Giúp đỡ người khác vượt biên trái phép xử phạt ra sao?

04/11/2021
Người dưới 16 tuổi vượt biên trái phép có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
796
Views

Giúp đỡ người khác vượt biên trái phép là hành vi vi phạm pháp luật. Vậy theo quy định hiện nay hành vi giúp đỡ người khác vượt biên trái phép xử phạt ra sao?. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu ngay sau đây.

Căn cứ pháp lý

Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Nghị định 167/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính

Mức xử phạt hành chính hành vi giúp đỡ người khác vượt biên trái phép

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 17 Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì:

“5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Giúp đỡ, chứa chấp, che giấu, tạo điều kiện cho người khác đi nước ngoài, ở lại nước ngoài, vào Việt Nam, ở lại Việt Nam hoặc qua lại biên giới quốc gia trái phép;

b) Người nước ngoài nhập cảnh, hành nghề hoặc có hoạt động khác tại Việt Nam mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam;

c) Cá nhân, tổ chức ở Việt Nam bảo lãnh hoặc làm thủ tục cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam, xin cấp thị thực, cấp thẻ tạm trú, gia hạn tạm trú, giấy tờ có giá trị nhập cảnh, cư trú tại Việt Nam nhưng không thực hiện đúng trách nhiệm theo quy định của pháp luật hoặc khai không đúng sự thật khi bảo lãnh, mời hoặc làm thủ tục cho người nước ngoài nhập cảnh, xin cấp thị thực, cấp thẻ tạm trú, gia hạn tạm trú, giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam;

d) Người nước ngoài nhập cảnh hoạt động không đúng mục đích, chương trình đã đề nghị xin cấp thẻ tạm trú, thẻ thường trú.”

Như vậy, đối với hành vi giúp đỡ, tạo điều kiện cho người khác đi nước ngoài; qua lại biên giới quốc gia trái phép thì sẽ bị xử phạt từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi giúp đỡ người khác vượt biên trái phép

Hành vi giúp đỡ người khác vượt biên trái phép nếu có các dấu hiệu cấu thành tội tổ chức xuất cảnh trái phép theo quy định tại Điều 349 Bộ luật hình sự 2015 về tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép với mức xử phạt như sau:

“Điều 349. Tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép

1. Người nào tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 120 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Đối với từ 05 người đến 10 người;

d) Có tính chất chuyên nghiệp;

đ) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

e) Tái phạm nguy hiểm.

Như vậy theo điều luật trên thì hành vi giúp đỡ người khác vượt biên trái phép có thể bị phạt tù lên đến 10 năm tù nếu thỏa mãn các điều kiện trên.

Người dưới 16 tuổi vượt biên trái phép có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Hành vi vượt biên trái phép; hành vi này được hiểu là hành vi qua lại biên giới quốc gia; mà không làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định pháp luật.

Xử phạt hành chính đối với người dưới 16 tuổi vượt biên trái phép

Căn cứ Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012; quy định về Đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính như sau:

1. Các đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:

a) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.

Căn cứ tại Điểm a Khoản 3 Điều 17 Nghị định 167/2013/NĐ-CP; quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình, có quy định:

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi: qua lại biên giới quốc gia; mà không làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định;

Như vậy người dưới 16 tuổi vượt biên trái phép; sẽ bị phạt hành chính với mức tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Trách nhiệm hình sự đối với người dưới 16 tuổi vượt biên trái phép

Ngoài ra, căn cứ Khoản 2 Điều 12 Bộ luật hình sự 2015 có quy định:

“Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều sau đây:

a) Điều 143 (tội cưỡng dâm); Điều 150 (tội mua bán người); Điều 151 (tội mua bán người dưới 16 tuổi);

b) Điều 170 (tội cưỡng đoạt tài sản); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 173 (tội trộm cắp tài sản); Điều 178 (tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản);

c) Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy);

d) Điều 265 (tội tổ chức đua xe trái phép); Điều 266 (tội đua xe trái phép);

đ) Điều 285 (tội sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật); Điều 286 (tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử); Điều 287 (tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử); Điều 289 (tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác); Điều 290 (tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản);

e) Điều 299 (tội khủng bố); Điều 303 (tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia); Điều 304 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự).

Như vậy người dưới 16 tuổi vượt biên trái phép; sẽ bị phạt từ 3 triệu đến 5 triệu mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là quan điểm của Luật sư 247 về vấn đề Giúp đỡ người khác vượt biên trái phép xử phạt ra sao?. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Khu vực biên giới đất liền được quy định như thế nào?

Khoản 1 Điều 3 Nghị định 34/2014/NĐ-CP về quy chế khu vực biên giới đất liền nước Việt Nam như sau:
Khu vực biên giới đất liền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây viết gọn là khu vực biên giới đất liền) bao gồm xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã) có một phần địa giới hành chính trùng hợp với đường biên giới quốc gia trên đất liền.

Vành đai biên giới là gì?

Vành đai biên giới là phần lãnh thổ từ đường biên giới quốc gia trở vào, được thiết lập nhằm quản lý, kiểm soát các hoạt động của người, phương tiện trong vành đai biên giới; duy trì an ninh, trật tự và phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật; nơi hẹp nhất 100 m, nơi rộng nhất không quá 1.000 m, trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quy định.

Thế nào là xuất cảnh?

Khoản 6 Điều 3 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam quy định:
Xuất cảnh là việc người nước ngoài ra khỏi lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận