Gia công là một thuật ngữ được nhiều biết đến với nghĩa là làm ra sản phẩm theo yêu cầu của bên thuê gia công. Thông thường, giữa bên thuê gia công và bên gia công sẽ ký kết hợp đồng với nhau, hợp đồng này có tên gọi là hợp đồng gia công. Hiện nay, có nhiều công ty thiết kế, sản xuất một sản phẩm trên hình thức là bản thiết kế, mô phỏng. Sau đó các công ty này sẽ thuê một bên khác gia công cho họ. Vậy công ty gia công phần mềm có được ưu đãi thuế không? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm thông tin chi tiết về vấn đề này nhé!
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 218/2013/NĐ-CP;
- Thông tư 78/2014/TT-BTC.
Quy định về chính sách ưu đãi thuế cho công ty gia công phần mềm
Gia công phần mềmlà quá trình thuê một công ty hoặc nhóm phát triển phần mềm bên ngoài để đảm nhận việc sản xuất phần mềm thay vì tự phát triển trong nội bộ công ty. Điều này có thể xảy ra khi một công ty không có đủ nguồn lực, kỹ năng hoặc thời gian để hoàn thành một dự án phần mềm. Dưới đây là quy định về chính sách ưu đãi thuế đối với công ty gia công phần mềm.
Căn cứ Nghị định 218/2013/NĐ-CP đối với công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất phần mềm sẽ được hưởng ưu đãi thuế suất 10% trong thời hạn 15 năm và miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp.
- Tuy nhiên, không phải công ty nào hoạt động trong lĩnh vực sản xuất phần mềm cũng được hưởng ưu đãi thuế mà chỉ nhưng công ty đáp ứng điều kiện thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực phần mềm mới được hưởng ưu đãi.
Căn cứ Thông tư 96/2015/TT-BTC các trường hợp được xem là dự án đầu tư mới bao gồm:
- Dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư lần đầu từ ngày 01/01/2014 và phát sinh doanh thu của dự án đó sau khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
- Dự án đầu tư trong nước gắn với việc thành lập doanh nghiệp mới có vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp từ ngày 01/01/2014.
- Dự án đầu tư độc lập với dự án doanh nghiệp đang hoạt động (kể cả trường hợp dự án có vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện) có Giấy chứng nhận đầu tư từ ngày 01/01/2014 để thực hiện dự án đầu tư độc lập này.
- Văn phòng công chứng thành lập tại các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.
Dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc được phép đầu tư.
Theo đó, nếu trong cùng một kỳ tính thuế nếu có một khoản thu nhập thuộc diện áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi và thời gian miễn thuế, giảm thuế theo nhiều trường hợp khác nhau thì doanh nghiệp tự lựa chọn một trong những trường hợp ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp có lợi nhất.
- Đồng thời các doanh nghiệp tự xác định các điều kiện ưu đãi thuế, mức thuế suất ưu đãi, thời gian miễn thuế, giảm thuế, số lỗ được trừ (-) vào thu nhập tính thuế để tự kê khai và tự quyết toán thuế với cơ quan thuế.Cơ quan thuế khi kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp phải kiểm tra các điều kiện được hưởng ưu đãi thuế, số thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn thuế, giảm thuế, số lỗ được trừ vào thu nhập chịu thuế theo đúng điều kiện thực tế mà doanh nghiệp đáp ứng được. Trường hợp doanh nghiệp không đảm bảo các điều kiện để áp dụng thuế suất ưu đãi và thời gian miễn thuế, giảm thuế thì cơ quan thuế xử lý truy thu thuế và xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo quy định. (Điều 22 Thông tư 78/2014/TT-BTC).
Như vậy, đối với doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất phần mềm không chỉ được hưởng chính sách miễm thuế GTGT mà còn được hưởng các ưu đãi về thuế TNDN.
Công ty sản xuất phần mềm có được hưởng ưu đãi thuế TNDN không?
Thuế thu nhập doanh nghiệp là một thuế quen thuộc đối với cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh dưới hình thức là doanh nghiệp. Pháp luật về thuế quy định những đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, pháp luật còn quy định một số đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi về thuế.
Sản xuất phần mềm là quá trình tạo ra các ứng dụng, chương trình hoặc hệ thống phần mềm từ việc thiết kế, lập trình, kiểm thử, triển khai và duy trì. Quá trình này bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau và yêu cầu sự cộng tác giữa các thành viên trong nhóm phát triển phần mềm. Hiện nay, theo quy định pháp luật, công ty sản xuất phần mềm được hưởng nhiều ưu đãi về thuế.
Đối với công ty sản xuất phần mềm sẽ được ưu đãi miễn thuế thu nhập doanh nghiệp bốn năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong chín năm tiếp theo đối với thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Thông tư 78/2014/TT-BTC (Được sửa đổi bổ sung bởi khoản 11 Điều 12 Thông tư 96/2015/TT-BTC).
“1. Miễn thuế bốn năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong chín năm tiếp theo đối với:
a) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư quy định tại khoản 1 Điều 19 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 1 Điều 11 Thông tư này);
b) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực xã hội hóa thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP.”
Theo đó công ty sản xuất phần mềm thuộc trường hợp thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư quy định tại khoản 1 Điều 19 Thông tư 78/2014/TT-BTC.
Gia công phần mềm có được ưu đãi thuế?
Gia công phần mềm hay sản xuất phần mềm là những đối tượng được áp dụng chính sách ưu đãi về thuế. Tuy nhiên, để được áp dụng các chính sách ưu đãi về thuế thì các công ty này phải đáp ứng một số điều kiện luật định.
Gia công phần mềm vẫn được công nhận là hoạt động sản xuất phần mềm nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện & quy trình sản xuất phần mềm. Theo đó, công ty gia công phần mềm cũng được hưởng các ưu đãi về thuế GTGT, thuế TNDN theo đúng quy định.
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư 247, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề quyết toán thuế đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề Gia công phần mềm có được ưu đãi thuế? đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư 247 luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan như là chuyển từ đất ao sang thổ cư vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Mời bạn xem thêm
- Đóng bảo hiểm khi đi làm để làm gì?
- Thủ tục đóng thuế đất hàng năm năm 2023 như thế nào?
- Hoàn trả tiền bảo hiểm y tế tự nguyện như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 178 Luật Thương mại 2005, gia công trong thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao.
Cụ thể hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. (Khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005)
Tất cả các loại hàng hóa đều có thể được gia công, trừ trường hợp hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh.
Trường hợp gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài để tiêu thụ ở nước ngoài thì hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu có thể được gia công nếu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Ví dụ: Các mặt hàng gia công trong các ngành như dệt may, da giày, phần mềm,…
(Điều 180 Luật Thương mại 2005)
Cụ thể tại Điều 181 Luật Thương mại 2005, bên đặt gia công có các quyền và nghĩa vụ của bên đặt gia công như sau:
– Giao một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu gia công theo đúng hợp đồng gia công hoặc giao tiền để mua vật liệu theo số lượng, chất lượng và mức giá thỏa thuận.
– Nhận lại toàn bộ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, phế liệu sau khi thanh lý hợp đồng gia công, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
– Bán, tiêu huỷ, tặng biếu tại chỗ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu theo thoả thuận và phù hợp với quy định của pháp luật.
– Cử người đại diện để kiểm tra, giám sát việc gia công tại nơi nhận gia công, cử chuyên gia để hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm gia công theo thoả thuận trong hợp đồng gia công.
– Chịu trách nhiệm đối với tính hợp pháp về quyền sở hữu trí tuệ của hàng hoá gia công, nguyên liệu, vật liệu, máy móc, thiết bị dùng để gia công chuyển cho bên nhận gia công.