Tình huống tranh chấp tập thể về lợi ích xử lý thế nào

08/11/2022
Tình huống tranh chấp tập thể về lợi ích
255
Views

Tranh chấp là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống. Nó xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhìn chung, những tranh chấp trong cuộc sống đều là những mâu thuẫn, bất đồng, xung đột giữa các chủ thể đối lập nhau. Trong lao động, tranh chấp cũng là những xung đột về quyền và lợi ích giữa 2 bên đối lập với nhau về quyền và lợi ích. Ở bài viết sau đây, hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu chủ đề “Tình huống tranh chấp tập thể về lợi ích” dưới góc độ pháp lý nhé!

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Lao động 2019

Tranh chấp tập thể về lợi ích là gì?

Theo quy định tại Điều 179 Bộ luật Lao động 2019 thì tranh chấp lao động có các dang như sau:

  • Tranh chấp lao động thông thường;
  • Tranh chấp lao động tập thể về quyền;
  • Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.

Tranh chấp tập thể về lợi ích là gì? Tranh chấp tập thể về lợi ích chính là tranh chấp lao động tập thể về lợi ích. Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích bao gồm:

  • Tranh chấp lao động phát sinh trong quá trình thương lượng tập thể;
  • Khi một bên từ chối thương lượng hoặc không tiến hành thương lượng trong thời hạn theo quy định của pháp luật.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích

– Tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích bao gồm:

  • Hòa giải viên lao động;
  • Hội đồng trọng tài lao động.

– Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết hoặc tiến hành thủ tục đình công.

Trình tự và thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích

– Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động tập thể về lợi ích được thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 188 của Bộ luật Lao động 2019.

– Trường hợp hòa giải thành, biên bản hòa giải thành phải bao gồm đầy đủ nội dung các bên đã đạt được thỏa thuận, có chữ ký của các bên tranh chấp và hòa giải viên lao động. Biên bản hòa giải thành có giá trị pháp lý như thỏa ước lao động tập thể của doanh nghiệp.

– Trường hợp hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải quy định tại khoản 2 Điều 188 của Bộ luật Lao động 2019 mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải hoặc một trong các bên không thực hiện thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành thì các bên tranh chấp có quyền lựa chọn một trong các phương thức sau để giải quyết tranh chấp:

  • Yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết theo quy định tại Điều 197 của Bộ luật Lao động 2019.
  • Tổ chức đại diện người lao động có quyền tiến hành thủ tục quy định tại các điều 200, 201 và 202 của Bộ luật Lao động 2019 để đình công.
Tình huống tranh chấp tập thể về lợi ích
Tình huống tranh chấp tập thể về lợi ích

Tình huống tranh chấp tập thể về lợi ích

Công ty X có trụ sở đóng tại quân Cầu Giấy – Hà Nôi. Do 6 tráng đầu năm 2013, công ty làm ăn thua lỗ nên Ban giám đốc công ty đã quyết định thu hẹp sản xuất bằng việc giải thể xưởng sản xuất Y. Giám đốc công ty đã ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động đối với 25 lao động thuộc phân xưởng này và giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc cho họ. Những lao động này không đồng ý nên đã đồng loạt gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp.

Tranh chấp xảy ra là tranh chấp lao động cá nhân. Có thể hiểu tranh chấp lao động cá nhân là tranh chấp lao động giữa một cá nhân hoặc một nhóm người lao động với người sử dụng lao động về quyền lợi và nghĩa vụ đơn lẻ của từng cá nhân, trong quá trình tranh chấp không có sự liên kết giữa những người lao động tham gia tranh chấp và tổ chức công đoàn chỉ tham gia với tư cách là người đại diện bảo về người lao động.

Trong trường hợp này, tranh chấp xảy ra giữa một nhóm người ở đây là 25 lao động và công ty X có trụ sở đóng tai quận Cầu Giấy – Hà Nội. 25 lao động này thuộc xưởng sản xuất Y của công ty X. 

Tranh chấp xảy ra ở đây có sự tham gia của nhiều người lao động – 25 người lao động nhưng cần xét đến mục đích của các bên tranh chấp. Tuy 25 lao động đã đồng loạt gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp nhưng  có thể thấy mục đích của họ là đòi quyền lợi cho bản thân mình. Có thể thấy 25 lao động này, mỗi người chỉ quan tâm đến quyền lợi và nghĩa vụ của mình, mục tiêu cá nhân của họ rất rõ ràng.

Tình huống tranh chấp tập thể về lợi ích giải quyết như thế nào?

Tình huống tranh chấp tập thể về lợi ích giải quyết như thế nào? Như đã trình bày thì tranh chấp lao động tập thể về lợi ích được giải quyết theo 02 cách sau:

  • Hòa giải viên lao động;
  • Hội đồng trọng tài lao động.

Và cũng theo quy định muốn giải quyết tranh chấp thông qua Hội đồng trọng tài lao động thì tranh chấp lao động tập thể về lợi ích phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước. Lưu ý các tình huống về tranh chấp tập thể về lợi ích không giải quyết tại Toà án.

Và việc giải quyết tình huống tranh chấp tập thể về lợi ích giải quyết như sau:

Thủ tục hoà giải (Điều 188 Bộ luật Lao động 2019):

– Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động.

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hòa giải viên lao động nhận được yêu cầu từ bên yêu cầu giải quyết tranh chấp hoặc từ cơ quan quy định tại khoản 3 Điều 181 của Bộ luật lao động 2019, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải.

– Tại phiên họp hòa giải phải có mặt hai bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có thể ủy quyền cho người khác tham gia phiên họp hòa giải.

– Hòa giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ các bên thương lượng để giải quyết tranh chấp.

  • Trường hợp các bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành. Biên bản hòa giải thành phải có chữ ký của các bên tranh chấp và hòa giải viên lao động.
  • Trường hợp các bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hòa giải để các bên xem xét. Trường hợp các bên chấp nhận phương án hòa giải thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành. Biên bản hòa giải thành phải có chữ ký của các bên tranh chấp và hòa giải viên lao động.
  • Trường hợp phương án hòa giải không được chấp nhận hoặc có bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải không thành. Biên bản hòa giải không thành phải có chữ ký của bên tranh chấp có mặt và hòa giải viên lao động.

– Bản sao biên bản hòa giải thành hoặc hòa giải không thành phải được gửi cho các bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản.

– Trường hợp một trong các bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành thì bên kia có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết.

-Trường hợp không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải quy định tại khoản 1 Điều 188 hoặc trường hợp hết thời hạn hòa giải quy định tại khoản 2 Điều 188 mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải hoặc trường hợp hòa giải không thành theo quy định tại khoản 4 Điều này thì các bên tranh chấp có quyền lựa chọn một trong các phương thức sau để giải quyết tranh chấp:

  • Yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết theo quy định tại Điều 189 của Bộ luật Lao động 2019;
  • Yêu cầu Tòa án giải quyết.

Giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích của Hội đồng trọng tài lao động (Điều 197 Bộ luật Lao động 2019):

– Trên cơ sở đồng thuận, các bên tranh chấp có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp trong trường hợp hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải quy định tại khoản 2 Điều 188 của Bộ luật Lao động 2019 mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải hoặc một trong các bên không thực hiện thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành.

– Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp theo quy định tại khoản 1 Điều này, Ban trọng tài lao động phải được thành lập để giải quyết tranh chấp.

– Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được thành lập, căn cứ vào quy định của pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động đã được đăng ký và các quy chế, thỏa thuận hợp pháp khác, Ban trọng tài lao động phải ra quyết định về việc giải quyết tranh chấp và gửi cho các bên tranh chấp.

– Khi các bên lựa chọn giải quyết tranh chấp thông qua Hội đồng trọng tài lao động theo quy định tại Điều này thì tổ chức đại diện người lao động không được tiến hành đình công trong thời gian Hội đồng trọng tài lao động đang tiến hành giải quyết tranh chấp.

Khi hết thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này mà Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc hết thời hạn quy định tại khoản 3 Điều này mà Ban trọng tài không ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc người sử dụng lao động là bên tranh chấp không thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động thì tổ chức đại diện người lao động là bên tranh chấp có quyền tiến hành thủ tục quy định tại các điều 200, 201 và 202 của Bộ luật Lao động 2019 để đình công.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Tình huống tranh chấp tập thể về lợi ích“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến sổ cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, xác nhận tình trạng độc nhận, thủ tục đăng ký kết hôn, trích lục giấy chứng nhận đăng ký kết hôn… của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.

Câu hỏi thường gặp

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp là cơ quan nào?

Tranh chấp lao động tập thể về quyền: Ngoài Hoà giải viên lao động còn có hai cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền, bao gồm: Hội đồng trọng tài lao động và Tòa án nhân dân.
Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích: Ngoài Hoà giải viên lao động còn có Hội đồng trọng tài lao động.

Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động như thế nào?

Tranh chấp lao động tập thể về quyền:
Thời hiệu sẽ bắt đầu tính kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm, tương ứng với các cơ quan có thẩm quyền giải quyết như sau:
Đối với trường hợp yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải thì thời hiệu sẽ là 06 tháng.
Đối với trường hợp yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp thì thời hiệu sẽ là 09 tháng.
Đối với trường hợp yêu cầu Tòa án giải quyết thì thời hiệu sẽ là 01 năm.
Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích: không quy định thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp.

Nguyên nhân phát sinh tranh chấp về lợi ích là gì?

Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích phát sinh trong quá trình thương lượng tập thể, khi một bên từ chối thương lượng hoặc không tiến hành thương lượng trong thời gian theo quy định của pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Comments are closed.