Gặp tai nạn trong khi nghỉ phép, người lao động được hưởng chế độ nào?

27/01/2022
Gặp tai nạn trong khi nghỉ phép, người lao động được hưởng chế độ nào?
837
Views

Thưa Luật sư, tôi năm nay 40 tuổi, hiện đang làm công nhân ở TP.HCM. Tháng trước, tôi có xin nghỉ phép về quê phụ gia đình xây nhà. Trong thời gian đó, tôi bị tai nạn và bị thương ở vai. Nay tôi xin hỏi luật sư là nếu tôi gặp tai nạn trong khi nghỉ phép thì có được hưởng chế độ gì từ doanh nghiệp tôi đang làm không?

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Gặp tai nạn trong khi nghỉ phép có được hưởng chế độ ốm đau không?

Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, người lao động được hưởng chế độ ốm đau khi thuộc trường hợp:

  • Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động hoặc điều trị thương tật, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền.
  • Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền.
  • Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con mà thuộc một trong các trường hợp nêu trên.

Đặc biệt, không giải quyết chế độ ốm đau với các trường hợp:

  • Bị ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy.
  • Nghỉ việc điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
  • Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian đang nghỉ phép năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương; nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Như vậy, người lao động bị tai nạn trong thời gian nghỉ phép năm sẽ không được hưởng chế độ ốm đau theo pháp luật bảo hiểm xã hội.

Gặp tai nạn trong khi nghỉ phép có được hưởng chế độ tai nạn lao động không?

Theo khoản 8 Điều 3 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015, tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

Đồng thời, Điều 45 Luật này quy định chi tiết 02 điều kiện để người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động:

Thứ nhất, bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp:

  • Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh.
  • Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được ủy quyền.
  • Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

Thứ hai, suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên.

Lưu ý: Không giải quyết chế độ tai nạn lao động với các trường hợp theo khoản 6 Điều 11 Thông tư 26/2017/TT-BLĐTBXH:

  • Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
  • Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân.
  • Do say rượu, bia, sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy hoặc chất gây nghiện khác trái pháp luật.

Từ những quy định nêu trên, người lao động bị tai nạn trong thời gian nghỉ phép năm không được coi là tai nạn lao động. Do đó, cũng sẽ không được hưởng chế độ tai nạn lao động.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Gặp tai nạn trong khi nghỉ phép, người lao động được hưởng chế độ nào?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công tygiấy phép bay flycamxác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệuhợp pháp hóa lãnh sựđăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.

Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Không giải quyết chế độ ốm đau với các trường hợp nào?

– Bị ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy.
– Nghỉ việc điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
– Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian đang nghỉ phép năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương; nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Không giải quyết chế độ tai nạn lao động với các trường hợp nào?

– Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
– Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân.
– Do say rượu, bia, sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy hoặc chất gây nghiện khác trái pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Comments are closed.