Giải mã ký hiệu trademark trên bao bì sản phẩm

12/09/2022
541
Views

Xin chào luật sư. Tôi thường xuyên đến siêu thị mua các sản phẩm sử dụng trong gia đình. Khi so sánh các sản phẩm cùng loại của các nhà sản xuất khác nhau, tôi thường bắt gặp những ký hiệu C (©), R (®), TM (™) được ghi rất nhỏ trên sản phẩm. Vì thấy các sản phẩm đều có những ký hiệu này và không biết rằng chúng có thể hiện thông tin gì về nguồn gốc, chất lượng sản phẩm hay không nên tôi rất muốn biết về ý nghĩa của chúng. Vậy ý nghĩa của những ký hiệu đó là gì? Sản phẩm mang ký hiệu nào sẽ có chất lượng tốt hơn? Xin luật sư giải mã ký hiệu trademark (TM) trên bao bì sản phẩm để tôi có thể yên tâm mua những sản phẩm đảm bảo cho gia đình.

Khi mua, sử dụng hàng hóa, sản phẩm thậm chí là dịch vụ chúng ta thường thấy các ký hiệu ®, ™, SM và © đi kèm với tên sản phẩm, thương hiệu hay bao bì. Nhiều người nói rằng nó thể hiện chất lượng của sản phẩm cũng như nguồn gốc xuất xứ đến từ các chủ thể khác nhau. Tuy nhiên thực sự thì những ký hiệu này có nghĩa là gì? Tại sao trên bao bì, sản phẩm lại có các ký hiệu đó? Cách sử dụng như thế nào? Dùng sai các ký hiệu đó có bị phạt không? Để làm rõ các thắc mắc này, Luật sư 247  xin giới thiệu bài viết “Giải mã ký hiệu Trade mark trên bao bì sản phẩm”. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Giải mã ý nghĩa ký hiệu Trademark trên bao bì sản phẩm

Trên các sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm có nguồn gốc nước ngoài, chúng ta thường thấy in trênbao bì các ký hiệu C, R, TM. Đây là các ký hiệu liên quan đến sự bảo hộ của đối tượng sở hữu trí tuệ mà thuật ngữ ngành luật gọi là “tình trạng pháp lý” của đối tượng đó. Nó có ý nghĩa xác định việc sản phẩm có được bảo hộ sở hữu trí tuệ hay không và mức độ bảo hộ như thế nào? Theo đó trước khi đi giả mã về ý nghĩa của ký hiệu Trade mark trên các bao bì sản phẩm, ta cùng đi tìm hiểu một chút về việc bảo hộ đối với các thương hiệu.

Đăng ký bảo hộ thương hiệu là gì?

Thương hiệu là một trong nhiều yếu tố tạo nên sự khác biệt giữa các sản phẩm. Người tiêu dùng luôn dựa vào thương hiệu để phân biệt sản phẩm của các tổ chức khác nhau. Giá trị thương hiệu có tác động cực kì lớn đến nhận thức và quyết định mua hàng của khách hàng. Vì vậy mà bảo hộ thương hiệu là việc quan trọng đối với nhà kinh doanh.

Để xác nhận quyền sở hữu đối với tài sản thương hiệu; doanh nghiệp cần đăng kí bảo hộ thương hiệu để tránh những hành vi vi phạm quyền sở hữu đối với thương hiệu.

Tại Việt Nam, mặc dù khái niệm thương hiệu cũng được nhắc dến nhưng việc bảo hộ lại chỉ được đề cập với nhãn hiệu. Tuy nhiên dù là thương hiệu hay nhãn hiệu thì khi được đăng ký bảo hộ thì nhãn hiệu đó sẽ được nhà nước bảo vệ theo quy định của quốc gia, ngăn chặn các hành vi xâm phạm tới quyền của chủ sở hữu thương hiệu, nhãn hiệu đó.

Đăng kí bảo hộ thương hiệu là việc xác lập quyền được pháp luật bảo hộ khi bị xâm phạm đối với các yếu tố thương hiệu. 

Khi đăng kí bảo hộ thương hiệu; doanh nghiệp sẽ có quyền độc quyền sử dụng thương hiệu đã được đăng kí của mình; có quyền chuyển giao quyền sở hữu hoặc chuyển giao quyền sử dụng thương hiệu sản phẩm; và quyền tiến hành hoạt động pháp lí chống lại những hành vi xâm phạm thương hiệu đã đăng kí.

Các chủ thể khác phải tôn trọng cũng như không được phép có những hành vi xâm phạm tới quyền của chủ sỏ hữu thương hiệu nếu không muốn bị xử lý theo quy định pháp luật.

Trade mark trên bao bì sản phẩm nghĩa là gì?

Giải mã ký hiệu trademark trên bao bì sản phẩm
Giải mã ký hiệu trademark trên bao bì sản phẩm

Ở Việt Nam thì Luật Sở hữu trí tuệ không quy định các ký hiệu C, R, TM cũng như lúc nào thì được sử dụng các ký tự này. Nhưng do là thành viên của tổ chức quốc tế WTO, Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế vẫn áp dụng các thông lệ quốc tế về lý giải ghi chú tình trạng pháp lý của đối tượng.

“Trademark” được ký hiệu bởi , nó có nghĩa là nhãn hiệu. Trademark có thể là một từ hay cụm từ, thậm chí là một hình ảnh để mọi người có thể nhận diện được thương hiệu sản phẩm của mỗi doanh nghiệp.

Đối với những sản phẩm chưa đăng ký quyền bảo hộ; nhưng chủ sở hữu muốn dùng biểu tượng  để khẳng định quyền của mình với nhãn hiệu đó và cảnh báo với những đối tượng muốn sự dụng nhãn hiệu của mình một cách bừa bãi không xin phép thì sẽ gắn chữ . Đây là ký hiệu dùng để phân biệt sản phẩm dịch vụ của công ty mình với những công ty khác.

 Người sáng lập ra Nhãn hiệu có thể gắn lên sản phẩm để khẳng định quyền của mình là người đã tạo ra Nhãn hiệu, và để nhắc nhở chủ thể thứ ba đừng xâm phạm vào Nhãn hiệu đó. Tuy nhiên, nhãn hiệu chưa được đăng ký thì chủ thể thứ ba vẫn có quyền mang nhãn hiệu đi đăng ký để xác lập quyền sở hữu cho họ, và người sáng lập nhãn hiệu nếu đăng ký chậm hơn thì cũng không có quyền ngăn cản hay xử lý xâm phạm, và mất đi cơ hội được đăng ký sở hữu nhãn hiệu đó.

Một số cá nhân/tổ chức sử dụng ký hiệu SM thay cho TM, ký hiệu này được hiểu giống như ký hiệu TM, nhưng SM có nghĩa là (Service Mark – Nhãn hiệu dịch vụ), khi dùng SM thì người ta hiểu nhãn hiệu đó là nhãn hiệu dùng cho nhóm dịch vụ chứ không phải là nhóm hàng hóa.

Về mặt pháp lý, khi có xảy ra tranh chấp hay kiện tụng thì những sản phẩm có ký hiệu  sẽ không được bảo vệ quyền lợi giống như các sản phẩm mang ký hiệu R bởi những sản phẩm này đã được đăng ký bảo hộ và được các cơ quan nhà nước bảo hộ quyền lợi và pháp lý.

Sản phẩm mang ký hiệu C, R hay TM có chất lượng tốt hơn?

Các ký hiệu C, R hay TM biểu thị sự bảo hộ đối với nhãn hiệu, nó có nghĩa xác định nhãn hiệu của sản phẩm đó đã được bảo hộ hay không và được bảo hộ với mức độ nào. Cái này có ý nghĩa trong việc tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, ngăn chặn các hành vi sử dụng các nhãn hiệu này để chuộc lợi làm ảnh hưởng tới chủ sở hữu thực sự của nhãn hiệu nên đặc biệt có ý nghĩa với các nhà sản xuất, sở hữu sản phẩm.

Vì vậy, chúng không có ý nghĩa chứng minh chất lượng của một sản phẩm là tốt hơn, hay xấu hơn các sản phẩm có cùng chức năng, tương tự mang các ký hiệu khác. Do đó không nên căn cứ vào các ký hiệu này để đánh giá một sản phẩm. Người tiêu dùng thường sẽ đánh giá sản phẩm dựa trên số lượng tiêu thụ; độ tin dùng; mức độ phổ biến của sản phẩm;…đặc biệt qua việc tự trải nghiệm để đánh giá sản phẩm một cách đúng đắn nhất.

Video của Luật sư 247 giải mã về ý nghĩa của ký hiệu Trademark trên bao bì sản phẩm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Giải mã ý nghĩa C, R, TM trên bao bì sản phẩm“. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu tìm hiểu về bảo hiểm cho người lao động hoặc muốn sử dụng các dịch vụ pháp lý của chúng tôi như xác nhận tình trạng độc thân, thành lập công ty hay tạm ngừng kinh doanh,…; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Trade mark và thương hiệu có phải là một?

Brand (Thương hiệu) và Trademark (Nhãn hiệu) thường được người ta hiểu nhầm là một, nhưng trên thực tế, brand và trademark là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Brand và Trademark có những điểm khác biệt rất khác nhau vì vậy không thể thay thế cho nhau được. Tất cả nhãn hiệu là thương hiệu, nhưng không phải tất cả thương hiệu là nhãn hiệu. Thương hiệu mang ý nghĩa rộng hơn so với nhãn hiệu. Thương hiệu là hình ảnh của bạn, là những gì người tiêu dùng nhìn thấy và suy nghĩ, nó thể hiện danh tiếng của doanh nghiệp trong mắt công chúng nó gồm cả những cáu vô hình. Còn nhãn hiệu có thể là Slogan, là trang phục thương mại, là biểu tượng… giúp bảo vệ các khía cạnh của thương hiệu và người dùng có thể nhận diện qua các yếu tố nhìn thấy được.

Đâu là các hành vi vi phạm nhãn hiệu?

Theo Khoản 1, Điều 129 văn bản hợp nhất 2019 luật sở hữu trí tuệ; các hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu bao gồm:
-Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu đã được bảo hộ được bảo hộ cho cùng danh mục hàng hóa, dịch vụ đăng ký;
-Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đã được bảo hộ cho danh mục hàng hóa, dịch vụ đăng ký tương tự hoặc liên quan tới nhau, gây nhầm lẫn về gốc gác, xuất xứ;
-Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng.

Sản xuất nhãn, tem giả mạo của nhãn hiệu nổi tiếng để bán cho người khác bị phạt như thế nào?

Theo Điều 13 Nghị định 99/2013/NĐ-Cp được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 12 Điều 1 Nghị định 126/2021/NĐ-CP quy định như sau:
“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong trường hợp tem, nhãn, vật phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo có số luợng đến 500 cái, chiếc, tờ hoặc đơn vị tương đương (sau đây gọi tắt là đơn vị):
a) Buôn bán; vận chuyển, kể cả quá cảnh; cung cấp; tàng trữ; trưng bày để bán tem, nhãn, bao bì, vật phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo;….”
Theo đó người nào sản xuất nhãn, tem giả mạo của nhãn hiệu nổi tiếng để bán cho người khác tùy thuộc vào số lượng tem, nhãn sẽ bị xử phạt từ 500.000 đồng. Với số lượng lớn, người này có thể bị phạt lên đến 25.000.000 đồng. Ngoài ra họ còn bị buộc tiêu hủy tem, nhãn, vật phẩm mang nhãn hiệu giả mạo và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được. 

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Sở hữu trí tuệ

Comments are closed.