Hiện nay, bên cạnh các giờ học chính khoá thì nhiều nhà trường đã thành lập các câu lạc bộ, hội nhóm giúp học sinh, sinh viên phát triển năng khiếu của mình. Đây được xem là một sân chơi bổ ích, lý thúc giúp giải toả căng thẳng sau giờ học. Bên cạnh mục đích của các câu lạc bộ, hội, nhóm là vui chơi, giải trí và rèn luyện sức khỏe, nhà trường cũng mong muốn, thông qua hoạt động của các câu lạc bộ sẽ góp phần giáo dục toàn diện học sinh, sinh viên. Và khi muốn tham gia vào câu lạc bộ này sẽ phải làm đơn, nội dung bài viết sau Luật sư 247 sẽ chia sẻ đến bạn đọc Đơn xin tham gia câu lạc bộ võ thuật mới năm 2023, mời bạn đọc tham khảo.
Căn cứ pháp lý
Nghị định số 45/2010/NĐ-CP
Quy định pháp luật về câu lạc bộ như thế nào?
Theo quy định của pháp luật Việt Nam tại khoản 1 và 2 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội ngày 21/4/2010 của Chính phủ đưa ra khái niệm như sau: Hội được quy định trong Nghị định này được hiểu là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên, của cộng đồng; hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, được tổ chức và hoạt động theo Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Bên cạnh đó thì Hội có các tên gọi khác nhau: hội, liên hiệp hội, tổng hội, liên đoàn, hiệp hội, câu lạc bộ có tư cách pháp nhân và các tên gọi khác theo quy định của pháp luật. Vậy câu lạc bộ cũng là một loại hình thức của hội.
Như vậy theo những quy định của pháp luật thì câu lạc bộ phải là một tổ chức được thành lập một cách tự nguyện, các hội viên không bị ép buộc khi tham gia. Câu lạc bộ nói riêng và hội nói chung là tập hợp của những hội viên cùng ngành nghề như hội nhà văn, hội sinh viên, hội học sinh…, cùng sở thích như hội khiêu vũ..Mục đích chung của câu lạc bộ là tập hợp đoàn kết các hội viên lại với mục đích thường xuyên tổ chức các hoạt động trước hết là giao lưu kết bạn, hỗ trợ lẫn nhau cùng tiến bộ và phát triển, giúp đỡ và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên và cộng đồng xã hội góp phần không nhỏ trong việc xây dựng mối quan hệ cộng đồng, phát triển xã hội.
Điều kiện thành lập câu lạc bộ là gì?
Hiện nay khi muốn thành lập câu lạc bộ, hội nhóm sẽ cần tuân thủ theo quy định pháp luật, chi tiết căn cứ Điều 5 Nghị định 45/2010/NĐ-CP thì điều kiện thành lập câu lạc bộ như sau:
+ Có mục đích hoạt động không trái với pháp luật; không trùng lặp về tên gọi và lĩnh vực hoạt động chính với hội đã được thành lập hợp pháp trước đó trên cùng địa bàn lãnh thổ.
+ Có điều lệ.
+ Có trụ sở.
+ Có số lượng công dân, tổ chức Việt Nam đăng ký tham gia thành lập hội:
- Hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh có ít nhất một trăm công dân, tổ chức ở nhiều tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;
- Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất năm mươi công dân, tổ chức trong tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;
- Hội có phạm vi hoạt động trong huyện có ít nhất hai mươi công dân, tổ chức trong huyện có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;
- Hội có phạm vi hoạt động trong xã có ít nhất mười công dân, tổ chức trong xã có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;
- Hiệp hội của các tổ chức kinh tế có hội viên là đại diện các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân của Việt Nam, có phạm vi hoạt động cả nước có ít nhất mười một đại diện pháp nhân ở nhiều tỉnh;
- Hiệp hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất năm đại diện pháp nhân trong tỉnh cùng ngành nghề hoặc cùng lĩnh vực hoạt động có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hiệp hội.
Đối với hội nghề nghiệp có tính đặc thù chuyên môn; số lượng công dân và tổ chức tự nguyện đăng ký tham gia thành lập hội do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 của Nghị định này; xem xét quyết định từng trường hợp cụ thể.
Trình tự, thủ tục thành lập câu lạc bộ năm 2023
Hiện nay theo Nghị định số 45/2010/NĐ-CP quy định về hồ sơ thành lập câu lạc bộ bao gồm:
- Đơn xin phép thành lập hội.
- Dự thảo điều lệ.
- Danh sách những người trong ban vận động thành lập hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.
- Lý lịch tư pháp người đứng đầu ban vận động thành lập hội.
- Văn bản xác nhận nơi dự kiến đặt trụ sở của hội.
- Bản kê khai tài sản do các sáng lập viên tự nguyện đóng góp (nếu có).
Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ xin phép thành lập hội
- Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho phép thành lập hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh; trừ trường hợp luật, pháp lệnh có quy định khác.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép thành lập hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi nhận hồ sơ xin phép thành lập hội phải có giấy biên nhận. Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp pháp; cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, quyết định cho phép thành lập hội; trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Đơn xin tham gia câu lạc bộ võ thuật mới năm 2023
Hướng dẫn soạn thảo Đơn xin tham gia câu lạc bộ võ thuật
(1): Điền tên ban chủ nhiệm câu lạc bộ
(2): Điền họ tên, ngày, tháng, năm sinh của người làm đơn
(3): Điền địa chỉ của người làm đơn
(4): Điền số điện thoại liên lạc của người làm đơn
(5): Điền năng khiếu, tên câu lạc bộ muốn gia nhập
(6): Điền ngày, tháng, năm làm đơn
Mời bạn xem thêm
- Hướng dẫn trích lục khai sinh online nhanh chóng năm 2022
- Dịch vụ trích lục giấy khai sinh nhanh chóng nhất 2022
- Thủ tục đề nghị cấp bản sao trích lục hộ tịch mới
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Đơn xin tham gia câu lạc bộ võ thuật mới năm 2023“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư 247 với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tư vấn pháp lý về đơn xin hợp thửa đất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp:
Phạm vi hoạt động của hội (theo lãnh thổ) gồm:
– Hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh;
– Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh);
– Hội có phạm vi hoạt động trong huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là huyện);
– Hội có phạm vi hoạt động trong xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã).
Tổ chức, hoạt động của hội được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
– Tự nguyện; tự quản;
– Dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch;
– Tự bảo đảm kinh phí hoạt động;
– Không vì mục đích lợi nhuận;
– Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và điều lệ hội.
– Tên của hội được viết bằng tiếng Việt, có thể được phiên âm, dịch ra tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài; tên, biểu tượng của hội không được trùng lặp, gây nhầm lẫn với tên của hội khác đã được thành lập hợp pháp; không vi phạm đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục và truyền thống văn hóa dân tộc.
– Hội có tư cách pháp nhân, trụ sở, con dấu, tài khoản và có thể có biểu tượng riêng. Trụ sở chính của hội đặt tại Việt Nam.