Giả danh Công an chiếm đoạt tài sản bị xử phạt ra sao?

29/10/2021
Giả danh Công an chiếm đoạt tài sản bị xử phạt ra sao?
490
Views

Giả danh công an chiếm đoạt tài sản bị xử phạt ra sao?. Liên quan đến vấn đề này vừa qua ngày 28/10; nguồn tin từ Công an thành phố Hà Nội cho biết; Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Bắc Từ Liêm; đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can; và ra lệnh tạm giam đối với Mai Thị Lan; sinh năm 1977 trú tại phường Giảng Võ (Ba Đình, Hà Nội) để điều tra; làm rõ về hành vi giả danh Công an ừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

“Trước đó, Công an quận Bắc Từ Liêm; tiếp nhận đơn tố giác của vợ chồng anh Phạm Quang V; trú tại phường Phúc Diễn (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) về việc Mai Thị Lan đã 4 lần vay của vợ chồng anh với tổng số tiền 1 tỷ đồng; nhưng mới trả được 88 triệu và có dấu hiệu bỏ trốn. Ngay sau khi tiếp nhận đơn trình báo; Công an quận Bắc Từ Liêm đã xác minh, điều tra làm rõ nhân thân đối tượng Mai Thị Lan.

Xác định, ngoài việc có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của vợ chồng anh Phạm Quang V; Mai Thị Lan còn là đối tượng chính trong một đường dây chuyên giả danh công an; và mạo nhận có mối quan hệ với các lãnh đạo cấp cao. Việc giả danh công an của Mai Thị Lan; nhằm xây dựng lòng tin; và thực hiện thành công hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhiều bị hại trên toàn quốc.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Bắc Từ Liêm; đang tiếp tục điều tra mở rộng vụ án; củng cố hồ sơ tài liệu để truy tố đối tượng theo đúng quy định pháp luật.”

Căn cứ pháp lý

Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Nghị định 167/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính

Giả danh Công an chiếm đoạt tài sản là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng

Giả danh công an được hiểu là một người không có bằng cấp chức vụ gì liên quan đến công an nhưng lại mạo danh mình là công an để thực hiện hành vi trái pháp luật; có thể diễn ra dưới nhiều hình thức bao gồm: trang phục, cử chỉ, lời nói, giấy tờ giả. Hành vi giả danh công an là hành vi nguy hiểm cho xã hội, mất trật tự an toàn, an ninh trong lĩnh vực quản lý chức vụ nhà nước; nếu có những cử chỉ hành động không đúng chuẩn mực sẽ gây mất niềm tin cho nhân dân vào đội ngũ công an cán bộ nước ta ; ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự nhân phẩm của công an.

Hành vi cấu thành tội danh người phạm tội với lỗi cố ý. Họ biết rõ hành vi này trái pháp luật trái với đạo đức nhưng họ vẫn làm nhằm đạt được nhu cầu mục đích của họ; ở đây là nhằm chiếm đoạt tài sản người khác; giả mạo chức vụ để chiếm đoạt tài sản người khác.

Giả danh Công an chiếm đoạt tài sản bị xử phạt ra sao?

Xử phạt hành chính hành vi giả danh Công an chiếm đoạt tài sản

Trong trường hợp hành vi trên chưa có đủ yếu tố cấu thành tội phạm, hành vi sử dụng trái pháp luật trang phục Công an nhân dân bị xử phạt theo điều 19 Nghị định 167/2013/NĐ-CP : 

“Điều 19. Vi phạm quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng trang phục, cấp hiệu, phù hiệu, số hiệu dành riêng cho lực lượng Công an nhân dân

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép trang phục, cấp hiệu, phù hiệu, số hiệu.

Hình thức xử phạt bổ sung cho hành vi này là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Như vậy hành vi giả danh công an như có sự dụng các trang phục, cấp hiệu, phù hiệu, số hiệu của ông an một cách trái phép có thể bị xử phạt hành chính phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng. Tuy nhiên nếu sử dụng những trang phục này giả danh công an nhằm lừa đảo sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi giả danh Công an chiếm đoạt tài sản

Giả danh Công an chiếm đoạt tài sản sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự với những tội danh sau:

Tội giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác

Căn cứ Điều 339 Bộ luật Hình sự về tội giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác

Người nào giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác thực hiện hành vi trái pháp luật nhưng không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Như vậy người mạo danh Công an có hành vi trái pháp luật nhưng không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Đối với những hành vi giả mạo công an nhưng nhằm mục địch chiếm đoạt tài sản; thì sẽ bị xử lý theo Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015.

“1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác; trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng; hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này; hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là bị vật, kỷ vật, đồ thờ cúng có giá trị tinh thần đặc biệt;

…………….”

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề Giả danh Công an chiếm đoạt tài sản bị xử phạt ra sao?. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Cán bộ là những ai?

Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Cán bộ có phải kê khai tài sản không?

Điều 34Luật phòng chống tham nhũng 2018 quy định về phòng ngừa tham nhũng. có quy định người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập trong đó có cán bộ, công chức.

Điều kiện trình độ văn hóa khi thi vào trường công an?

Theo Điều 6 Thông tư 15/2016/TT-BCA quy định về tuyển sinh đào tạo đại học, cao đẳng chính quy vào các trường công an nhân dân:
Tốt nghiệp trung học phổ thông theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên. Đối với người tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông phải học và được công nhận hoàn thành các môn văn hóa trong chương trình giáo dục trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đối với đối tượng Học sinh có hộ khẩu thường trú tại địa phương nơi đăng ký sơ tuyển, là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoặc Đoàn viên Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;trong những năm học trung học phổ thông đạt học lực từ trung bình trở lên (theo kết luận học bạ).

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận