Gia hạn bảo hiểm y tế có cần hộ khẩu không?

14/06/2023
Gia hạn bảo hiểm y tế có cần hộ khẩu không?
159
Views

Việc bỏ sổ hộ khẩu đã làm thay đổi cơ bản các thủ tục hành chính. Thay vì phải xuất trình sổ hộ khẩu người dân sẽ chỉ phải xuất trình căn cước công dân gắn chip và nhiều loại giấy tờ cũng nhờ đó mà được giảm tải, các thủ tục hành chính trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn. Tuy nhiên do sự thay đổi nhanh chóng nên nhiều người vẫn chưa kịp tìm hiểu các thủ tục hành chính thay đổi như thế nào khi không còn sử dụng sổ hộ khẩu. Hôm nay Luật sư 247 sẽ gửi đến bạn thông tin gia hạn bảo hiểm y tế khi không có sổ hộ khẩu qua bài viết “Gia hạn bảo hiểm y tế có cần hộ khẩu không?” dưới đây.

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 104/2022/NĐ-CP

Bảo hiểm y tế là gì?

Bảo hiểm do Nhà nước tổ chức và quản lí nhằm huy động sự đóng góp của cá nhân, tập thể và cả cộng đồng xã hội, phục vụ mục đích chăm lo sức khoẻ, khám và chữa bệnh cho nhân dân.

Bảo hiểm y tế thực chất là một nội dung của bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm y tế có hai loại hình: bắt buộc và tự nguyện. Bảo hiểm y tế áp dụng bắt buộc đối với các đối tượng là cán bộ, công nhân, viên chức tại chức, hưu trí, nghỉ mất sức lao động thuộc khu vực hành chính sự nghiệp, tổ chức Đảng, đoàn thể xã hội có hưởng lương từ ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp trong nước có thuê từ 10 lao động trở lên, các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài và tổ chức quốc tế tại Việt Nam có thuê lao động là người Việt Nam.

Theo khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm y tế 20080 (Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014): Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.

Bảo hiểm y tế (bảo hiểm sức khỏe) là loại hình bảo hiểm thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Theo đó, người mua bảo hiểm y tế sẽ được chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí thăm khám, điều trị, phục hồi sức khỏe,… nếu không may xảy ra tai nạn, ốm đau.

Mức đóng bảo hiểm y tế do cơ quan, doanh nghiệp chỉ trả phần lớn (khoảng 2/3).

Gia hạn bảo hiểm y tế có cần hộ khẩu không?

Từ ngày 1-1-2023, sổ hộ khẩu (SHK), sổ tạm trú (STT) sẽ hết giá trị sử dụng, việc quản lý cư dân được thực hiện thông qua cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về dân cư.

Theo đó, những quy định liên quan đến các thủ tục về bảo hiểm y tế (BHYT) cũng thay đổi cho phù hợp, tiện lợi cho người dân và các đơn vị liên quan. Đối với thủ tục gia hạn bảo hiểm y tế, người dân không cần phải có sổ hộ khẩu. Nhưng đối với những thủ tục khác của bảo hiểm y tế thì việc bỏ sổ hộ khẩu cũng có những sự khác biệt.

Thay đổi người tham gia BHYT hộ gia đình

Kể từ ngày 1-1-2023, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú hết giá trị sử dụng, việc quản lý cư trú được thực hiện bằng phương thức điện tử. Vì thế, khái niệm hộ gia đình tham gia BHYT sẽ thay đổi để phù hợp với quy định này.

Nghị định 104/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công (có hiệu lực từ 1-1-2023) có quy định rõ nhóm đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình.

Theo Nghị định 104 thì những người tham gia BHYT hộ gia đình là: Những người có tên trong cùng một hộ gia đình đăng ký thường trú hoặc tạm trú; người có chức sắc, nhà tu hành; người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội mà không được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng BHYT.

Trước đây, nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình gồm: Người có tên trong sổ hộ khẩu, người có tên trong sổ tạm trú, người có chức sắc, chức việc, nhà tu hành; người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội mà không được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng BHYT…(theo Điều 5 Nghị định 146/2018).

Khi nhận kết quả về BHYT: Không cần mang sổ hộ khẩu

Tại khoản 4, điều 2, Nghị định 104 quy định người nhận thay kết quả là tiền giải quyết chế độ BHYT cho người khác tại cơ quan bảo hiểm xã hội thì khi đến sẽ xuất trình những giấy tờ sau mà không cần phải có sổ hộ khẩu như trước đây.

Cụ thể, nếu người nhận thay là thân nhân của người hưởng chế độ thì cung cấp giấy hẹn, CMND hoặc thẻ CCCD và một trong các giấy tờ chứng minh là thân nhân của người hưởng BHYT như bản sao giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh hoặc Giấy chứng nhận kết hôn hoặc Giấy xác nhận thông tin về cư trú hoặc Giấy thông báo số định danh cá nhân …

Nếu người nhận thay là người giám hộ: Cung cấp giấy hẹn, CMND hoặc thẻ CCCD, giấy tờ chứng minh là giám hộ đương nhiên của người hưởng BHYT. Trong trường hợp không có người giám hộ đương nhiên theo quy định của pháp luật thì cung cấp giấy hẹn, CMND hoặc thẻ CCCD, quyết định công nhận việc giám hộ của cấp có thẩm quyền.

Nếu không phải là thân nhân hoặc người giám hộ nêu trên, cung cấp giấy hẹn, CMND hoặc thẻ CCCD, giấy ủy quyền theo quy định của pháp luật hiện hành.

Gia hạn bảo hiểm y tế có cần hộ khẩu không?
Gia hạn bảo hiểm y tế có cần hộ khẩu không?

Đăng ký mua thẻ BHYT qua cổng Dịch vụ công không cần sổ hộ khẩu như thế nào?

BHXH Việt Nam quy định về quy trình đăng ký đóng, cấp thẻ BHYT đối với người chỉ tham gia BHYT trên cổng dịch vụ công.

Bước 1: Người tham gia thực hiện kê khai đầy đủ, chính xác các trường thông tin theo mẫu 01-TK trên cổng dịch vụ công cho cá nhân hoặc các thành viên của hộ gia đình tham gia BHYT trong cùng một lần.

Bước 2: Hệ thống phần mềm tự động kiểm tra, đối chiếu thông tin người tham gia kê khai để xác định nơi cư trú, xác thực thông tin. Sau đó sẽ xác định đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng và xác định chính xác số tiền phải đóng để người tham gia nộp tiền trực tuyến.

Bước 3: Người tham gia thực hiện nộp tiền trực tuyến trên cổng dịch vụ công, sau đó nhận biên lai thu tiền điện tử.

Bước 4: Sau khi nhận được số tiền của người tham gia, hệ thống phần mềm sẽ ghi nhận số tiền vào phần mềm.

Bước 5: Sau khi hệ thống phần mềm thực hiện bước 4, cán bộ kiểm tra hồ sơ, dữ liệu, trình giám đốc BHXH tỉnh/huyện ký số thẻ BHYT bản điện tử hoặc in thẻ BHYT bản giấy theo quy định, chuyển cán bộ tiếp nhận và trả kết quả.

Bước 6: Cán bộ tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận dữ liệu hoặc thẻ BHYT bản giấy, thực hiện việc phát hành, trả kết quả cho người tham gia.

Bước 7: Người tham gia nhận thẻ BHYT bản điện tử hoặc thẻ BHYT bản giấy theo phương thức đã đăng ký.

Về quy trình đăng ký đóng, cấp thẻ BHYT đối với người thuộc nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình cũng sẽ thực hiện bảy bước.

Bước 1: Người tham gia thực hiện kê khai đầy đủ, chính xác các trường thông tin theo mẫu 01-TK trên cổng dịch vụ công cho cá nhân hoặc các thành viên của hộ gia đình tham gia BHYT trong cùng một lần kê khai.

Bước 2: Hệ thống phần mềm tự động kiểm tra, đối chiếu thông tin người tham gia kê khai để xác định nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú. Xác thực thông tin của chủ hộ, các thành viên hộ gia đình cùng đăng ký thường trú hoặc tạm trú với CSDL quốc gia về dân cư. Sau đó sẽ xác định thứ tự tham gia BHYT của từng thành viên được giảm trừ mức đóng trong CSDL của BHXH Việt Nam, xác định chính xác số tiền phải đóng để người tham gia nộp tiền trực tuyến.

Như vậy từ ngày 1-1-2023, người dân khi đăng ký, đóng tiền BHYT có thể thực hiện các thủ tục trên cổng dịch vụ công quốc gia. Sau đó, thẻ BHYT sẽ được giao tận nhà.

Mời bạn xem thêm

Khuyến nghị

Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ làm hộ khẩu điện tử tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Thông tin liên hệ LSX

Luật sư 247 đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề Gia hạn bảo hiểm y tế có cần hộ khẩu không?. Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về soạn thảo đơn tranh chấp đất đai. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Mua thẻ bảo hiểm y tế có phải có sổ hộ khẩu không?

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình bao gồm:
Người có tên trong sổ hộ khẩu, trừ những người thuộc đối tượng tham gia BHYT nhóm khác;
Người có tên trong sổ tạm trú, trừ những người thuộc đối tượng tham gia BHYT nhóm khác;
Chức sắc, chức việc, nhà tu hành;
Người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội không được ngân sách Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế.
Với quy định này có thể thấy, không bắt buộc mọi đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình đều phải có sổ hộ khẩu.
Và như vậy, nếu không thuộc đối tượng tham gia BHYT do người lao động và người sử dụng lao động cùng đóng, do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng, do ngân sách Nhà nước đóng… và không có sổ hộ khẩu thì chỉ cần sổ tạm trú hoặc là chức sắc, chức việc, nhà tu hành, người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội không được Nhà nước hỗ trợ đóng thì người dân đã có thể tham gia bảo hiểm y tế.

Gia hạn thẻ bảo hiểm y tế khi không có sổ hộ khẩu như thế nào?

– Để gia hạn thẻ BHYT hộ gia đình bạn chỉ cần tới Đại lý thu BHXH, BHYT hoặc cơ quan BHXH gần nhất, thông báo số BHXH (cung cấp mã thẻ BHYT cũ), nộp tiền đóng BHYT.
Trong trường hợp bạn không có điều kiện trực tiếp tới Đại lý thu BHXH, BHYT hoặc cơ quan BHXH, bạn có thể đóng tiền gia hạn thẻ BHYT trực tuyến.
– Hiện tại, BHXH Việt Nam đã phối hợp với Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) triển khai các dịch vụ nộp tiền trực tuyến. Phương thức nộp tiền BHYT được triển khai trên phần mềm thiết bị di động và trên website của Ngân hàng BIDV. Sau khi thanh toán xong, thẻ BHYT sẽ được tự động gia hạn. Sau đó, BHXH Việt Nam gửi tin nhắn thông báo kết quả đến số điện thoại của người tham gia.
– Sau khi thực hiện các giao dịch nêu trên, để kiểm tra kết quả gia hạn thẻ BHYT người tham gia có thể tự tra cứu theo các phương thức sau:
+ Thứ nhất, truy cập vào cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam tại địa chỉ sau: https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/pages/tra-cuu-thoi-han-su-dung-the-bhyt.aspx
+ Thứ hai, nhắn tin theo cú pháp: BH THE “Mã thẻ BHYT” gửi 8079.
+ Thứ ba, gọi điện đến tổng đài 1900.9068 của BHXH Việt Nam để được hỗ trợ

Thời hạn gia hạn thẻ bảo hiểm y tế?

Trong trường hợp này, người lao động sử dụng thẻ bảo hiểm y tế chuẩn bị hết giá trị sử dụng thì trước đó 30 ngày sẽ tiến hành làm thủ tục xin gia hạn thẻ bảo hiểm y tế, còn đối với trường hợp thẻ bảo hiểm y tế hết giá trị sử dụng thì trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thẻ bảo hiểm y tế hết hạn người sử dụng thẻ phải tiến hành làm thủ tục xin gia hạn thẻ bảo hiểm y tế. Khi đó, thẻ bảo hiểm y tế sẽ có giá trị tiếp nối với ngày hết hạn trên thẻ bảo hiểm y tế cũ.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.