Xin chào Luât sư 247, công ty tôi thầu một dự án xây căn hộ cao cấp ở quận Bình thạnh, tuy nhiên trong quá trình thi công, xây dựng thì thiếu hụt kinh phí để tiếp tục dự án thì có được chuyển nhượng lại cho người khác không? Xin được tư vấn.
Chào bạn, hiện nay, không hề hiếm các dự án, công trình lớn đã ngừng thi công do nhiều lý do như thiếu hụt kinh phí, chuyển dự án đầu tư,… Điều này gây lãng phí tài nguyên và làm xấu đi mỹ quan độ thi khi các móng, nhà, công trình lỡ dỡ vẫn còn đấy. Vậy dự án bất động sản đang ngừng xây dựng có được chuyển nhượng hay không? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu nhé.
Căn cứ pháp lý
Dự án bất động sản là gì?
Trước khi đi sâu vào tìm hiểu về các dự án bất động sản, nhà đầu tư cần nắm rõ một vài kiến thức cơ bản về lĩnh vực này, bắt đầu từ thuật ngữ “bất động sản” và “dự án bất động sản” là gì.
Trước hết, dựa trên Điều 107 của Bộ luật Dân sự năm 2015, bất động sản là loại hình tài sản không di dời được, bao gồm đất đai, nhà ở hay các công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng đó hoặc các loại tài sản khác do pháp luật quy định.
Ngoài ra, theo pháp luật hiện hành, chủ sở hữu bất động sản có quyền sử dụng phần tài sản đất đai này và có khả năng chuyển nhượng chủ sở hữu, cho thuê hay để lại di chúc cho người thừa kế của mình.
Dự án bất động sản cũng được định nghĩa tương tự như trên, để chỉ các tài sản liên quan đến đất đai, không thể tách rời hay di chuyển khỏi mảnh đất đó. Các loại kiến trúc nằm bên trên gồm nhà ở, chung cư,… và các loại kiến trúc nằm bên dưới như mỏ khoáng chất, dầu khí,… Những công trình như lều, nhà di động, nhà tạm bợ,… sẽ không được công nhận là dự án bất động sản.
Phân loại các dự án bất động sản
Tùy vào hệ thống pháp luật cũng như các đặc trưng riêng biệt của mỗi quốc gia các loại hình bất động sản sẽ có những cách phân chia khác nhau. Tại Việt Nam, các dự án bất động sản có thể phân thành ba loại chính như sau: bất động sản không đầu tư xây dựng, bất động sản có đầu tư xây dựng và bất động sản đặc biệt.
- Bất động sản không đầu tư xây dựng
Các dự án bất động sản thuộc loại này thường là đất nông nghiệp (để dưới dạng tư liệu sản xuất). Những loại đất nông nghiệp cụ thể là đất rừng, đất làm muối, đất nuôi trồng thuỷ hải sản, đất hiếm và chưa sử dụng,…
- Bất động sản đầu tư xây dựng
Các dự án bất động sản được đầu tư xây dựng gồm có bất động sản nhà ở, bất động sản nhà xưởng, các công trình thương mại, dịch vụ, bất động sản hạ tầng (hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật), bất động sản gắn với trụ sở cơ quan,…
Nhóm bất động sản trên, đặc biệt là loại hình bất động sản nhà đất chiếm phần lớn các giao dịch trên thị trường địa ốc tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Chúng sở hữu tính chất phức tạp và chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố, cả khách quan lẫn chủ quan.
Ngoài ra, các dự án bất động sản được đầu tư xây dựng thường có những tác động mạnh đến quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước cũng như sự phát triển của các đô thị bền vững.
- Bất động sản đặc biệt
Loại hình bất động sản này bao gồm những công trình di tích lịch sử, bảo tồn quốc gia hay di sản văn hoá vật thể cũng như đình chùa, nghĩa trang, miếu thờ,… Khả năng tham gia thị trường của các dự án bất động sản đặc biệt thường rất thấp bởi cơ hội kinh doanh sinh lời không cao.
Dự án bất động sản đang ngừng xây dựng có được chuyển nhượng hay không?
Căn cứ Điều 9 Nghị định 02/2022/NĐ-CP quy định về nguyên tắc thực hiện chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản như sau:
1. Việc chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản được thực hiện khi có đủ điều kiện quy định tại Điều 49 của Luật Kinh doanh bất động sản và được áp dụng trong trường hợp dự án đang triển khai thực hiện theo tiến độ, nội dung dự án đã được phê duyệt.
2. Đối với dự án bất động sản quy định dưới đây thì thực hiện chuyển nhượng theo quy định của pháp luật về đầu tư:
a) Dự án bất động sản được chấp thuận nhà đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư năm 2020;
b) Dự án bất động sản được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư năm 2020.
3. Đối với dự án bất động sản không thuộc diện quy định tại khoản 2 Điều này thì thực hiện chuyển nhượng theo quy định của Luật Kinh doanh bất động sản và Nghị định này.
Theo đó, dự án bất động sản đã ngừng xây dựng theo tiến độ được một thời gian sẽ không được chuyển nhượng theo nguyên tắc của Luật Kinh doanh bất động sản. Trường hợp bất động sản ngừng xây dựng nhưng thuộc phạm vi điều chỉnh theo Khoản 2 trên thì vẫn được chuyển nhượng theo Luật đầu tư.
Doanh nghiệp có phải chuẩn bị giấy tờ chứng minh tài chính khi nhận chuyển nhượng dự án bất động sản không?
+ Đơn đề nghị cho phép chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án của chủ đầu tư chuyển nhượng (theo mẫu);
+ Hồ sơ dự án, phần dự án đề nghị cho chuyển nhượng:
- Văn bản cho phép đầu tư hoặc văn bản chấp thuận đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (bản sao có chứng thực);
- Quyết định phê duyệt dự án, quy hoạch chi tiết 1/500 hoặc quy hoạch tổng mặt bằng (bản sao có chứng thực);
·Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của toàn bộ hoặc phần dự án đề nghị chuyển nhượng (bản sao có chứng thực);
+ Báo cáo quá trình thực hiện dự án của chủ đầu tư chuyển nhượng đến thời điểm chuyển nhượng (theo mẫu);
+ Hồ sơ của chủ đầu tư nhận chuyển nhượng:
- Đơn đề nghị được nhận chuyển nhượng dự án hoặc một phần dự án (theo mẫu);
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh bất động sản hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có vốn điều lệ đáp ứng yêu cầu quy định (bản sao có chứng thực), trừ trường hợp nhà đầu tư nước ngoài chưa thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về đầu tư;
- Văn bản chứng minh có vốn thuộc sở hữu của mình để thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư, về đất đai. Trường hợp chưa có văn bản chứng minh có vốn thuộc sở hữu của mình theo quy định của pháp luật về đầu tư, về đất đai thì phải có văn bản xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập hoặc báo cáo tài chính đã được kiểm toán về mức vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tại thời điểm gần nhất (năm nhận chuyển nhượng hoặc năm trước liền kề năm nhận chuyển nhượng) đối với doanh nghiệp đang hoạt động; đối với doanh nghiệp mới thành lập thì nếu số vốn là tiền Việt Nam hoặc ngoại tệ thì phải được ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp đó mở tài khoản xác nhận về số dư tiền gửi của doanh nghiệp, nếu số vốn là tài sản thì phải có chứng thư của tổ chức có chức năng định giá hoặc thẩm định giá đang hoạt động tại Việt Nam về kết quả định giá, thẩm định giá tài sản của doanh nghiệp.
Có thể bạn quan tâm
- Trường hợp mà hợp đồng bị hủy bỏ có dẫn đến thỏa thuận trọng tài bị hủy bỏ theo hay không?
- Điều chỉnh số CCCD mới trên hộ chiếu có được làm nơi tạm trú hay không?
- Người sử dụng nhà chung cư sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở có được không?
- Phóng viên không thường trú tác nghiệp tại Việt Nam có cần mang theo hộ chiếu không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Dự án bất động sản đang ngừng xây dựng có được chuyển nhượng hay không?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến Làm cấp hộ chiếu tại Việt Nam; thành lập công ty giá rẻ; hợp thức hóa lãnh sự; thành lập công ty Hà Nội…. của Luật sư 247, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Hoặc các kênh sau:
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Hợp đồng kinh doanh bất động sản là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa doanh nghiệp, hợp tác xã có đủ điều kiện kinh doanh bất động sản theo quy định tại Điều 4 của Nghị định này với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ trong hoạt động mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà, công trình xây dựng, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản
Chuyển nhượng toàn bộ dự án bất động sản là việc chủ đầu tư chuyển giao toàn bộ dự án bất động sản và các quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của chủ đầu tư, các bên có liên quan (nếu có) đối với dự án đó cho bên nhận chuyển nhượng thông qua hợp đồng được lập bằng văn bản theo quy định của Nghị định này và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
Chuyển nhượng một phần dự án bất động sản là việc chủ đầu tư chuyển giao phần dự án bất động sản được phép kinh doanh và các quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của chủ đầu tư, các bên có liên quan (nếu có) đối với phần dự án chuyển nhượng cho bên nhận chuyển nhượng thông qua hợp đồng được lập bằng văn bản theo quy định của Nghị định này và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.