Có được thỏa thuận miễn trách nhiệm thương mại không?

25/09/2021
Mẫu giấy cam kết chịu trách nhiệm - Tải xuống mẫu giấy
499
Views

Trách nhiệm pháp lý là hậu quả bất lợi đối với chủ thể không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình theo hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật, bên vi phạm hợp đồng phải chịu hậu quả bất lợi tương ứng với mức độ hành vi vi phạm đó gây ra. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bên vi phạm không phải gánh chịu những hậu quả bất lợi do bị áp dụng các hình thức chế tài thương mại, đó là các trường hợp miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng. Vậy Có được thỏa thuận miễn trách nhiệm thương mại không?

Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Miễn trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng thương mại là gì?

Chế định miễn trách khi vi phạm nghĩa vụ của hợp đồng thương mại theo Luật thương mại 2005 được hiểu là bên có hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng thương mại sẽ không bị áp dụng các chế tài; mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng thương mại.

Về bản chất; các trường hợp miễn trách nhiệm hợp đồng là những trường hợp loại trừ yếu tố lỗi của bên vi phạm. Cơ sở để miễn trách nhiệm cho bên vi phạm hợp đồng; chính là ở chỗ họ không có lỗi khi không thực hiện; thực hiện không đúng hợp đồng. Nếu bên vi phạm hợp đồng có khả năng lựa chọn xử sự nào khác ngoài xử sự gây thiệt hại; mà không lựa chọn thì bị coi là có lỗi và ngược lại; nếu không có khả năng lựa chọn xử sự nào khác; thì được coi là không có lỗi và không phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình.

Mặt khác, theo Khoản 2 Điều 294 Luật thương mại 2005 quy định: “Bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp miễn trách nhiệm”. Ngoài ra; khi sảy ra tình trạng miễn trách nhiệm hợp đồng, bên vi phạm hợp đồng còn phải thông báo ngay (bằng văn bản) cho bên kia về trường hợp được miễn trách nhiệm; và hậu quả có thể sảy ra. Nếu bên vi phạm không thông báo; hoặc thông báo không kịp thời cho bên kia thì phải bồi thường thiệt hại.

Trường hợp miễn trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng thương mại

Căn cứ Khoản 1 Điều 294 Luật Thương mại 2005, Các trường hợp miễn trừ trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng trong thương mại bao gồm:

  • Do các bên thỏa thuận
  • Trường hợp do sự kiện bất khả kháng
  • Trường hợp hành vi vi phạm của một bên do lỗi của bên kia
  • Trường hợp vi phạm do chấp hành quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.

Mục đích của việc quy định miễn trách nhiệm

Qua các quy định về trường hợp miễn trách nhiệm khi có hành vi vi phạm hợp đồng trong trường hợp; có thể thấy việc pháp luật đã tôn trọng quyền tự do thỏa thuận của các bên trong quan hệ hợp đồng; nếu nó không trái với quy định pháp luật. Đồng thời; việc tự thỏa thuận này; mặc dù không lường trước hết các trường hợp; nhưng phần nào cũng giúp các bên tự giác tuân thủ theo hợp đồng; mà không cần phải áp dụng tới chế tài.

Việc quy định về sự kiện bất khả kháng đã cho thấy được mức độ bao quát các trường hợp của pháp luật; đồng thời là sự minh bạch, chính xác; công bằng đối với các trường hợp; mà lỗi của người vi phạm đã bị loại trừ một cách triệt để. Thông  qua đó, đảm bảo được lợi ích của các bên trong hợp đồng thương mại.

Về trường hợp: hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn có lỗi của bên kia; đã trao cho các chủ thể quyền được đối xử công bằng. Khi một bên không thực hiện các nghĩa vụ của mình thì bên kia cũng có quyền đó. Đảm bảo được quyền tự quyết đồng  thời quyền tương đương với nghĩa vụ mà mình phải thực hiện.

Có được thỏa thuận miễn trách nhiệm thương mại không?

Trong hợp đồng thương mại; các bên có thể đã thỏa thuận trước đó những trường hợp có hành vi vi phạm hợp đồng nhưng lại được miễn trách nhiệm. Đây chính là việc pháp luật tôn trọng quyền tự do thỏa thuận của các bên tham gia vào hợp đồng thương mại; bởi hợp đồng thương mại vốn dĩ dựa trên sự thỏa thuận giữa các bên không phụ thuộc vào ý chí của chủ thể nào khác; và không được trái với quy định của pháp luật về hợp đồng thương mại. Do đó; việc các bên tự do thỏa thuận về các trường hợp được miễn thỏa thuận là hoàn toàn chính đáng.

Thỏa thuận giữa các bên về trường hợp miễn trách nhiệm phải tồn tại trước khi xảy ra vi phạm; và có hiệu lực đến thời điểm bên bị vi phạm áp dụng chế tài. Khi hợp đồng được giao kết bằng văn bản; thì thỏa thuận miễn trách nhiệm được ghi nhận trong nội dung hợp đồng hoặc trong phụ lục hợp đồng.

Nhưng kể cả khi hợp đồng đã ký kết các bên vẫn có thể thỏa thuận bằng lời nói; hoặc hành vi cụ thể thì thỏa thuận miễn trách nhiệm cũng có thể được thể hiện bằng lời nói; hoặc hành vi cụ thể.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Liên hệ Luật sư

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư 247 về Có được thỏa thuận miễn trách nhiệm thương mại không? Hi vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn đọc.

Nếu có bất kì thắc mắc nào về thủ tục pháp lý có liên quan. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Hợp đồng thương mại là gì?

Hợp đồng thương mại là hình thức pháp lý của hành vi thương mại, là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên (ít nhất một trong các bên phải là thương nhân hoặc các chủ thể có tư cách thương nhân) nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện hoạt động thương mại.

Miễn trách nhiệm hợp đồng trong kinh doanh là gì?

Miễn trách nhiệm hợp đồng trong kinh doanh, thương mại là việc bên vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng thương mại không phải chịu trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

Miễn trách nhiệm thương mại do sự kiện bất khả kháng là gì?

Một sự kiện được coi là sự kiện bất khả kháng trong thương mại thì nó phải đáp ứng được các điều kiện sau đây:
Một là, đây phải là một sự kiện khách quan, việc xảy ra không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người hay nói cách khác, điều này xảy ra hoàn toàn do có yếu tố tác động từ bên ngoài, nằm ngoài tầm kiểm soát của các bên trong hợp đồng.
Hai là, phải là sự kiện “không thể lường trước được”.
Ba là, hậu quả của sự kiện đó phải là không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Trả lời