Dụ dỗ vợ người khác ngoại tình bị xử phạt thế nào?

05/06/2021
2091
Views

Xin chào Luật sư! Tôi kết hôn năm 2008; do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên vợ tôi đi làm ăn xa; bị trai dụ dỗ nên đã bỏ nhà đi theo trai và mang hết tài sản chung đi nên giờ mình tôi phải nuôi con. Vậy Luật sư cho tôi hỏi: Người dụ dỗ vợ tôi đi có vi phạm pháp luật không? Nếu có thì sẽ bị xử phạt thế nào ạ? Rất mong nhận được sự phản hồi của Luật sư! Tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến của chúng tôi;  với trường hợp của bạn chúng tôi giải đáp như sau:

Cơ sở pháp lý:

Luật sư tư vấn:

Dụ dỗ vợ người khác ngoại tình có vi phạm pháp luật không?

Để kết luận có bị xử lý hình sự hay không; thì phải xem xét hành vi của anh này có cấu thành tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng theo Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 không. Cụ thể là :

“Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ, chồng với người khác; hoặc người chưa có vợ; chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống với người mà mình biết rõ là đang có chồng; có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì bị phạt cảnh cáo; cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm. Phạm tội trong trường hợp đã có quyết định của tòa án tiêu hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”

Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT- BTP – BCA – TANDTC – VKSNDTC; theo đó, nếu chồng bạn có kết hôn (tức đăng ký kết hôn, tổ chức đám cưới, làm lễ hôn phối ở nhà thờ…); hoặc chung sống như vợ chồng ( tức có quan hệ sinh lý, dùng chung thu nhập, ăn ở chung..) với người khác thì chồng chị đã vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Tuy nhiên, để xử lý về hình sự đối với hành vi này luật quy định phải gây hậu quả nghiêm trọng (như là: làm cho gia đình của một hoặc cả hai bên tan vỡ dẫn đến ly hôn, vợ hoặc chồng, con vì thế mà tự sát…); hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn tái phạm.

Như vậy hậu quả hành vi phải được xác định là nghiêm trọng; thì mới đủ điều kiện khởi tố hình sự. Ngoài ra chị vợ anh cũng phải chịu trách nhiệm trong trường hợp này.

Xem thêm: Thủ tục ly hôn với người nước ngoài được tiến hành như thế nào?

Xử lý vi phạm hành chính

Nếu như hậu quả chưa đến mức nghiêm trọng. Trong trường hợp này, anh này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 1 Điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ-CP:

“Điều 48. Hành vi vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng; vi phạm quy định về ly hôn

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;

c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

d) Kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;

đ) Kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi;

e) Kết hôn giữa người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng…”

e) Kết hôn giữa người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng…”

Mời bạn xem thêm bài viết:

Hy vọng bài viết “Dụ dỗ vợ người khác ngoại tình bị xử phạt thế nào?có ích cho độc giả!

Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

 Khi đã trở thành vợ chồng của nhau, hai bên có nghĩa vụ sau để có thể đi lâu dài cùng nhau?

1. Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.
2. Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau; trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp; công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác.

Ngoại tình có ảnh hưởng đến quyền nuôi con khi ly hôn không?

Khi ly hôn, đương nhiên cha mẹ sẽ không thể tiếp tục chung sống. Và khi đó để đảm bảo cuộc sống, sự phát triển của con cái; pháp luật cũng quy định về việc giao con cái cho một người trực tiếp nuôi dưỡng; người còn lại phải có nghĩa vụ cấp dưỡng.
Trước tiên, việc này có thể do chính bố mẹ thỏa thuận với nhau khi làm thủ tục ly hôn. Nhưng nếu như họ không thể thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định dựa trên các quy định của pháp luật; và điều kiện của hai bên sao cho có lợi nhất cho sự phát triển tích cực của con

Công chức Viên chức ngoại tình có bị buộc thôi việc không?

Việc ngoại tình của công chức , viên chức có hành vi vi phạm tới điểm này sẽ bị khai trừ ra khỏi Đảng. Bởi họ đã vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Vi phạm này rất nghiêm trọng và phải xử lý nghiêm để noi gương trong Đảng. Việc cán bộ, công chức viên chức ngoại tình sẽ có các hình thức xử lý và kỷ luật. Buộc thôi việc đối với họ khi họ vi phạm đủ các điều kiện mà luật định. 

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận