Giải quyết tranh chấp về các khoản nợ chung khi ly hôn

23/07/2021
Giải quyết tranh chấp về các khoản nợ chung khi ly hôn
733
Views

Vấn đề tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng luôn được quan tâm trong Luật hôn nhân và gia đình. Đặc biệt khi tình trạng hôn nhân trở nên trầm trọng và dẫn đến ly hôn; bởi nó ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của các bên. Vậy pháp luật quy định ra sao về nghĩa vụ tài sản của vợ và chồng? Khi ly hôn, các khoản nợ nào được coi là nghĩa vụ tài sản chung?

Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về vấn đề “Giải quyết tranh chấp về các khoản nợ chung khi ly hôn” trong bài viết dưới đây nhé!

Nội dung tư vấn

Căn cứ pháp lý

Ly hôn là gì?

Theo quy định tại Khoản 14 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014:

 Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án; quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ và chồng

Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:

  • Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập; nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
  • Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
  • Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
  • Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì; phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
  • Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;
  • Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.

Nợ chung là gì?

Nợ chung là khoản nợ phát sinh từ các trường hợp sau:

  • Khoản nợ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
  • Một bên thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình. Nhu cầu thiết yếu là nhu cầu sinh hoạt thông thường về ăn, mặc, ở, học tập, khám bệnh, chữa bệnh và nhu cầu sinh hoạt thông thường khác không thể thiếu cho cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình.
  • Giao dịch của vợ hoặc chồng trong trường hợp là đại diện hợp pháp của bên kia;
  • Trường hợp kinh doanh chung;
  • Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
  • Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
  • Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường.

Tranh chấp nợ chung khi ly hôn là tranh chấp gì?

  • Đối với các khoản nợ chung của vợ chồng, thì vợ chồng có nghĩa vụ cùng nhau thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
  • Liên đới trả nợ nếu khoản vay nợ là nợ chung của hai vợ chồng hoặc khoản nợ do vợ hoặc chồng vay nhưng thuộc các khoản mà pháp luật quy định vợ chồng phải trả chung.
  • Quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn, trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về các khoản nợ chung khi ly hôn

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 28 và điểm a Khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự, Tòa án nhân dân cấp huyện là cơ quan có thẩm quyền tranh chấp nợ chung khi ly hôn của vợ chồng.

Sau khi xác định Tòa án có thẩm quyền, người khởi kiện gửi hồ sơ khởi kiện gồm đến Tòa án:

  • Đơn khởi kiện 
  • Bản sao các giấy tờ chứng minh nhân thân người khởi kiện;
  • Các tài liệu, chứng cứ khác hiện có để chứng minh yêu cầu khởi kiện
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện có đủ điều kiện thụ lý hay không.
  • Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
  • Thẩm phán được phân công thụ lý vụ án và giải quyết vụ án theo đúng trình tự pháp luật.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Liên hệ Luật sư

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư 247 về “Giải quyết tranh chấp về các khoản nợ chung khi ly hôn”.

Nếu có bất kì thắc mắc nào cần được tư vấn thêm; vui lòng liên hệ: 0936408102 để được hỗ trợ, giải đáp.

Câu hỏi thường gặp

Nợ riêng là gì?

Nợ riêng sẽ là những khoản không được xác định là nợ chung. Cách xác định nợ riêng sẽ là những khoản loại trừ từ nợ chung. Hiểu đơn giản là nếu khoản đó không thuộc nợ chung thì nó sẽ là nợ riêng. Ví dụ: Mục đích vay tiền không đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình; vay mượn tiền không dựa trên căn cứ xác lập đại điện giữa vợ và chồng.

Pháp luật quy định như thế nào về trách nhiệm liên đới của vợ chồng?

Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về Trách nhiệm liên đới của vợ, chồng như sau:
“1. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 30 (Khoản 1 Điều 30: Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình) hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các điều 24, 25 và 26 của Luật này.

2. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luật này.”

Chia tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh như thế nào?

Căn cứ theo Điều 64 Luật hôn nhân và gia đình 2014:
Vợ, chồng đang thực hiện hoạt động kinh doanh liên quan đến tài sản chung có quyền được nhận tài sản đó và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản mà họ được hưởng, trừ trường hợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác.


5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận