Gây ô nhiễm môi trường bị xử phạt như thế nào?

28/01/2022
Gây ô nhiễm môi trường bị xử phạt như thế nào?
750
Views

Hiện nay; ô nhiễm môi trường đang là một vấn đề đáng báo động của xã hội. Nhiều công ty, doanh nghiệp xả thải ra môi trường mà chưa qua xử lí;… Những hành vi như thế này gây ra tác động lớn cho môi trường, làm biến đổi khí hậu. Hành vi này cần bị xử lý thỏa đáng. Vậy mức phạt cho hành vi gây ô nhiễm môi trường bị xử phạt như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề Gây ô nhiễm môi trường bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Gây ô nhiễm môi trường bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ quy định tại khoản 1, điều 68 Luật bảo vệ môi trường 2014 quy định các cơ sở sản xuất; kinh doanh; dịch vụ phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường như sau:

Điều 68. Bảo vệ môi trường cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau

a) Thu gom, xử lý nước thải bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường;

b) Thu gom, phân loại, lưu giữ, xử lý, thải bỏ chất thải rắn theo quy định của pháp luật;

c) Giảm thiểu, thu gom, xử lý bụi, khí thải theo quy định của pháp luật; bảo đảm không để rò rỉ, phát tán khí độc hại ra môi trường; hạn chế tiếng ồn, độ rung, phát sáng, phát nhiệt gây ảnh hưởng xấu đối với môi trường xung quanh và người lao động;

d) Bảo đảm nguồn lực, trang thiết bị đáp ứng khả năng phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường;

đ) Xây dựng và thực hiện phương án bảo vệ môi trường.

Nếu không đáp ứng được cá điều kiện trên thì các doanh nghiệp; cơ sở sản xuất kinh doanh rất có thể sẽ bị phạt theo quy định dưới đây:

Điều 4. Hình thức; mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

1. Hình thức xử phạt chính, mức xử phạt:

Cá nhân; tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức.

Gây ô nhiễm môi trường bị xử phạt như thế nào?
Hình ảnh minh họa.

Ngoài ra; tại Điều 4 pháp luật cũng quy định:

3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này; cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; buộc trồng lại, chăm sóc và bảo vệ diện tích khu bảo tồn đã bị phá hủy; phục hồi sinh cảnh ban đầu cho các loài sinh vật; thu hồi nguồn gen từ các hoạt động tiếp cận nguồn gen trái pháp luật;

c) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường; theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học;

l) Buộc xây lắp công trình xử lý môi trường theo quy định; buộc vận hành đúng quy trình đối với công trình xử lý môi trường theo quy định;

Vậy; để nhằm khắc phục những hành vi gây ô nhiễm môi trường đã gây ra; thì buộc cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ phải yêu cầu các cơ sở sản xuất; kinh doanh;… thực hiện một trong những biện pháp khắc phục hậu quả trên.

Hành vi vi phạm pháp luật của các cơ sở sản xuất; kinh doanh có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu như trước đó chủ cơ sở này đã bị xử phạt vi phạm hành chính về gây ô nhiễm môi trường.

Như vậy; chúng tôi đã cung cấp những thông tin cần thiết về hình thức xử phạt khi gây ô nhiễm môi trường.

Mời bạn xem thêm

Nguyên tắc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường

Nguyên tắc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường như sau:

1. Thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường bao gồm:

a) Suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường;

b) Thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản; và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra.

2. Việc xác định tổ chức, cá nhân gây thiệt hại về môi trường; phải bảo đảm kịp thời, khách quan và công bằng. Tổ chức, cá nhân gây thiệt hại về môi trường; phải bồi thường toàn bộ thiệt hại do mình gây ra; đồng thời phải chi trả toàn bộ chi phí xác định thiệt hại; và thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định.

3. Trường hợp có từ 02 tổ chức, cá nhân trở lên gây thiệt hại về môi trường; việc bồi thường thiệt hại được quy định như sau:

a) Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường của từng đối tượng; được xác định theo loại chất ô nhiễm, lượng phát thải và các yếu tố khác;

b) Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường; chi trả chi phí xác định thiệt hại và thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường thiệt hại; đối với từng đối tượng được xác định tương ứng với tỷ lệ gây thiệt hại trong tổng thiệt hại về môi trường; trường hợp các bên liên quan hoặc cơ quan quản lý nhà nước về môi trường; không xác định được tỷ lệ chịu trách nhiệm; thì cơ quan trọng tài hoặc Tòa án quyết định theo thẩm quyền.

4. Tổ chức, cá nhân tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, có hệ thống xử lý chất thải đạt yêu cầu và chứng minh được rằng không gây thiệt hại về môi trường thì không phải bồi thường thiệt hại về môi trường; không phải chịu các chi phí; liên quan đến xác định thiệt hại và thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Sư X. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty,  giấy phép bay flycamxác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệu,  …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

FB: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Các mức độ suy giảm chức năng,tính hữu ích của môi trường?

Sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gồm các mức độ sau:
+ Có suy giảm.
+ Suy giảm nghiêm trọng;
+ Suy giảm đặc biệt nghiêm trọng.

Phát hiện có người xả chất thải gây ô nhiễm ra môi trường nhưng không báo cho cơ quan chức năng có bị xử phạt không?

Có bạn nhé! Nếu thấy mà không báo sẽ quy về tội che giấu hành vi phạm tội và sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật hành chính

Comments are closed.