Phóng viên không thường trú tác nghiệp tại Việt Nam có cần mang theo hộ chiếu không?

25/07/2022
397
Views

Xin chào Luât sư 247, tôi là người nước ngoài hiện đang là phóng viên không thường trú tại Việt Nam, nghe nói phóng viên không thường trú tác nghiệp tại Việt Nam cần phải mang theo hộ chiếu có đúng không? Xin được tư vấn.

Chào bạn, phóng viên nước ngoài không thường tú tác nghiệp tại Việt Nam có yêu cầu hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam cần phải chuẩn bị các giấy tờ gì? Có cần phải mang theo hộ chiếu không? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 88/2012/NĐ-CP

Phóng viên nước ngoài không thường trú là gì?

Phóng viên nước ngoài không thường trú được định nghĩa tại Khoản 5 Điều 2 Nghị định 88/2012/NĐ-CP Quy định về hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam như sau:

Phóng viên nước ngoài không thường trú là phóng viên nước ngoài vào Việt Nam hoạt động thông tin, báo chí ngắn hạn và không được hưởng chế độ phóng viên thường trú, sau đây gọi là phóng viên không thường trú.

Phóng viên không thường trú muốn tác nghiệp tại Việt Nam thì cần phải làm gì?

Căn cứ Điều 4 Nghị định 88/2012/NĐ-CP quy định như sau:

  • Phóng viên nước ngoài có yêu cầu hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam phải gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị trực tiếp, qua bưu điện, fax hoặc thư điện tử đến Bộ Ngoại giao, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc các cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi chung là cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài) ít nhất 10 ngày làm việc trước ngày dự định vào Việt Nam.

Hồ sơ đề nghị hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam gồm:

+ Văn bản đề nghị hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam theo mẫu do Bộ Ngoại giao ban hành.

+Bản chụp hộ chiếu của phóng viên nước ngoài.

  • Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị, Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có ý kiến trả lời chấp thuận hoặc không chấp thuận bằng văn bản cho phóng viên nước ngoài. Trong trường hợp được chấp thuận, Bộ Ngoại giao sẽ cấp Giấy phép hoạt động báo chí cho phóng viên nước ngoài.
  • Sau khi vào Việt Nam, phóng viên nước ngoài đến cơ quan hướng dẫn phóng viên (Trung tâm Hướng dẫn Báo chí nước ngoài thuộc Bộ Ngoại giao) hoặc một cơ quan được Bộ Ngoại giao chấp thuận để nhận Giấy phép hoạt động báo chí và được hướng dẫn hoạt động.

Như vậy, đối với phòng viên không thường trú cần chuẩn bị giấy tờ, hồ sơ như trên để được cấp phép hoạt động.

Phóng viên không thường trú tác nghiệp tại Việt Nam có cần mang theo hộ chiếu không?

Căn cứ Khoản 1 Điều 5 Nghị định 88/2012/NĐ-CP quy định như sau:

Khi hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam, phóng viên không thường trú phải mang theo Giấy phép hoạt động báo chí do Bộ Ngoại giao cấp và hộ chiếu; phải hoạt động theo đúng mục đích và chương trình đã được ghi trong Giấy phép và theo sự hướng dẫn của cơ quan hướng dẫn phóng viên.

Như vậy, theo quy đinh trên thì đối với phóng viên không thường trú khi thực hiện hoạt động thông tin báo chí tại Việt Nam thì ngoài Giấy phép hoạt động báo chí do Bộ Ngoại giao cấp thì phải mang theo hộ chiếu.

Phóng viên không thường trú tác nghiệp tại Việt Nam có cần mang theo hộ chiếu không
Phóng viên không thường trú tác nghiệp tại Việt Nam có cần mang theo hộ chiếu không?

Các quy định về hoạt động phóng viên nước ngoài thường trú tại Việt Nam do cơ quan báo chí nước ngoài cử

  • Cơ quan báo chí nước ngoài có nhu cầu cử phóng viên thường trú gửi một bộ hồ sơ đề nghị chấp thuận trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
  • Phóng viên thường trú được kiêm nhiệm làm phóng viên thường trú cho văn phòng thường trú của một cơ quan báo chí nước ngoài khác tại Việt Nam. Báo chí nước ngoài được cử phóng viên thường trú của mình ở một nước khác kiêm nhiệm phóng viên thường trú tại Việt Nam.
  • Phóng viên thường trú được Bộ Ngoại giao cấp thẻ phóng viên nước ngoài, có giá trị không quá 12 tháng, phù hợp với thời hạn thị thực nhập cảnh, xuất cảnh của phóng viên.

Phóng viên thường trú gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính một bộ hồ sơ đến Bộ Ngoại giao đề nghị cấp, cấp lại, gia hạn thẻ phóng viên nước ngoài.

  • Hoạt động thông tin, báo chí của phóng viên thường trú thực hiện theo quy định sau đây:

+ Đối với yêu cầu phỏng vấn lãnh đạo cấp cao của Việt Nam, văn phòng thường trú gửi một bộ hồ sơ trực tiếp, qua hệ thống bưu chính hoặc fax đến Bộ Ngoại giao đề nghị chấp thuận;

+ Đối với yêu cầu tiếp xúc, phỏng vấn lãnh đạo các bộ, ban, ngành của Việt Nam, văn phòng thường trú gửi trực tiếp, qua hệ thống bưu chính hoặc fax một bộ hồ sơ đến các bộ, ban, ngành liên quan đề nghị chấp thuận, đồng thời thông báo cho Bộ Ngoại giao;

+ Đối với hoạt động thông tin, báo chí tại địa phương của Việt Nam, văn phòng thường trú gửi một bộ hồ sơ trực tiếp, qua hệ thống bưu chính hoặc fax đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị chấp thuận, đồng thời thông báo cho Bộ Ngoại giao.

  • Văn phòng thường trú được thuê trợ lý báo chí, thuê cộng tác viên để hỗ trợ các hoạt động của văn phòng thường trú, phóng viên thường trú.

Khi có nhu cầu thuê trợ lý báo chí, cộng tác viên, văn phòng thường trú gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính một bộ hồ sơ đến Bộ Ngoại giao đề nghị chấp thuận.

Phóng viên người nước ngoài cần làm gì khi hộ chiếu hết hạn?

  • Khi hộ chiếu hết hạn hoặc gặp bất kỳ vấn đề với. hộ chiếu người nước ngoài hãy gọi điện liên hệ trực tiếp đại sứ .quán, lãnh sự quán hoặc văn phòng đại diện ngoại giao của nước mình .là công dân để nhân được sự chỉ dẫn cho việc xin. gia hạn hộ chiếu, cấp lại hộ chiếu.
  • Xin lưu ý đa phần các cơ quan ngoại giao. của nước ngoài (bao gồm các lãnh sự quán hoặc. đại sứ quán nước ngoài) đều có địa chỉ tại Hà Nội hoặc thành phố Hồ Chí .Minh, chính vì vậy người nước ngoài hãy. tìm hiểu trước để thuận tiện cho việc liên lạc. Đa phần các đại sứ quán hoặc lãnh sự quán của nước mà người nước .ngoài là công dân sẽ tiến hành thủ tục gia hạn hoặc. cấp lại hộ chiếu với thủ tục đơn giản và nhanh chóng.

Gia hạn hộ chiếu cho người nước ngoài khi hộ chiếu hết hạn – Cấp đổi hộ chiếu.

Hồ sơ xin cấp đổi hộ chiếu hết hạn cho người nước ngoài. bao gồm các loại giấy tờ như sau:

  • Tờ khai xin cấp hộ chiếu phổ thông (Mẫu X01).
  • Ảnh 04 chiếc, cỡ 4×6 cm, mới chụp, mặt nhìn thẳng,. đầu để trần, phông nền màu trắng.
  • Chứng minh thư nhân dân.

Đối với người nước ngoài đang ở Việt Nam: làm thủ tục gia hạn ở địa điểm làm hộ chiếu ở Tp.HCM hoặc Hà Nội. và các phòng xuất nhập cảnh tại địa phương nơi đang sinh sống và làm việc.

Phí gia hạn cấp đổi hộ chiếu thông thường là: 200.000 VND.

Người nước ngoài khi được đại sứ quán hoặc. lãnh sự quán của họ cấp cho hộ chiếu bao. giờ cùng có kèm theo 01 công hàm gửi Cục quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam .giúp trong việc cấp visa, thị thực để người nước ngoài có thể thuận lợi. cho việc tiếp tục tạm trú hoặc xuất cảnh khỏi Việt Nam.

Chính vì vậy sau khi được cấp hộ chiếu mới người nước ngoài cần nhanh chóng. làm .thủ tục xin cấp lại visa Việt Nam tại Cục quản lý xuất nhập cảnh của Việt Nam. Người nước ngoài có thể tự làm thủ tục, có thể nhờ thân nhân. hoặc công ty mà mình đang làm việc thực hiện thủ tục xin cấp visa Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Phóng viên không thường trú tác nghiệp tại Việt Nam có cần mang theo hộ chiếu không?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến Thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam; thành lập công ty giá rẻ; hợp thức hóa lãnh sự; thành lập công ty Hà Nội…. của Luật sư 247, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Hoặc các kênh sau:
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Điều kiện phóng viên không thường trú tác nghiệp tại Việt Nam?

– Phóng viên nước ngoài không thường trú có nhu cầu hoạt động báo chí tại Việt Nam phải gửi một bộ hồ sơ đề nghị chấp thuận trực tiếp, qua hệ thống bưu chính, fax hoặc thư điện tử đến Bộ Ngoại giao, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc các cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi chung là cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài).
– Khi hoạt động báo chí tại Việt Nam, phóng viên nước ngoài không thường trú phải mang theo giấy phép hoạt động báo chí do Bộ Ngoại giao cấp và hộ chiếu; phải hoạt động theo đúng Mục đích và chương trình đã được ghi trong giấy phép và theo sự hướng dẫn của cơ quan hướng dẫn phóng viên.

Nguyên tắc hoạt dồng báo chí của báo chí nước ngoài tại Việt Nam?

Mọi hoạt động báo chí và hoạt động liên quan đến báo chí của cơ quan thông tấn, phát thanh, truyền hình, báo in, báo điện tử của nước ngoài (gọi chung là báo chí nước ngoài); của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế liên chính phủ và các cơ quan khác của nước ngoài được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự ở Việt Nam (gọi chung là cơ quan đại diện nước ngoài) và cơ quan đại diện của tổ chức phi chính phủ và các tổ chức nước ngoài khác tại Việt Nam (gọi chung là tổ chức nước ngoài) chỉ được phép tiến hành sau khi có sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền quy định tại Luật này và phải tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam.

Đối với phóng viên nước ngoài đi theo đoàn khách nước ngoài theo lời mời của các cơ quan khác của Việt Nam để đưa tin về chuyến thăm, cơ quan chủ quản Việt Nam cần làm thủ tục với ai?

Đối với phóng viên nước ngoài đi theo đoàn khách nước ngoài theo lời mời của các cơ quan khác của Việt Nam để đưa tin về chuyến thăm, cơ quan chủ quản Việt Nam cần làm thủ tục với Bộ Ngoại giao như đối với phóng viên không thường trú và hoạt động dưới sự hướng dẫn của Trung tâm Hướng dẫn Báo chí nước ngoài (Bộ Ngoại giao) hoặc một cơ quan được Bộ Ngoại giao chấp thuận.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Chưa phân loại

Comments are closed.