Giết người là một trong những hành vi vi phạm cả đạo đức lẫn pháp luật và sẽ bị xử lý hình sự. Tuy nhiên, tuỳ vào mức độ và các tình tiết giảm nhẹ tội mà có thể sẽ được giảm nhẹ tội. Trong trạng thái hoảng loạn, tinh thần bị kích động, chúng ta có thể có những hành vi sai lầm, trong đó có giết người. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về vấn đề “Giết người trong trạng thái hoảng loạn” qua bài viết sau đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Căn cứ pháp lý của tội giết người
Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định tội giết người nhưng không mô tả các dấu hiệu của tội danh này. Từ thực tiễn xét xử đã được thừa nhận, có thê định nghĩa tội giết người là hành vi cô ý tước đoạt trái pháp luật tính mạng của người khác.
” Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình: (a) Giết 02 người trở lên; (b) Giết người dưới 16 tuổi; (c) Giết phụ nữ mà biết là có thai; (d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; (đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; (e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; (g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác; (h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; (i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ; (k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp; (l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người; (m) Thuê giết người hoặc giết người thuê; (n) Có tính chất côn đồ; (o) Có tổ chức; (p) Tái phạm nguy hiểm; (q) Vì động cơ đê hèn.
Cấu thành tội phạm tội giết người
Dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm
Trong thực tiễn xét xử còn gặp những trường hợp tước đoạt tính mạng người khác do được nạn nhân yêu cầu. Động cơ của những hành vi này có thể khác nhau. Trong đó có những động cơ mang tính nhân đạo. Ví dụ: Tước đoạt tính mạng người bị mắc bệnh hiểm nghèo nhằm tránh đau khổ kéo dài cho họ… Theo luật hình sự Việt Nam, những trường hợp này vẫn bị coi là trái pháp luật. Hiện nay, một số quốc gia, trong đó có Hà Lan đã chấp nhận “quyền được chết”. Theo đó, hành vi tước đoạt tính mạng người khác do được nạn nhân yêu cầu và thoả mãn các điều kiện được quy định sẽ khồng bị coi là trái pháp luật.
Dấu hiệu hậu quả của tội phạm
Hậu quả của tội phạm được xác định là là hậu quả chết người. Như vậy, tội giết người chỉ được coi là tội phạm hoàn thành khi có hậu quả chết người. Nếu hậu quả chết người không xảy ra vì nguyên nhân khách quan thì hành vi phạm tội bị coi là tội giết người chưa đạt (khi lỗi của chủ thể là cố ý trực tiếp) hoặc là tội cố ý gây thương tích (khi lỗi của chủ thể là cố ý gián tiếp và hậu quả thương tích đã xảy ra đủ cấu thành tội phạm này).
Dấu hiệu quan hệ nhân quả (QHNQ) giữa hành vi khách quan và hậu quả chết người:
Theo nguyên tắc chung, người phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm về hậu quả nguy hiểm cho xã hội do chính hành vi của mình gây ra. Nguyên tắc này đòi hỏi phải xác định hậu quả chết người có quan hệ nhân quả với hành vi khách quan của người bị buộc phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người (hoàn thành).
Như vậy, việc xác định mối quan hệ nhân quả là điều kiện cần thiết để có thể buộc người có hành vỉ tước đoạt trái pháp luật tính mạng người khác phải chịu trách nhiệm về hậu quả chết người
Nếu hậu quả chết người chưa xảy ra và lỗi của người phạm tội là cố ý trực tiếp thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người chưa đạt;
Nếu hậu quả chết người chưa xảy ra và lỗi của người phạm tội là cô ý gián tiếp thì người phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích (nếu thương tích xảy ra thoả mãn đòi hỏi của cấu thành tội phạm tội này) mà không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người chưa đạt).
Trong thực tiễn áp dụng luật hình sự, việc xác định lỗi của chủ thể là lỗi cố ý trực tiếp hay lỗi cố ý gián tiếp không đơn giản mà trong nhiều trường hợp hết sức phức tạp. Việc xác định lỗi còn đặc biệt phức tạp hơn trong những trường hợp phải xác định lỗi của chù thể là lỗi cố ý gián tiếp hay chỉ là lỗi vô ý quá tự tin đối với hậu quả chết người.
Dấu hiệu mục đích, động cơ phạm tội
Mục đích, động cơ phạm tội không được mô tả trong cấu thành tội phạm (cơ bản) của tội giết người. Trong khi trong thực tế, hành vi cổ ý tước đoạt trái pháp luật tính mạng người khác có thể được thực hiện với các mục đích cũng như các động cơ khác nhau. Do vậy, cần chú ý: Hành vi cố ý tước đoạt trái pháp luật tính mạng người khác vì mục đích nhất định hoặc do động cơ nhất định có thể cấu thành tội phạm khác mà không cấu thành tội giết
– Giết người dưới 16 tuổi: Đây là trường hợp giết người mà nạn nhân là người dưới 16 tuổi, thuộc đối tượng cần được xã hội quan tâm và bảo vệ đặc biệt.
– Giết phụ nữ mà biết là có thai: Đây là trường hợp nạn nhân của tội phạm là người đang mang thai và khi thực hiện hành vi giết người, chủ thể cũng biết rõ điều này. Đây được coi là trường hợp giết người tăng nặng trách nhiệm hình sự vì hành vi phạm tội xâm phạm đối tượng cần được xã hội quan tâm và bào vệ đặc biệt. Hành vi giết phụ nữ mà biết là có thai thể hiện tính vô nhân đạo cao độ, rất khác so với trường hợp phạm tội giết người thông thường. Hành vi phạm tội không chỉ xâm phạm đến tính mạng của người mẹ mà còn xâm phạm đến sự sống trong tương lai của đứa con.
– Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lí do câng vụ của nạn nhân: Giết người đang thi hành công vụ là trường hợp giết người mà nạn nhân là người đang thi hành công vụ. Giết người vì lí do công vụ của nạn nhân là trường hợp giết người mà động cơ cửa hành vi giết người gắn liền với việc thi hành công vụ của nạn nhân: Giết nạn nhân để không cho nạn nhân thi hành công vụ hay giết nạn nhân để trả thù việc nạn nhân đã thi hành công vụ. Công vụ ở đây được hiểu “… là hoạt động theo đúng pháp luật của chủ thể được cơ quan nhà nước giao nhằm thực hiện nhiệm vụ quản lí nhà nước bao gồm quản lí hành chính, tố tụng và thi hành án”.
– (Giết người) để lấy bộ phận cợ thể của nạn nhân: Đấy là trường hợp giết người mà động cơ phạm tội là việc chiếm đoạt bộ phận cơ thể của nạn nhân cho mình, chợ người thân hoặc để trao đổi, mua bán. Động cơ phạm tội trong trường hợp này được xem như loại động cơ đê hèn, thể hiện tính ích kỉ cá nhân cao độ trong việc đánh đổi tính mạng người khác cho việc thoả mãn nhu cầu cá nhân…
– Thực hiện tội phạm một cách man rợ: Đây là trường hợp giết người một cách đặc biệt tàn ác, dã man làm cho nạn nhân đau đớn rất nhiều trước khi chết (giết bằng cách hành hạ, ưa tân cho đến chết…) hoặc gây ra sự rùng rợn cho người khác (chặt rờí chân tay, khoét mắt nạn nhân…).
– (Giết người) bằng cách lợi dụng nghề nghiệp: Đây là trường hợp giết người mà người phạm tội đã lợi dụng nghề nghiệp của mình để có thể dễ dàng thực hiện hoặc che giấu hành vi giết hgười.
– (Giết người) bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người: Đây là trường hợp giết người mà người phạm tội đã sử dụng công cụ, phương tiện hoặc thủ đoạn phạm tội có khả năng làm chết nhiều người (trong hoàn cảnh cụ thể). Ví dụ: Dùng chất nổ giết nạn nhân đang ở trong nhà cùng với những người khác… Tình tiết này chỉ đòi hỏi công cụ, phương tiện
Khung hình phạt bổ sung được quy định (có thể được áp dụng) là: cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm; phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
Khung hình phạt được quy định cho chuẩn bị phạm tội là phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Tội cố ý gây thương tích trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh được quy định tại Điều 135, Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017:
Điều 135. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên42;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người.
Giết người trong trạng thái hoảng loạn sẽ bị xử lý như thế nào?
Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh được quy định tại Điều 125 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) với mức hình phạt như sau:
– Khung 1: Người nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
– Khung 2: Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh được quy định tại Điều 135 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) với mức hình phạt như sau:
– Khung 1:
Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
– Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người.
Như vậy, phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự, tuy nhiên mức hình phạt sẽ nhẹ hơn khi phạm tội trong trạng thái tinh thần bình thường.
Thế nào là trạng thái tinh thần bị kích động mạnh?
Hiện nay, không có văn bản nào hướng dẫn về “trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” tại Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017), tuy nhiên có thể kham thảo tinh thần của Nghị quyết 04-HĐTPTANDTC/NQ ngày 29/11/1986 hướng dẫn “tình trạng tinh thần bị kích động mạnh” tại Bộ luật Hình sự 1985 như sau:
Tình trạng tinh thần bị kích động là tình trạng người phạm tội không hoàn toàn tự chủ, tự kiềm chế được hành vi phạm tội của mình. Nói chung, sự kích động mạnh đó phải là tức thời do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân gây nên sự phản ứng dẫn tới hành vi giết người. Nhưng cá biệt có trường hợp do hành vi trái pháp luật của nạn nhân có tính chất đè nén, áp bức tương đối nặng nề, lặp đi lặp lại, sự kích động đó đã âm ỷ, kéo dài, đến thời điểm nào đó hành vi trái pháp luật của nạn nhân lại tiếp diễn làm cho người bị kích động không tự kiềm chế được; nếu tách riêng sự kích động mới này thì không coi là kích động mạnh, nhưng nếu xét cả quá trình phát triển của sự việc, thì lại được coi là mạnh hoặc rất mạnh.
Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người phạm tội hoặc đối với người thân thích của người đó tuy làm cho người phạm tội bị kích động mạnh, nhưng nói chung chưa đến mức là phạm tội. Nếu hành vi trái pháp luật đó trực tiếp xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc lợi ích hợp pháp của người phạm tội hoặc người thân thích của người phạm tội hoặc của xã hội, đã cấu thành tội phạm, thì hành vi chống trả lại gây chết người có thể được xem là trường hợp phòng vệ chính đáng (theo Điều 13) hoặc do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (theo Điều 102).
Trong trường hợp cá biệt hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân cấu thành tội phạm nhưng là tội phạm ít nghiêm trọng (như tội làm nhục người khác, tội vu khống) thì cũng được coi là giết người trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh và được xử lý theo Điều 101, khoản 3. Thí dụ: hai anh em đồng hao ở chung nhà bố mẹ vợ, người anh thường xuyên làm nhục thô bạo và trắng trợn vu khống người em, đến thời điểm nào đó lại lăng nhục người em nên người anh bị em giết.
Đối với trường hợp người dùng chất say (uống rượu) hoặc chất kích thích mạnh khác mà bị say, nhân có hành vi trái pháp luật không nghiêm trọng của nạn nhân mà thực hiện hành vi giết người, thì không coi là trường hợp phạm tội do bị kích động mạnh. Phải tùy theo hoàn cảnh, tính chất và mức độ sai trái của hành vi do nạn nhân thực hiện cũng như các tình tiết khác của vụ án, mà xử lý theo điều 101 về tội giết người.
Để có thể xác định tinh thần của người phạm tội có bị kích động mạnh hay không và để phân biệt giữa “kích động” với “kích động mạnh”, cần xem xét một cách khác quan, toàn diện các mặt: thời gian, hoàn cảnh, địa điểm, diễn biến, nguyên nhân sâu xa và trực tiếp của sự việc; mối quan hệ giữa nạn nhân với người phạm tội, trình độ văn hóa, chính trị, tính tình, cá tính của mỗi bên: mức độ nghiêm trọng của hành vi trái pháp luật của nạn nhân, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân với tình trạng tinh thần bị kích động mạnh của người phạm tội.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Bản án hình sự về tội Giết người
- Giết người yêu đi tù bao nhiêu năm?
- Cố ý giết người không thành đi tù bao nhiêu năm?
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Giết người trong trạng thái hoảng loạn“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến thành lập công ty ở Việt Nam, thành lập công ty cổ phần, thành lập công ty hợp danh, thủ tục giải thể công ty, thủ tục chia phá sản công ty… của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo khoản 1 điều 22 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:
Điều 22. Phòng vệ chính đáng
1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.
Do đó, kẻ cướp nói riêng, người có hành vi vi phạm pháp luật nói chung đang xâm phạm đến tài sản, tính mạng của bạn, của người khác hoặc của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức khác, bạn được chống trả một cách cần thiết (không được quá mức cần thiết) để kẻ này dừng hành vi xâm phạm.
Căn cứ khoản 2 Điều 22 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:
Điều 22. Phòng vệ chính đáng
2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.
Như vậy vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự.
– Tình tiết giết nhiều người được thay bằng tình tiết giết từ 02 người trở lên. Điều này không nhau vì trước đây đã có văn bản hướng dẫn về trường hợp giết nhiều người là giết từ 02 người trở lên rồi. Quy định là thể hiện cụ thể hơn.
– Tình tiết giết trẻ em được thay bằng giết người dưới 16 tuổi. Cũng giống như trên, tình tiết này chỉ để lồng ghép những nội dung được hướng dẫn trước đây.
– Các tình tiết khác không có gì thay đổi.