗ, lừa dối người khác tự sát; cụ thể là:

  • Kích động người khác tự sát: đây là trường hợp người phạm tội dùng những lời lẽ nhằm tác động vào tâm lý làm cho người bị kích động tự ái tới mức cao độ nên đã tự sát. Nếu không có lời lẽ kích động đó thì dù nạn nhân đang có tâm lý đến mức nào vẫn chưa tới mức tự sát.
  • Dụ dỗ người khác tự sát: đây là trường hợp người phạm tội dùng lời lẽ khuyên bảo khéo léo để làm cho người khác tự sát theo ý muốn của mình.

Hành vi tạo điều kiện vật chất; hoặc tinh thần giúp nạn nhân có thể thực hiện được hoặc thực hiện được dễ dàng; thuận lợi hơn trong việc tự sát.

Trong cả hai trường hợp trên thì nạn nhân phải tự mình thực hiện hành vi tước đoạt tính mạng; ví dụ như tự uống thuốc độc, tự nhảy sông, tự cắt tay….

Như vậy cần phải lưu ý rằng:

  • Nếu hành vi giúp người khác tự sát này có tính chất quyết định đến cái chết của nạn nhân thì người này không phạm tội giúp người khác tự sát mà là tội giết người.
  • Hành vi xúi giục phải dẫn đến việc nạn nhân tự nguyện tự sát; nếu hành vi này mang tính chất dồn ép; buộc họ không còn con đường nào khác là tự sát thì trong trường hợp này không phải tội xúi giục người khác tự sát mà là tội bức tử.
Hậu quả

Hành vi trên đã dẫn đến quyết định tự sát; hoặc tạo điều kiện cho nạn nhân tự sát. Trong cả hai trường hợp này; điều luật chỉ đòi hỏi nạn nhân có hành vi tự sát chứ không đòi hỏi nạn nhân có bị chết do tự sát hay không thì người phạm tội vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này

Về mặt chủ quan

Tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý; có thể là cố ý trực tiếp; hoặc cố ý gián tiếp. Người thực hiện hành vi giúp người khác tự sát hoàn toàn có đủ nhận thức để nhìn thấy trước hậu quả nạn nhân sẽ tự tử; nhưng người phạm tội hoàn toàn mong muốn hậu quả nạn nhân tử vong; hoặc dù không mong muốn nhưng vẫn có ý thức bỏ mặc cho hậu quả đó xảy ra.

Về mặt chủ thể

Tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát được thực hiện bởi bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự:

  • Tội giúp người khác tự sát được thực hiện bởi bất kỳ người nào. Đó có thể là công dân Việt Nam; người nước ngoài hay người không quốc tịch.
  • Theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 người từ đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Khoản 2 Điều 12 có quy định một số loại tội phạm người từ đủ 14 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng không có tội giúp người khác tự sát theo Điều 131. Như vậy; người từ đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm về tội bức tử.
  • Người có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ. Tức là người đó phải có cả năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi. Nếu người đó phạm tội trong trường hợp không có năng lực trách nhiệm hình sự; hoặc bị hạn chế năng lực hình sự thì có thể được loại trừ trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 21 Bộ luật hình sự.

Về mặt khách thể

Hành vi xúi giục giúp đỡ người khác tự sát đã xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của con người.

Mức hình phạt đối với tội giúp người khác tự sát

Điều 131 Bộ luật hình sự quy định 02 khung hình phạt đối với người phạm tội xúi giục người khác tự sát như sau:

  • Khung hình phạt phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm áp dụng với người xúi giục hoặc giúp 01 người tự sát. Theo Điều 9 Bộ luật hình sự; tội phạm này thuộc loại tội phạm ít nguy hiểm.
  • Khung hình phạt phạt tù từ 02 năm đến 07 năm áp dụng với trường hợp người phạm tội làm 02 người trở lên tự sát. Theo Điều 9 Bộ luật hình sự; đây là loại tội phạm nghiêm trọng.

Mời bạn đọc xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề Giúp người khác tự sát có bị phạt không?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Tội phạm nghiêm trọng là gì?

Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù.

Những người có nguy cơ tự sát cao?

Người có nguy cơ tự sát cao gồm:
– Có các rối loạn tâm thần, như trầm cảm, rối loạn cảm xúc lưỡng cực, tâm thần phân liệt. 
– Lạm dụng chất gây nghiện như rượu, ma túy,..
– Có sang chấn tâm lý: mất người thân, chia tay, ly hôn, hoàn cảnh xã hội xung đột, những người đồng giới, chuyển giới, và kể cả tù nhân…..
– Có toan tự sát trong quá khứ

Các phương pháp phòng ngừa hành vi tự sát?

Các phương pháp phòng ngừa gồm:
– Phát hiện và điều trị sớm cho những người có rối loạn tâm thần, rối loạn sử dụng chất; những người đang có sang chấn tâm lý cấp tính.
– Có chính sách quản lý để giảm thiểu lạm dụng các chất gây nghiện.
– Đào tạo nhân viên y tế trong việc đánh giá và ngăn ngừa hành vi tự sát.
– Kiểm soát các phương tiện dùng để tự sát (ví dụ: thuốc trừ sâu, vũ khí, thuốc độc).
– Chăm sóc theo dõi cho những người đã từng có hành vi tự sát và giúp họ tiếp cận hỗ trợ từ cộng đồng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận