Đưa tin xuyên tạc về phòng chống dịch trên mạng xử phạt ra sao?

22/10/2021
Đưa tin xuyên tạc về phòng chống dịch trên mạng xử phạt ra sao?
474
Views

Mới đây Công an tỉnh Vũng Tàu; đã bắt giữ một trường hợp đưa tin xuyên tạc về phòng chống dịch trên mạng xã hội Facebook; với hàng chục bài viết không chính xác gây bức xúc trong dư luận. Vậy đối với hành vi đưa tin xuyên tạc về phòng chống dịch trên mạng xử phạt ra sao? Có phải chịu trách nhiệm hình sự không?. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu ngay sau đây.

“Lãnh đạo Công an TP Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) cho biết; chiều 21/10, cơ quan CSĐT Công an TP Vũng Tàu đã thực hiện quyết định khởi tố; bắt tạm giam Nguyễn Thiên Nghĩa (50 tuổi, ngụ TPHCM); về hành vi đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, viễn thông”.

Theo kết quả điều tra của Công an TP Vũng Tàu, vào tháng 7; tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16; tập trung chống dịch bệnh thì Nguyễn Thiên Nghĩa sử dụng tài khoản Facebook “Nghia Nguyen Thien” liên tục viết; đăng trên mạng xã hội hàng chục bài viết có nội dung bịa đặt, sai sự thật; xuyên tạc công tác phòng chống dịch.

Những bài viết của Nghĩa nhận được chia sẻ, bình luận của một số đối tượng xấu, gây dư luận không tốt; ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự cũng như phủ nhận công sức của người dân; chính quyền và các lực lượng chức năng trong công tác đẩy lùi dịch bệnh.”

Căn cứ pháp lý

Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Nghị định số 15/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực bưu chính, viễn thông

Luật xử lý vi phạm hành chính 2012

Đưa tin xuyên tạc về phòng chống dịch trên mạng xử phạt ra sao?

Xử phạt hành chính hành vi đưa tin xuyên tạc về phòng chống dịch trên mạng

Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 và Khoản 3 Điều 101 Nghị định số 15/2020/NĐ-C;P ngày 03/02/2020 của Chính phủ; quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông; tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử thì hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự; nhân phẩm của cá nhân liên quan đến phòng, chống dịch Covid-19 sẽ bị xử phạt như sau:

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức; (Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức; thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức)

– Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật; hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật.

Như vậy đối với hành vi đưa tin xuyên tạc về phòng chống dịch trên mạng mà xét thấy tính chất, mức độ, hậu quả chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức; còn đối với cá nhân là phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Xử phạt hành chính hành vi đưa tin xuyên tạc về phòng chống dịch trên mạng sau khi công bố dịch

Thêm nữa, hành vi đưa tin xuyên tạc về phòng chống dịch trên mạng trong trường hợp trên; khi đưa trong thời gian tỉnh đang giãn cách xã hội do có dịch; có thể bị xử phạt theo Điểm a Khoản 3 và Điểm a Khoản 4 Điều 5 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP; về hành vi đưa tin không chính xác về tình hình dịch bệnh truyền nhiễm ( dịch bệnh Covid-19); sau khi công bố dịch.

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cá nhân; (cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân).

– Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc cải chính thông tin sai sự thật trên phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn đã đưa tin trước đó liên tục trong 03 ngày theo quy định của pháp luật.

Theo quy định Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012; thì nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính khi một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần; thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm. Như vậy người có hành vi đưa tin xuyên tạc về phòng chống dịch trên mạng như trường hợp trên; sẽ bị xử phạt hành chính với hai hành vi vi phạm trên.

Truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi đưa tin xuyên tạc về phòng chống dịch trên mạng

Hành vi đưa tin xuyên tạc về phòng chống dịch trên mạng; có thể bị xử lý hình sự về trường hợp đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, thông tin xuyên tạc; theo Điều 288 Bộ luật Hình sự năm 2015.

“Điều 288. Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc gây dư luận xấu làm giảm uy tín của Cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông những thông tin trái với quy định của pháp luật, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điều 117, 155, 156 và 326 của Bộ luật này;

b) Mua bán, trao đổi, tặng cho, sửa chữa, thay đổi hoặc công khai hóa thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên mạng máy tính, mạng viễn thông mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó;

c) Hành vi khác sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông

…….”

Hành vi đưa tin xuyên tạc về phòng chống dịch trên mạng; có thể đối mặt với mức phạt tù cao nhất của tội này; là phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề Đưa tin xuyên tạc về phòng chống dịch trên mạng xử phạt ra sao?. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Bán cao hơn giá niêm yết hàng hóa liên quan đến dịch bệnh bị xử phạt ra sao

Hành vi bán cao hơn giá niêm yết hàng hóa, dịch vụ liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19 do tổ chức, cá nhân định giá không thuộc Danh mục bình ổn giá, hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện thì theo Khoản 3 và 7 Điều 12 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP:
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân (từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức).
– Buộc trả lại cho khách hàng số tiền đã thu cao hơn giá niêm yết, trường hợp không xác định được khách hàng để trả lại thì nộp vào ngân sách nhà nước.

Không đeo khẩu trang nơi công cộng trong khi dịch bị phạt bao nhiêu tiền?

Hành vi không thực hiện đeo khẩu trang nơi công cộng sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP.

Không tuân theo quy định kiểm tra của cán bộ chốt kiểm dịch bị xử phạt ra sao?

Hành vi không tuân theo quy định kiểm tra của cán bộ chốt kiểm dịch sẽ bị xử phạt theo quy định tại Khoản 2 Điều 20 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP về hành vi cản trở người thi hành công vụ trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát với mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân (đối với tổ chức là từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng).

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật hành chính

Trả lời